Docly

Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 Sở GD&ĐT Quảng Nam 2021-2022

Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 Sở GD Quảng Nam 2021-2022 – Công Dân Lớp 10 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Đề Cương Ôn Tập GDCD Lớp 10 HK2 Sở GD Quảng Nam 2021-2022

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

TỈNH QUẢNG NAM



(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

Môn: Giáo dục công dân – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 801



I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

Câu 1. Cộng đồng những người cùng chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ hôn nhân và huyết thống, là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Gia tộc. B. Gia đình. C. Làng xã. D. Đạo lí.

Câu 2. Giá trị làm người của mỗi con người được gọi là

A. danh dự. B. danh hiệu. C. nhân phẩm. D. lương tâm.

Câu 3. Bố T bị đi tù, mẹ đi lấy chồng khác. Ông bà nội, ông bà ngoại của T cũng sớm qua đời nên T phải sống một mình. Nhờ có sự giúp đỡ của xóm làng, sự quan tâm, hỗ trợ của thầy cô và bè bạn trong lớp mà T vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống trở thành một học sinh tiên tiến. Trong trường hợp trên, vai trò của cộng đồng thể hiện thế nào?

A. Chỉ giúp cho các em nhỏ có hoàn cảnh cơ nhỡ vươn lên.

B. Đảm bảo cho mỗi cá nhân có những điều kiện để phát triển.

C. Chịu trách nhiệm giúp đỡ cho trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ.

D. Yếu tố không cần thiết đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống.

Câu 4. Tình yêu chân chính làm cho con người

A. trưởng thành và hoàn thiện hơn. B. sớm đạt được mục đích của mình.

C. có được những gì mình mong muốn. D. có địa vị và thu nhập cao.

Câu 5. Lòng yêu nước của mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển qua những

A. biến cố, thời gian. B. thời kì nhất định.

C. biến cố, thử thách. D. thời điểm khác nhau.

Câu 6. Gia đình không có chức năng nào dưới đây?

A. Bảo vệ môi trường. B. Nuôi dưỡng, giáo dục con cái.

C. Tổ chức đời sống gia đình. D. Duy trì nòi giống.

Câu 7. Khi một cá nhân biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình thì người đó có

A. danh dự. B. nhân phẩm. C. lòng tự trọng. D. lòng tự ái.

Câu 8. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do nào dưới đây?

A. Chia tài sản. B. Li hôn.     C. Chia con cái.    D. Tái hôn.

Câu 9. Khi con người tạo ra cho mình những giá trị tinh thần, đạo đức và những giá trị đó được xã hội đánh giá, công nhận thì người đó có

A. ý thức.       B. tình cảm. C. nhân phẩm. D. danh dự.      

Câu 10. Câu ca dao, tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm’’ nói lên phạm trù đạo đức nào theo khái niệm mà em đã học?

A. Hạnh phúc. B. Lương tâm.

C. Nhân phẩm, danh dự. D. Nghĩa vụ, trách nhiệm.

Câu 11. Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người?

A. Chăm lo cuộc sống cá nhân. B. Phát triển kinh tế - xã hội.

C. Bảo vệ môi trường thiên nhiên. D. Đảm bảo an ninh - quốc phòng.

Câu 12. Khi nhu cầu và lợi ích của cá nhân mâu thuẫn với nhu cầu và lợi ích của xã hội, cá nhân phải biết

A. đặt nhu cầu của cá nhân lên trên.

B. hi sinh quyền lợi của mình vì quyền lợi chung.

C. đảm bảo quyền của mình hơn quyền chung.

D. hi sinh lợi ích của tập thể vì lợi ích cá nhân.

Câu 13. Mặc dù học tập ở Ô-xtrây-li-a, nhưng anh H thường xuyên quan tâm đến tình hình đất nước và tích cực tham gia các hoạt động vì quê hương đất nước của lưu học sinh. Những hành vi, việc làm của anh H nói lên biểu hiện nào dưới đây của người Việt Nam?

A. Lòng yêu nước. B. Truyền thống “Đền ơn đáp nghĩa”.

C. Truyền thống vì cộng đồng. D. Lòng tự tôn dân tộc.

Câu 14. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của

A. bản thân. B. cộng đồng, xã hội.

C. nhiều người. D. gia đình, dòng họ.

Câu 15. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những tình cảm bình dị và gần gũi nhất đối với con người như

A. yêu gia đình, người thân. B. hoạt động ngoại khóa.

C. cảnh đẹp thiên nhiên. D. yêu người nào ủng hộ mình.

Câu 16. Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình

A. xây dựng trường lớp sạch đẹp. B. chăm lo cho cuộc sống của gia đình.

C. phục vụ cho công việc. D. phục vụ lợi ích của Tổ quốc.

Câu 17. Toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội, là nội dung khái niệm nào dưới đây?

A. Xã hội. B. Cộng đồng. C. Tập thể. D. Dân cư.

Câu 18. Đối với gia đình, đạo đức được coi là

A. nền tảng của hạnh phúc gia đình. B. những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc.

C. cơ sở tồn tại của gia đình. D. chuẩn mực của hạnh phúc gia đình.

Câu 19. Bạn A đang học lớp 10, trong giờ ra chơi chỉ còn mình A trong lớp. Nhìn thấy trong ngăn bàn bạn B để chiếc điện thoại Samsung-A52, vì nghiện game nên A đã trộm chiếc điện thoại đó để bán lấy tiền. Từ lúc đó, A rất lo lắng sợ bị phát hiện và cảm thấy xấu hổ. Cảm giác lo lắng, xấu hổ của A được gọi là gì?

A. Danh dự. B. Nhân phẩm. C. Nghĩa vụ. D. Lương tâm.

Câu 20. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của cá nhân?

A. Giúp con người hoàn thành nhiệm vụ được giao.

B. Giúp mọi người vượt qua khó khăn.

C. Góp phần vào cuộc sống tốt đẹp của con người.

D. Góp phần hoàn thiện nhân cách con người.

Câu 21. Cộng đồng là hình thức thể hiện các mối liên hệ và quan hệ xã hội của

A. con người. B. đất nước.

C. tập thể người lao động. D. cán bộ, công chức.


II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Nghĩa vụ là gì? Em hãy cho ví dụ?

Câu 2: (2,0 điểm) Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật.

a. Căn cứ vào nội dung chế độ hôn nhân nước ta hiện nay, em hãy nhận xét về quan điểm trên.

b. Theo em giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình có mối liên hệ với nhau như thế nào?

------ HẾT ------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

TỈNH QUẢNG NAM




KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

Môn: Giáo dục công dân – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC



I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

1

B

6

A

11

A

16

D

21

A

2

C

7

C

12

B

17

B



3

B

8

B

13

A

18

A



4

A

9

D

14

B

19

D



5

C

10

C

15

A

20

D



II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm), mã đề: 801, 803, 805, 807.

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1:

( 1,0 điểm)

- Nghĩa vụ là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.



0,5 điểm

- Học sinh cho ví dụ đúng.

0,5 điểm

Câu 2:

(2,0 điểm)

- Căn cứ vào nội dung chế độ hôn nhân nước ta hiện nay, em hãy nhận xét về quan điểm trên.

+ Quan điểm trên là sai.

+ Lối sống này phản ánh sự thiếu trách nhiệm đối với xã hội, dễ gây hậu quả xấu.



0,5 điểm

0,5 điểm

- Giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau

+ Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân bền vững và gia đình hạnh phúc.

+ Gia đình giúp cho tình yêu và hôn nhân trở nên sâu sắc, bền vững và thiêng liêng.

1,0 điểm

Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo đúng, đầy đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. Giáo viên vận dụng đáp án linh hoạt trong khi chấm.

………….HẾT……………














SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

TỈNH QUẢNG NAM



(Đề gồm có 02 trang)

KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

Môn: Giáo dục công dân – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

MÃ ĐỀ 802



I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

Câu 1. Đối với cá nhân, đạo đức sẽ góp phần

A. tạo nên hạnh phúc gia đình. B. hoàn thiện sức khỏe.

C. hoàn thiện nhân cách. D. nên một xã hội tươi đep.

Câu 2. Mỗi người là một thành viên, một tế bào của

A. nhà nước. B. cộng đồng.

C. cán bộ, công chức. D. thời đại cách mạng.

Câu 3. Quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng chỉ được pháp luật bảo vệ sau khi hai người đã

A. tự nguyện đến với nhau. B. có con chung.

C. tổ chức đám cưới. D. đăng ký kết hôn.

Câu 4. Vai trò nào dưới đây của đạo đức liên quan trực tiếp đến sự phát triển của xã hội?

A. Làm cho xã hội hạnh phúc hơn.

B. Làm cho đồng nghiệp thân thiện hơn với nhau.

C. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

D. Góp phần làm cho xã hội phát triển bền vững.

Câu 5. Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối

A. triệt tiêu sự công bằng. B. để sùng bái cá nhân.

C. trong sinh hoạt xã hội. D. nhằm điều chỉnh xã hội.

Câu 6. Người luôn đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc bị coi thường là

A. tự ti. B. tự tin.       C. tự ái.       D. tự trọng.

Câu 7. Bà A đang định cư ở Mỹ, nghĩ đến bà con còn nghèo khó ở quê hương Việt Nam, bà đã dùng tiền đầu tư phát triển nông nghiệp ở quê nhà, góp phần xây dựng quê hương. Hành động của bà A thể hiện

A. tinh thần sáng tạo. B. tình đồng chí.

C. lòng yêu nước. D. lòng tự tôn.

Câu 8. Hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội, là nội dung khái niệm nào sau đây?

A. Pháp luật. B. Đạo đức. C. Phong tục. D. Tín ngưỡng.

Câu 9. Bố T bị đi tù, mẹ đi lấy chồng khác. Ông bà nội, ông bà ngoại của T cũng sớm qua đời nên T phải sống một mình. Nhờ có sự giúp đỡ của xóm làng, sự quan tâm, hỗ trợ của thầy cô và bè bạn trong lớp mà T vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống trở thành một học sinh tiên tiến. Trong trường hợp trên, vai trò của cộng đồng thể hiện thế nào?

A. Đảm bảo cho mỗi cá nhân có những điều kiện để phát triển.

B. Chỉ giúp cho các em nhỏ có hoàn cảnh cơ nhỡ vươn lên.

C. Yếu tố không cần thiết đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống.

D. Chịu trách nhiệm giúp đỡ cho trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Câu 10. Sau trận thắng U23 Qatar kịch tính của các học trò huấn luyện viên Park Hang-seo, người hâm mộ ở quê nhà Việt Nam lại được một lần vỡ òa sung sướng tràn ra đường hò hét ăn mừng, nhiều người đã bật khóc (tối 23/01/2018). Cảm xúc, hành động của người hâm mộ bóng đá Việt Nam qua thông tin trên là biểu hiện của

A. tự trọng. B. nghĩa vụ. C. danh dự. D. hạnh phúc.


Câu 11. Tình yêu quê hương đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc, là nội dung khái niệm

A. sự hi sinh. B. tình cảm dân tộc.

C. truyền thống đạo đức. D. lòng yêu nước.

Câu 12. Tình yêu chân chính là tình yêu trong sáng, lành mạnh phù hợp với các

A. quan niệm đạo đức của từng gia đình. B. quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.

C. tiêu chuẩn của mỗi người. D. chuẩn của xã hôi.

Câu 13. Câu ca dao, tục ngữ: “Một lời nói dối, sám hối bảy ngày” nói lên phạm trù đạo đức nào?

A. Hạnh phúc. B. Lương tâm.

C. Nhân phẩm, danh dự. D. Nghĩa vụ, trách nhiệm.

Câu 14. Toàn bộ những phẩm chất mà con người có được trong cuộc sống, là nội dung khái niệm nào sau đây?

A. Hợp tác. B. Nhân phẩm.       C. Trách nhiệm. D. Hòa nhập.

Câu 15. Lòng yêu nước của mỗi con người chỉ có thể nảy nở và phát triển qua những

A. thời điểm khác nhau. B. biến cố, thời gian.

C. biến cố, thử thách. D. thời kì nhất định.

Câu 16. Gia đình không có chức năng nào dưới đây?

A. Bảo vệ truyền thống đất nước. B. Tổ chức đời sống gia đình.

C. Nuôi dưỡng, giáo dục con cái. D. Duy trì nòi giống.

Câu 17. Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên cơ sở

A. sự đồng ý của cha mẹ hai bên. B. tình yêu chân chính.

C. đám cưới linh đình. D. sự hòa thuận của vợ chồng.

Câu 18. Khi các cá nhân ý thức được và biến những yêu cầu đó thành trách nhiệm của bản thân thì những trách nhiệm này được gọi là

A. trách nhiệm của tập thể. B. nhiệm vụ cá nhân.

C. nghĩa vụ của cá nhân. D. bổn phận của cá nhân.

Câu 19. Sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tinh thần, đạo đức của người đó gọi là

A. nghĩa vụ. B. lương tâm. C. hạnh phúc. D. danh dự.

Câu 20. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây về lòng yêu nước?

A. Lòng yêu nước là điều lớn lao, trừu tượng rất khó thực hiện.

B. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi nhất.

C. Chỉ những người trong quân đội mới cần có lòng yêu nước.

D. Học sinh phổ thông còn nhỏ nên không cần có lòng yêu nước.

Câu 21. Vai trò của cộng đồng chăm lo cho cuộc sống của cá nhân, đảm bảo cho mỗi người

A. cuộc sống tinh thần yên ổn mọi mặt. B. hoàn thiện các mối quan hệ xã hội.

C. trở nên giàu có, sung túc hơn. D. có những điều kiện để phát triển.


II. PHẦN TỰ LUẬN: (3.0 điểm)

Câu 1: (1,0 điểm) Lương tâm là gì? Lương tâm tồn tại ở những trạng thái nào?

Câu 2: (2,0 điểm) Hiện nay, có một số người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không muốn đăng kí kết hôn vì ngại sự ràng buộc của pháp luật.

a. Căn cứ vào nội dung của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay, em hãy nhận xét về quan điểm trên.

b. Theo em giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình có mối liên hệ với nhau như thế nào?

------ HẾT ------



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ CHÍNH THỨC

TỈNH QUẢNG NAM




KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2021-2022

Môn: Giáo dục công dân – Lớp 10

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC


I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7,0 điểm)

1

C

6

C

11

D

16

A

21

D

2

B

7

C

12

B

17

B



3

D

8

B

13

B

18

C



4

D

9

A

14

B

19

D



5

C

10

D

15

C

20

B




II. PHẦN TỰ LUẬN: (3,0 điểm) Mã đề 802, 804, 806, 808.

Câu hỏi

Nội dung

Điểm

Câu 1:

(1,0 điểm)

- Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội.



0,5 điểm

- Lương tâm tồn tại ở 2 trạng thái

+ Trạng thái thanh thản của lương tâm.

+ Trạng thái cắn rứt lương tâm.

0,5 điểm

Câu 2:

(2,0 điểm)

- Căn cứ vào nội dung chế độ hôn nhân nước ta hiện nay, em hãy nhận xét về quan điểm trên.

+ Quan điểm trên là sai.

+ Lối sống này phản ánh sự thiếu trách nhiệm đối với xã hội, dễ gây hậu quả xấu.



0,5điểm

0,5 điểm

- Giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau

+ Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân bền vững và gia đình hạnh phúc.

+ Gia đình giúp cho tình yêu và hôn nhân trở nên sâu sắc, bền vững và thiêng liêng.

1,0 điểm

Lưu ý: Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo đúng, đầy đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa. Giáo viên vận dụng đáp án linh hoạt trong khi chấm.

………….HẾT……………







Ngoài Đề Thi HK2 Môn GDCD 10 Sở GD Quảng Nam 2021-2022 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 10 thì các đề thi trong chương trình lớp 10 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Bộ đề cương ôn tập GDCD lớp 10 học kì 2 bao gồm các nội dung chính sau:

  1. Lý luận chính trị: Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về lý luận chính trị.
  2. Đại cương về pháp luật: Khái niệm, tính chất, nguồn gốc, vai trò của pháp luật; hiệu lực của pháp luật và cơ chế áp dụng pháp luật.
  3. Quan hệ quốc tế của Việt Nam: Hiểu biết về chính sách đối ngoại của Việt Nam, vị trí và vai trò của Việt Nam trong khu vực và thế giới.
  4. Công dân và pháp luật: Quyền và nghĩa vụ của công dân, đạo đức công dân và luật pháp.

Bộ đề cương ôn tập GDCD lớp 10 học kì 2 sẽ giúp học sinh ôn tập lại kiến thức đã học trong suốt học kì và củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi học kì 2. Ngoài ra, bộ đề cương này còn giúp học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, các dạng bài tập và định hướng cách giải quyết các vấn đề trong đề thi.