Docly

20 Đề thi Học Kì 1 Địa 8 có đáp án kèm lời giải chi tiết

20 Đề thi Học Kì 1 Địa 8 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

ĐỌC THÊM

Trái Đất – hành tinh của chúng ta, nơi chúng ta sinh sống và khám phá mỗi ngày. Môn học Địa Lý sẽ đưa chúng ta vào một cuộc phiêu lưu tuyệt vời, khám phá về địa hình, tài nguyên và con người trên khắp hành tinh. Hôm nay, chúng ta sẽ có cơ hội thử thách kiến thức thông qua bộ Đề thi Học Kì 1 Địa 8 với 20 câu hỏi đa dạng, kèm theo đáp án và lời giải chi tiết.

Bộ đề thi này sẽ đặt chúng ta vào những tình huống thực tế, từ việc nhận biết và phân loại các yếu tố địa lý, đến việc hiểu về sự tương tác giữa con người và môi trường. Chúng ta sẽ đối mặt với các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, đòi hỏi sự nhạy bén, tư duy logic và kiến thức vững chắc.

Đáp án và lời giải chi tiết đi kèm với bộ đề thi sẽ là nguồn tài liệu quý giá để chúng ta tự đánh giá kết quả và nắm vững kiến thức của mình. Chúng ta có thể theo dõi quá trình giải quyết từng câu hỏi, hiểu rõ cách tư duy và áp dụng kiến thức để đưa ra câu trả lời đúng.

Bộ Đề thi Học Kì 1 Địa 8 với 20 câu hỏi, đáp án và lời giải chi tiết sẽ là một cơ hội tuyệt vời để chúng ta củng cố và mở rộng kiến thức về địa lý. Qua việc tham gia vào bộ đề này, chúng ta sẽ nắm bắt được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, tài nguyên và hiểu rõ hơn về các vấn đề địa lý đang diễn ra trên Trái Đất.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ 1

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút


PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Chọn phương án đúng nhất cho mỗi câu sau: (mỗi ý đúng đạt 0,25 điểm)

Câu 1: Châu Á tiếp giáp với ba đại dương là:

A. Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.

C. Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Địa Trung Hải.

D. Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Câu 2: Nguồn dầu mỏ, khí đốt của châu Á chủ yếu tập trung ở khu vực

A. Đông Nam Á B. Nam Á C. Tây Nam Á D. Đông Á

Câu 3: Các hệ thống núi và cao nguyên của châu Á tập trung chủ yếu ở vùng

A. trung tâm lục địa B. rìa lục địa C. ven biển D. ven đại dương

Câu 4: Dãy núi cao nhất châu Á là dãy

A. Hymalaya C. Côn Luân

B. Thiên Sơn D. An Tai

Câu 5: Châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu

A. khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. C. xích đạo.

B. cận nhiệt núi cao. D.cận cực và cực.

Câu 6. Hiểu đới khí hậu nào ở châu Á phân thành nhiều đới nhất

A. cực và cận cực. B. khí hậu cận nhiệt. C. khí hậu ôn đới. D. khí hậu nhiệt đới.

Câu 7. Kiểu khí hậu lục địa phân bố chủ yếu ở đâu châu Á?

A. Vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á

B. Vùng nội địa và khu vực Đông Nam Á

C. Vùng nội địa và khu vực Nam Á

D. Vùng nội địa và khu vực Đông Á

Câu 8. Gió mùa là

A. loại gió thổi vào mùa hạ theo hướng Tây Nam tính chất gió nóng ẩm.

B. loại gió thổi vào mùa đông theo hướng Đông Bắc tính chất gió lạnh khô.

C. loại gió thổi theo mùa hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau.

D. loại gió thổi quanh năm hướng và tính chất gió hầu như không thay đổi

D. đới khí hậu cực, đới khí hậu ôn đới, đới khí hậu nhiệt đới, đới khí hậu xích đạo.

Câu 9: Dân số châu Á năm 2002 chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

A. 55%. B. 61%. C. 69%. D. 72%.

Câu 10: Diện tích Châu Á là 44,4 triệu km2, dân số Châu Á năm 2002 là 3.766 triệu người, vậy mật độ dân số trung bình là

A. 85 người/km2.             B. 10 người/km2.

C. 75 người/km2.             D. 50 người/km2

Câu 11: Đâu là nước có nền kinh tế phát – xã hội triển toàn diện nhất châu Á

A: Trung Quốc B: Ấn Độ C: Hàn Quốc D: Nhật Bản

Câu 13: Nước nào sau đây thuộc nhóm nước công nghiệp mới ở châu Á:

A: Việt Nam B: Lào C: Thái Lan D: Nhật Bản

Câu 14 : Đâu là nước có sản lượng lúa gạo lớn nhất ở châu Á

A: Trung Quốc B: Ấn Độ C: Hàn Quốc D: Nhật Bản

Câu 15: Đặc điểm phát triển công nghiệp châu Á là

A: sản xuất công nghiệp của các nước châu Á rất đa dạng, nhưng phát triển chưa đều.

B: sản xuất công nghiệp của các nước châu Á khá đa dạng, phát triển đều giữa các nước

C: sản xuất công nghiệp của các nước châu Á phát triển không đồng đều giữa các nước

D: sản xuất công nghiệp của các nước châu Á chưa phát triển so với các châu lục khác.

Câu 16: Hãy Ghép các ý ở cột A sao cho phù hợp với các ý ở cột B để biết các sông sau chảy trên đồng bằng nào ( 1 điểm)

Tên đồng bằng

Tên sông

ghép

1. Lưỡng Hà.

A. S.Ô-bi và I-ê-nít-xây.

1->

2. Hoa Bắc

B. S.Ơ –phrát và Ti-grơ.


3. Hoa Trung

C. S.Hoàng Hà


4. Tây Xi-bia

D. S. Trường Giang.


Câu 17(1,5 điểm). Điền chữ Đ vào ý mà em cho là đúng và chữ S mà em cho là sai vào đầu các ô sau ( Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)

a. Kênh đào Xuy – ê nằm ở khu vực Nam Á nối biển Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương.

b. Nước có nhiều dầu mỏ nhất ở Tây Nam Á là Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét.

c. Địa hình Nam Á được chia làm 3 miền rõ rệt: Phía bắc là hệ thông núi Himalaya, phía nam lad sơn nguyên Đecan, ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng.

d. Ấn Độ là nước có dân cư đông nhất, kinh tế phát triển nhất Nam Á.

e. Đông Á gồm 11 quốc gia nằm trên bán đảo Trung Ấn và quần đảo Mã Lai

f. Ngày nay nền kinh tế của Đông Nam Á phát triển nhanh và ổn định.

Phần II: Tự luận (4 điểm)

Câu 1(2 điểm): Trình bày địa điểm và thời gian ra đời của 4 tôn giáo lớn ở châu Á

Câu 2: Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu GDP Nhật Bản năm 2001

Nghành kinh tế

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

( đơn vị %)

1,5

32,1

66,4

a. hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu GDP năm 2001 của Nhất Bản.

b. Nhận xét cơ cấu GDP năm 2001, cơ cấu thể hiện thuộc nhóm nước nào?


ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM


Phần I. Trắc nghiệm ( 6 điểm).

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

Đáp án

D

C

A

A

B

B

C

C

B

C

D

C

C

A

A

Câu 16: 1->b; 2->c; 3->d; 4->a

Câu 17:

a

b

c

d

e

f

S

Đ

Đ

Đ

S

S

II. Tự luận( 4 điểm)

Câu 1: 2 điểm

Tôn giáo

Địa điểm

ra đời

Thời điểm

ra đời

Biểu điểm

1. Ấn Độ giáo

Ấn Độ

2.500 trước công nguyên.

0,5 điểm

2. Phật giáo

Ấn Độ

Thế kỉ VI trước CN (545)

0,5 điểm

3. Thiên chúa giáo

Pe-le-xtin (Bet-lê-hem)

Đầu công nguyên.

0,5 điểm

4. Hồi giáo

Méc-ca (Ả rập xê út)

Thế kỉ VII.

0,5 điểm

Câu 2: a.Vẽ biểu đồ tròn thích hợp nhất , vẽ chính xác, khoa học, sạch sẽ ( 1 điểm)

b. Nhận xét:

+ Cơ cấu GDP của Nhật Bản năm 2001: Tỉ trọng ngành nông nghiệp có tỉ trọng rất nhỏ (dẫn chứng) (0,25 điểm)

+ Công nghiệp có tỉ trọng trung bình, dịch vụ chiểm tỉ trọng rất cao (0,25 điểm)

-> Cơ cấu kinh tế của một nước phát triển (0,5 điểm)


ĐỀ 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút



PHẦN I . TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5,0 điểm)

(Chọn phương án đúng A, B, C hoặc D và ghi vào bài làm)

Câu 1. Phần lục địa châu Á có diện tích :

A. 41,5 triệu km² C.41 triệu km²

B.40 triệu km² D. 42 triệu km²

Câu 2. Từ Tây sang Đông lãnh thổ châu Á kéo dài:

A. 9200 km C. 9300 km

B. 9100 km D. 9000 km

Câu 3. Sông nào ở châu Á có nguồn cung cấp nước chủ yếu do băng tuyết tan:

A.Sông Mê Kông C. Sông Hoàng Hà

B.Sông Trường Giang D. Sông Tigrơ và Ơphrat

Câu 4.Dầu mỏ tập trung lớn nhất ở khu vực:

A. Đông Á C.Nam Á

B. Tây Nam Á D.Đông Nam Á

Câu 5.Dãy núi cao nhất châu Á là:

A. Hymalaya C. Côn Luân

B. Thiên Sơn D. An Tai

Câu 6. Châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu:

A. Khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa. C. Xích đạo.

B.Cận nhiệt núi cao. D.Cận cực và cực.

Câu 7. Khu vực có số dân lớn nhất châu Á:

A. Đông Á C.Nam Á

B. Tây Nam Á D.Đông Nam Á

Câu 8. Nước có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á:

A. Nê-Pan C.Ấn Độ

B. Bu -tan D.Pakixtan

Câu 9. Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi các con sông:

A.Sông Ấn, sông Hằng C. Sông Hoàng Hà

B.Sông Trường Giang D. Sông Tigrơ và Ơphrat

Câu 10. Giá trị sản xuất công nghiệp ở Ấn Độ đứng thứ mấy thế giới:

A. 8 C.9

B.10 D. 11

PHẦN II. TỰ LUẬN(7,0 điểm)

Câu 11 (2 điểm): Hãy cho biết:

a.Khái quát đặc điểm dân cư, kinh tế cña khu vực Đông Á ¸

b. Đặc điểm phát triển kinh tế cña Nhật Bản, Trung Quốc?

Câu 12( 3 điểm):

Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP của một số nước ở châu Á năm 2001 (Đơn vị : %)

Quốc gia

Nhật Bản

Việt Nam

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

1,5

32,1

66,4

23,6

37,8

38,6

a/Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu GDP Nhật Bản,Việt Nam năm 2001 ?

b/ Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét ?


ĐÁP ÁN


I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Mỗi câu đúng 0,5 điểm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

A

D

B

A

A

A

C

A

B

II. Tự luận (5 điểm)

Câu 11(2 điểm)


a.-Lãnh thổ Đồng Á gồm hai bộ phận: +Phần đất liền gồm có Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên (0,25đ)

+ Phần hải đảo gồm có quần đảo Nhật Bản ,đảo Đài Loan và đảo Hải Nam. (0,25đ)


- Các hệ thống núi, sơn nguyên cao, bồn địa phân bố ở nửa phía tây của Trung Quốc. (0,25đ)


Các vùng đồi, núi thấp,các đồng bằng phân bố chủ yếu ở phía Đông Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. (0,25đ)

b.- Nhật Bản(0,5đ)


+ Là cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới sau Mỹ

+ Nhiều ngành CN đứng hàng đầu thế giới đặc biệt các ngành cụng nghệ cao

-Trung Quốc(0,5đ)

+Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (7% một năm)

+ Nông nghiệp: sản xuất lương thực đứng đầu thế giới, giải quyết đủ vấn đề lương thực cho hơn 1,2 tỷ dân

+Công nghiệp: phát triển nhiều ngành đặc biệt là các ngành công nghiệp hiện đại

Câu 12(3điểm) :

- Vẽ đúng biểu đồ tròn ,đúng tỉ lệ có chú thích, tên biểu đồ (2đ)

- Nhận xét(0,5đ)

- Giải thích đúng (0,5đ)

ĐỀ 3

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút



Câu 1. (2.0 điểm)

Chứng minh rằng cảnh quan tự nhiên châu Á phân hóa rất đa dạng. Giải thích vì sao có sự phân hóa đó?

Câu 2. (1.5 điểm)

Tại sao cây lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á?

Câu 3. (3.5 điểm)

Nêu đặc điểm địa hình của khu vực Tây Nam Á.

Câu 4. (3.0 điểm)

Những khó khăn về kinh tế, xã hội của Nam Á khi phát triển kinh tế?




....................................... Hết ......................................

(Giám thị coi kiểm tra không giải thích gì thêm)



ĐÁP ÁN




Câu

Đáp án

Điểm



1

* Cảnh quan tự nhiên châu Á phân hóa rất đa dạng: đài nguyên, rừng lá kim, rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo nguyên, rừng và cây bụi lá cứng địa trung hải, rừng cận nhiệt đới ẩm, xa van và cây bụi, hoang mạc và bán hoang mạc, cảnh quan núi cao.

* Nguyên nhân của sự phân hóa: do ảnh hưởng của kích thước lãnh thổ rộng lớn, địa hình và sự phân hóa của khí hậu.

1.0




1.0


2

* Cây lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất ở châu Á vì:

- Lúa gạo thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm.

- Lúa gạo được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ.

- Sản lượng lúa gạo châu Á chiếm 93% trên thế giới.


0.5

0.5

0.5




3


* Đặc điểm địa hình của khu vực Tây Nam Á:

- Phía đông bắc: Có các dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống núi Hi-ma-lay-a (0.5), bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran (0.5).

- Phía tây nam: là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap.

- Ở giữa: là đồng bằng Lưỡng Hà (0.75), được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp (0.75).


1.0



1.0


1.5




4

* Những khó khăn về kinh tế, xã hội của Nam Á khi phát triển kinh tế.

- Trước đây bị đế quốc Anh xâm chiếm làm thuộc địa.

- Là khu vực có dân cư đông (0.25), nhiều dân tộc (0.25) và theo nhiều tôn giáo khác nhau (0.5).

- Tình hình chính trị trong khu vực thiếu ổn định.


1.0

1.0


1.0



ĐỀ 4

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút


I : Trắc nghiệm: (3,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Dân số Châu Á chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

a. 55% b. 60% c. 69% d. 72%

Câu 2: Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào?

a. Nê-grô-ít. b. Ơ-rô-pê-ô-ít c. Môn-gô-lô-ít d. Ô-xtra-lô-ít

Câu 3: Nước nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Châu Á?

a. Ấn Độ b. Trung Quốc c. A-rập-xê-út d. Pa-ki-xtan

Câu 4: Quốc gia nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới?

a. Hàn Quốc b. Đài Loan c.Việt Nam d. Xinh-ga-po.

Câu 5: Việt Nam nằm trong nhóm nước

a. thu nhập cao. b. có thu nhập thấp.

c. thu nhập trung bình trên. d. thu nhập trung bình dưới.

Câu 6: Hai quốc gia có sản lượng lúa gạo xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới là:

a. Thái Lan và Việt Nam b. Trung Quốc và Ấn Độ

c. Ấn Độ và Thái Lan d. Việt Nam và In đô nê xi a

Câu 7: Khu vực Nam Á có khí hậu

a. xích đạo b. nhiệt đới khô

c. cận nhiệt đới d.nhiệt đới gió mùa.

Câu 8: Nền kinh tế các nước Nam Á đang trong giai đoạn

a. phát triển. b. rất phát triển.

c. chậm phát triển . d. đang phát triển.

Câu 9: Khu vực có mật đô dân số cao nhất trong các khu vực của châu Á:

a. Đông Á b. Nam Á

c. Đông Nam Á d. Tây Nam Á

Câu 10: Mật độ dân cư tỉnh Đăk Lăk năm 2015 là :

a. 141người/km2 b. 277 người/km2

c. 312 người/km2 d. 357 người/km2

Câu 11: Quốc gia nào ở Tây Nam Á có nguồn dầu mỏ lớn nhất?

a. I-Rắc. b. I-Ran.

c. Cô-Oét. d. A-Rập-xê-út.

Câu 12: Vào mùa hạ (Tháng 7) ở khu vực Đông Nam Á gió thổi theo hướng nào là chủ yếu?

a. Gió Đông Nam b. Gió mùa Tây Nam

c. Gió mùa Đông Bắc. d. Tín phong Đông Bắc

II : Tự luận: (7,0 điểm).

Câu 1:(3,5điểm) Hãy nêu đặc điểm về dân cư, kinh tế, chính trị của khu vực Tây Nam Á?

Câu 2: (3,5 điểm) Cho bảng số liệu sau:

Dân số các châu lục năm 2013 (triệu người)

Châu lục

Số dân

Toàn thế giới

7 137

Châu Á

4 302

Châu Âu

740

Châu Đại Dương

38

Châu Mĩ

958

Châu Phi

1 100

a. Tính tỉ lệ (%) dân số của các châu lục so với toàn thế giới (toàn thế giới là 100%)?

b. Nhận xét số dân của châu Á so với các châu lục khác và thế giới?


ĐÁP ÁN



I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Ý đúng

b

c

b

c

d

a

d

d

b

a

d

b

I. TỰ LUẬN : ( 7 điểm )


Câu

Nội dung

Điểm

1

- Dân cư :+ Số dân : 286 tr.người

+ Tôn giáo : Chủ yếu theo đạo hồi .

+ Dân cư phân bố không đều .

- Kinh tế : Chủ yếu là khai thác và chế biến dầu mỏ .

- Chính trị : Không ổn định ( Luôn xảy ra các cuộc chiến tranh ,tranh chấp.....)

1,5



1,0

1,0

2

a,(Mỗi ý 0,25 điểm)

Châu lục

Tỉ lệ (%)

Toàn thế giới

100

C
âu Á

60,3

Châu Âu

10,4

Châu Đại Dương

0,5

Châu Mĩ

13,4

Châu Phi

15,4

b, Nhận xét:

- Châu Á có số dân đông và có tỉ lệ cao nhất (60,3%), chiếm hơn một nửa dân số thế giới.

- Dân số châu Á gấp 120 lần châu Đại Dương, 4 lần châu Phi, 5,8 lần châu Âu và 4,5 lần châu Mĩ





1,5







1,0


1,0

.* Học sinh có thể làm theo cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa. Tùy theo cách trình bày của học sinh để chia và cho điểm phù hợp, điểm có thể chia nhỏ đến 0,25.

--------------Hết--------------



ĐỀ 5

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút


I/ Trắc nghiệm:Chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời sau.

Câu 1. Cây lương thực chủ yếu ở Châu Á là:

A. Cây lúa mì B. Cây lúa mạch

C. Cây lúa gạo D. Cây ngô

Câu 2. Hai quốc gia nào đông dân nhất thế giới:

A. Nga và Trung Quốc.

B. Trung Quốc và Ấn Độ .

C.Trung Quốc và Canađa.

D. Canađa và Hoa kì.

Câu 3. Châu Á không giáp với đại dương nào?

A.Đại Tây Dương.

B. Thái Bình Dương.

C. Ấn Độ Dương.

D. Bắc Băng Dương.

Câu 4: Các dãy núi ở Châu Á chạy theo hai hướng chính nào?

A. Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.

B. Đông – Tây và Bắc –Nam.

C. Đông Nam – Tây Bắc và Bắc –Nam.

D. Tây Bắc – Đông Nam và Đông – Tây.

Câu 5.Châu Á có diện tích đứng thứ mấy trên thế giới:

A. Thứ tư trên thế giới B. Thứ ba trên thế giới

C. Thứ hai trên thế giới D. Thứ nhất trên thế giới

Câu 6.Đồng bằng nào sau đây không thuộc Châu Á:

A. Đồng bằng sông Nin B. Đồng bằng Lưỡng Hà

C. Đồng bằng Hoa Bắc D. Đồng bằng Ấn – Hằng


II/ Tự luận:

Câu 7. a. Kể tên các đới khí hậu của châu Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam?

b. Tại sao khí hậu Châu Á phân hóa đa dạng?

Câu 8. Cho bảng số liệu sau:

Năm

2002

2007

2012

2017

Số dân

(Triệu người )

3700

3900

4200

4500

Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sự gia tăng dân số của Châu Á và nêu nhận xét?



HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM


I/ Trắc nghiệm (3,0 điểm).

Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

B

A

B

D

A


II/ Tự luận (7,0 điểm).

Câu

Nội dung

Điểm

7

a. Các đới khí hậu của châu Á theo thứ tự từ Bắc xuống Nam: Cực và cận cực, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới và xích đạo.


b. - Trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo

- Có kích thước rộng lớn

- Cấu tạo địa hình phức tạp

- Kể đúng thứ tự :

1,0 đ


2,0 đ

8

-Vẽ đúng biểu đồ hình cột.

- Đảm bảo tính thẩm mĩ, đủ cột, chính xác có tên biểu đồ

- Nhận xét: Dân số Châu Á tăng qua các năm:Từ năm 2002 đến 2017 tăng chậm và đều qua các năm. ( dẫn chứng)

2,0 đ

1,0 đ


1,0 đ



ĐỀ 6

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút


A. Phần trắc nghiệm khách quan (4đ)

Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu ý em cho là đúng nhất :

Câu 1 :Dân số Châu Á chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

a. 55% b. 61% c. 69% d. 72%

Câu 2: Đông Nam Á là khu vực phân bố chủ yếu của chủng tộc nào?

a. Ô-xtra-lô-ít b. Ơ-rô-pê-ô-ít c. Môn-gô-lô-ít d. Nê-grô-ít.

Câu 3: Nước nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Châu Á?

a. A-rập-xê-út b. Trung Quốc c. Ấn Độ d. Pa-ki-xtan

Câu 4 Quốc gia nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới?

a. Hàn Quốc b. Đài Loan c.Việt Nam d. Xinh-ga-po.

Câu 5 Việt Nam nằm trong nhóm nước:

a. Có thu nhập thấp b. Thu nhập trung bình dưới

c. Thu nhập trung bình trên d. Thu nhập cao.

Câu 6:Những nước nào sau đây xuất khẩu lương thực (lúa gạo ) nhiều nhất thế giới?

a. Thái Lan, Việt Nam b. Trung Quốc, Ấn Độ

c. Nga, Mông Cổ d. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a.

Câu 7 Các nước đế quốc luôn muốn gây ảnh hưởng đến khu vực Tây Nam Á là vì:

a. Nằm trên đường giao thông quốc tế b. Ngã ba của ba châu lục

c. Nguồn dầu mỏ phong phú d. Cả ba ý trên.

Câu 8: Khu vực Nam Á có khí hậu:

a. Cận nhiệt đới b. Nhiệt đới khô

c. Xích đạo d. Nhiệt đới gió mùa.

Câu 9:Nền kinh tế các nước Nam Á đang trong giai đoạn:

a. Chậm phát triển b. Đang phát triển

c. Phát triển d. Rất phát triển.

Câu 10: Ở Đông Á cảnh quan thảo nguyên khô và hoang mạc, bán hoang mạc tập trung ở:

a. Phần phía tây đất liền b. Phần phía đông đất liền

c. Phần Hải Đảo d. Tất cả đều sai

B. Phần tự luận

Câu 1: (2 đ)Trình bày đặc điểm sản xuất nông nghiệp châu Á?

Câu 2: ( 2đ)

a.Trình bày đặc điểm khí hậu Nam Á , nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và đời sống?

b. Giải thích tại sao nói dãy núi Hi- ma -lay- a là hàng rào khí hậu ở Nam Á?

Câu 3: (2đ): Hãy nêu đặc điểm kinh té Đông Á từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay?


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: ĐỊA LÍ 8

Thời gian làm bài: 45 phút


A.Phần trắc nghiệm khách quan ( 4điểm) : Mỗi câu chọn đúng được 0.4 đ


Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

b

c

b

c

b

a

d

d

b

a

B. Phần tự luận:

Câu 1: (2đ)

- Đặc điểm nông nghiệp các nước châu Á: (1đ)

+ Sản phẩm nông nghiệp đa dạng, phong phú.

+ Phân bố không đều giữa các nước

+ Có hai khu vực phân bố khác nhau: Khu vực khí hậu gió mùa và khu vực khí hậu lục địa

- Thành tựu(1đ)

+ Sản xuất lương thực chiếm tỉ trọng lớn so với thé giới; Chiếm 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì của thế giới.

+ Hai nước đông dân có sản lượng lương thực lớn nhất nhì châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, đảm bảo an ninh lương thực cho dân.

+ Hai nước xuất khẩu lúa gạo nhất nhì thế giới là Thái Lan và Việt Nam.

Câu 2: (3 đ)

a. Đặc điểm khía hậu Nam Á và ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và đời sống (1.5)

- Khí hậu nhệt đới gió mùa . (0.5)

- Có hai thời kì: (1.0)

+ Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có gió mùa đông bắc thổi từ đất liền ra biển nên khô hạn gây thiếu nước cho sản xuất và đời sống

+ Từ tháng 4 đến tháng 9 : có gió TN từ Ấn Độ Dương thổi vào đem mưa đến. Đây là thời kì thuận lợi cho sản xất và đời sống nhân dân.

b. Giải thích: (1.5) :

- Dãy núi Hi-na-lay-a đồ sộ nhất thế giới, chạy từ tây sang đông là ranh giới tự nhiên giữa Nam Á và Đông Á ( 0.5)

- Núi Hi-na-lay-a đón gió TN từ biển thổi vào gây mưa lớn ở sườn nam còn sườn bắc rất khô hạn (0.5)

- Núi Hi-na-lay-a chắn gió ĐB từ Bắc Á tràn về làm cho khu vực Nam Á không có mùa đông lạnh (0.5)

Câu 3: (2đ):

Đặc điểm kinh tế Đông Á từ sau chiến tranh thế giớ thứ 2 đến nay:

- Sau chiến tranh nề kinh tế các nước Đông Á đều kiệt quệ (0.5)

- Ngày nay (1.0):

+ Kinh tế các nước Đông Á phát triển nhanh , duy trì tốc độ tăng trưởng cao.Điển hình là sự phát triển

Kinh tế của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc (0.5)

+ Quá trình sản xuất đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu sang sản xuất để xuất khẩu (0.5)


ĐỀ 7

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút



PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm)

Cột A

(Nhóm nước)

Cột B

(Tên nước và vùng lãnh thổ)

1. Nước có nền kinh tế – xã hội phát triển toàn diện

a. Bru-nây, Cô-oét, A-rập-Xê-út…


2. Nhóm nước có mức độ công nghiệp hóa cao và nhanh được gọi là những nước công nghiệp mới

c. Lào, Nê-Pan, Băng-la-đét…


3. Nhóm nước giàu nhưng trình độ kinh tế – xã hội chưa phát triển cao, chủ yếu dựa vào khai thác – xuất khẩu dầu mỏ.

b. Nhật Bản

4. Nhóm nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp

d. Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po…

Đáp án: 1…………... 2…………. 3……………. 4……………….

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất (1 điểm)

1. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phát triển ở hầu hết các nước châu Á là do:

a. Ngành đòi hỏi vốn lớn, trình độ kĩ thuật cao phù hợp với châu Á đang trên đà phát triển.

b. Ngành đòi hỏi vốn lớn, trình độ kĩ thuật không cao phù hợp với châu Á trên đà phát triển.

c. Ngành đỏi hỏi vốn lớn, sử dụng nhiều lao động phù hợp với châu Á trên đà phát triển.

d. Ngành đòi hỏi vốn ít, sử dụng nhiều lao động, trình độ kĩ thuật không cao phù hợp với châu Á.

2. Các sông lớn thuộc khu vực Đông Á gồm:

a. Sông Ti-grơ, Sông Ơ- phrat

b. Sông A-mua, Sông Hoàng Hà, Sông Trường Giang

c. Sông Ấn, Sông Hằng, Sông Bra-ma-pút

d. Sông Hồng, sông Cửu Long, sông Mê- Nam

Câu 3: Điền từ thích hợp vào ô trống.

Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở…………..….. của 3 châu lục Á, Âu, Phi. Tài nguyên …………..………. phong phú nhưng địa hình chủ yếu là………………………., khí hậu…………………………..………

PHẦN II: TỰ LUẬN (3.5 điểm)

Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Nam á? Phân tích ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu Nam á?


PHẦN III: THỰC HÀNH (3.5 điểm)

Sản lượng khai thác và tiêu dùng dầu mỏ ở 1 số nước châu Á năm 2014 (triệu tấn)


Nước

Trung Quốc

Ấn Độ

A-rập-xê-út

Cô-oét

Khai thác

471

94

1012

485

Tiêu dùng

532

235

357

137


1.Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng khai thác và tiêu dùng dầu mỏ ở 1 số nước châu á?

2.Từ bảng số liệu và biểu đồ vừa vẽ, rút ra nhận xét.



ĐÁP ÁN


Phần

Câu

Nội dung/đáp án

Điểm

Trắc nghiệm

(3 điểm)

1

1 - b 2- d 3 - a 4 – c

1.0

2

1 - d

0,5

2- b

0,5

3

1. Ngã ba

2. Dầu mỏ

3. Núi và cao nguyên

4. Khô hạn

0,25

0,25

0,25

0,25

Phần tự luận

(7 điểm)






1

(3.5 điểm)

Gồm 3 miền:

+ Phía Bắc: là hệ thống núi Hymalaya cao, đồ sộ, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam ………..

+ ở giữa: là Đồng bằng ấn - Hằng màu mỡ, dài >3000km, rộng 250 – 350km.

+ Phía Nam: là sơn nguyên Đêcan, với 2 dãy núi là Gát Đông và Gát Tây, rìa là đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.

- ảnh hưởng của Địa hình tới khí hậu khu vực Nam á: (1.5 điểm)

+ Sườn đón gió: Mưa nhiều: ở sườn Tây của dãy Gát Tây, sườn Đông của dãy Gát Đông, phía nam dãy núi Hymalaya.

+ Vùng khuất gió, nằm sâu trong lục địa: Mưa ít (Phía Tây của bán đảo Nam á, lưu vực sông ấn, sơn nguyên Đê Can).

- Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao địa hỡnh, mựa đông Nam Á ấm hơn, mùa hè mưa nhiều hơn (Vùng núi Himalaya)



0,75


0,75


0,5


0,5

0,5

0,5


2

(3.5 điểm)

- Vẽ biểu đồ: cột kép đúng, đẹp, có đầy đủ tên biểu đồ, bảng chú giải

- Nhận xét:

2.5


1





ĐỀ 8

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút



PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp: (1 điểm)

Cột A

(Nhóm nước)

Cột B

(Tên nước và vùng lãnh thổ)

1. Nhóm nước đông dân, sản xuất đủ lương thực

a. Việt Nam, Thái Lan…

2. Nhóm nước xuất khẩu nhiều gạo

b. Nhật Bản

3. Cường quốc công nghiệp.

c. Trung Quốc, ấn Độ…

4. Nhóm nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới

d. Hàn Quốc, Đài Loan, Xin-ga-po…

Đáp án: 1…………... 2…………. 3……………. 4……………….

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất: (1 điểm)

a. Vị trí sườn đón gió chân núi Himalaya. b. Vị trí sườn đón nắng chân núi Himalaya

c. Vị trí sườn khuất gió chân núi Himalaya. d. Vị trí sườn khuất nắng chân núi Himalaya

2. Hệ thống sông lớn thuộc khu vực Tây Nam Á là:

a. Sông Hằng c. Sông Tigro, Ơphrat

b. Sông Ấn d. Sông Bramaput

20. Hoàn thành sơ đồ sau:

Cảnh quan .…………..…..……………….…………………………


Khí hậu .…………..…..……………….…………………………



Nửa phía Tây phần đất liền



Nửa phía Đông phần đất liền và hải đảo

Khí hậu .…………..…..……………….…………………………


Cảnh quan .…………..…..……………….…………………………
















Câu 3: Điền từ thích hợp vào ô trống. (1 điểm)

Nam Á có điều kiện tự nhiên rất phong phú. Có 3 miền địa hình chính: Phía Bắc là……………..……….. hùng vĩ,…………………….là sơn nguyên Đê Can, ở giữa là………………..………… rộng lớn. Nước có nền kinh tế phát triển nhất Nam Á là ………………….

PHẦN II: TỰ LUẬN (3.5 điểm)

Trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Tây Nam á? Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực?


PHẦN III: THỰC HÀNH (3.5 điểm)

Sản lượng khai thác và tiêu dùng than ở 1 số nước châu á năm 2014 (triệu tấn)

Nước

Trung Quốc

In-đô-nê-xi-a

ấn Độ

Việt Nam

Khai thác

1430

160

892

175

Tiêu dùng

1320

71

914

83


1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng khai thác và tiêu dùng than ở 1 số nước châu á?

2. Từ bảng số liệu và biểu đồ vừa vẽ, rút ra nhận xét.

 Hết –

(Học sinh được sử dụng máy tính bỏ túi.

Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm)


ĐÁP ÁN


Phần

Câu

Nội dung/đáp án

Điểm

Trắc nghiệm

(3 điểm)

1

1 - c 2- a 3 - b 4 - d

1.0

2

1- Khí hậu gió mùa. Cảnh quan: rừng cây phát triển

0,5

2- Khí hậu núi cao, khô hạn. Cảnh quan HM, bán HM, thảo nguyên khô

0,5

3

1. Dãy Himalaya

2. Sơn nguyên Đê Can

3. Đồng bằng Ắn Hằng

4. Ấn Độ

0,25

0,25

0,25

0,25

Phần tự luận

(7 điểm)






1

(3.5 điểm)

* Đặc điểm dân cư – xã hội Tây Nam á (1.5 điểm)

- Thưa dân, DC phân bố k đều………….

- DC người A – Rập theo đạo Hồi

- Chính trị bất ổn

* Những khó khăn: (2 điểm)

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, khí hậu khô hạn, sông ngòi kém phát triển, cảnh quan chủ yếu là hoang mạc…)

- Kinh tế phụ thuộc hoàn toàn vào khai thỏc – xuất khẩu tài nguyờn dầu mỏ, dân cư thưa thớt

- Chị sự can thiệp của nước ngoài

- Tình hình chính trị bất ổn (xung đột sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ


0,5

0,5

0,5


0,5



0,5


0,5

0,5


2

(3.5 điểm)

- Vẽ biểu đồ: cột kép đúng, đẹp, có đầy đủ tên biểu đồ, bảng chú giải

- Nhận xét:

2.5


1





ĐỀ 9

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút



I. Trắc nghiệm (2,0 điểm). Chọn đáp án trả lời đúng nhất trong các câu sau.

Câu 1. Dãy núi cao nhất ở châu Á là:

A. Thiên Sơn

B. Côn Luân

C. Đại Hưng An

D. Hy-ma-lay-a

Câu 2. Quốc gia có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nam Á là:

A. A-rập Xê-ut

B. I-rắc

C. Ô-man

D. Xi-ri

Câu 3. Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào của châu Á?

A. Đông Nam Á

B. Đông Á

C. Tây Nam Á

D. Nam Á

Câu 4. Tuần lộc là vật nuôi quan trọng nhất của khu vực:

A. Đông Á

B. Bắc Á

C. Trung Á

D. Tây Nam Á


II. Tự luận (8,0 điểm).

Câu 1 (3,0 điểm).

Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa. Em hãy trình bày đặc điểm các kiểu khí hậu gió mùa?

Câu 2 (2,0 điểm).

Dựa vào kiến thức đã học, cho biết tên các nước và vùng lãnh thổ đã đạt được thành tựu lớn trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp:

a) Các nước đông dân sản xuất đủ lương thực?

b) Các nước xuất khẩu nhiều gạo?

c) Nước là cường quốc công nghiệp?

d) Các nước và vùng lãnh thổ công nghiệp mới?

Câu 3 (3,0 điểm). Cho bảng số liệu sau:


THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI (GDP/NGƯỜI) CỦA CÁC NƯỚC CÔ-OÉT, HÀN QUỐC, VIỆT NAM NĂM 2001


Nước

GDP/người

Cô-oét

19040

Hàn Quốc

8861

Việt Nam

415


Vẽ biểu đồ cột so sánh thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn Quốc, Việt Nam và rút ra nhận xét.


ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (2,0 điểm)

- Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

A

C

B


II. Tự luận (8,0 điểm)


Câu

Nội dung

Điểm

Câu 1(3,0 điểm)

Đặc điểm các kiểu khí hậu gió mùa là:

3,0

- Phân bố: Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á

1,0

- Đặc điểm: một năm chia 2 mùa rõ rệt.

1,0

+ Mùa đông: khô, lạnh, ít mưa

+ Mùa hạ: nóng, ẩm, mưa nhiều

1,0

Câu 2 (2,0 điểm)

Tên các nước và vùng lãnh thổ đã đạt được thành tựu lớn trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp:

2,0

a. Trung Quốc, Ấn Độ

0,5

b. Thái Lan, Việt Nam

0,5

c. Nhật Bản

0,5

d. Sin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan.

0,5

Câu 3 (3,0 điểm)

a. Học sinh vẽ biểu đồ cột.

- Yêu cầu: vẽ bút mực, đảm bảo chính xác, khoa học, có tên biểu đồ, ghi số liệu lên đầu cột. Nếu thiếu hoặc sai các yêu cầu trên trừ 0,25 điểm mỗi lỗi.

2,0

* Nhận xét:

1,0

- Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước: Cô-oét có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (19040 USD/người), tiếp theo là Hàn Quốc (8861 USD/người) và sau đó là Việt Nam (415 USD/người)

0,5

- Nước có thu nhập bình quân đầu người cao nhất là Cô-oét gấp khoảng 45,8 lần nước có thu nhập thấp nhất là Việt Nam

0,5







ĐỀ 10

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút



Câu 1: (3điểm) Trình bày đặc điểm vị trí địa lý và địa hình của châu Á? Giải thích vì sao Châu Á có nhiều đới khí hậu?

Câu 2: (2điểm) Những thành tựu về nông nghiệp của các nước Châu Á được biểu hiện như thế nào?

Câu 3:(2điểm) Hãy nêu đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á? Vì sao nói dãy Hymalaya là một hàng rào khí hậu?

Câu 4: (3 điểm) Bảng: Diện tích và dân số một số khu vực của châu Á:

Khu vực

Diện tích

(Nghìn Km2)

Dân số năm 2005

( Triệu người)

Mật độ dân số

(…………………)

Đông Nam Á

4495

556

…………………..

Đông Á

11762

1529

………………….

Nam Á

4489

1380

…………………….

Tây Nam Á

7016

313

………………….

Trung Á

4002

61

………………….

Dựa vào bảng số liệu trên và kiến thức đã học hãy:

a/ Tính mật độ dân số các khu vực trên? (điền vào dấu ………….. ở bảng trên)

b/ Nhận xét mật độ dân số của các khu vực? Giải thích tại sao?


--------------------HẾT--------------------


ĐÁP ÁN


HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐIỂM

Câu 1:

* Vị trí địa lý:

- Có diện tích lớn nhất thế giới là 44,4 triệu Km2.

- Ở nửa cầu Bắc, là bộ phận của lục địa Á- Âu.

- Trải dài từ vùng xích đạo đến vùng cực Bắc. Tiếp giáp với 2 châu lục: Châu Âu và Châu Phi và 3 đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

* Giải thích:

- Do lãnh thổ châu Á trải dài từ vòng cực Bắc đến xích đạo. Lãnh thổ rất rộng, hình dạng khối, địa hình chia cắt phức tạp.

- Nhiều núi và sơn nguyên cao đồ sộ ngăn ảnh hưởng của biển nhập sâu vào nội địa



0,75

0,5

0,75



0,5


0,5


Câu 2:

Nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, nền nông nghiệp ở nhiều nước châu Á đã đạt được thành tựu to lớn:

- Sản lượng lúa gạo của toàn châu lục rất cao, chiếm tới 93% sản lượng lúa gạo toàn thế giới

- Hai nước có dân số đông nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ trước đây thường xuyên thiếu lương thực, nhưng hiện nay đã đủ sử dụng và còn thừa để xuất khẩu

- Một số nước như Thái Lan, Việt Nam không những đủ lương thực mà hiện nay trở thành các nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới




0,5


1


0,5



0,25


Câu 3:

* Địa hình: có 3 miền địa hình:

+ Phía Bắc: Dãy hi ma lay a hùng vĩ, cao, đồ sộ nhất thế giới.

+ Giữa: đồng bằng Ân – Hằng rộng lớn.

+ Phía Nam: Sơn nguyên Đề can, hai rìa là dãy Gát Đông và Gát Tây.

* Vì:

- Dãy Hymalaya rất đồ sộ, kéo dài và cao bậc nhất thế giới được xem như ranh giới khí hậu giữa Trung Á và Nam Á.

- Là bức tường thành ngăn cản gió mùa Tây Nam từ biển thổi vào làm mưa trút hết ở sườn nam, ở phía sườn Bắc Hymalaya rất khô hạn.



0,25

0,25

0,25

0,25

0,5


0,5


Câu 4:

a/ Tính mật độ dân số: (HS tính đúng một khu vực được 0,5 điểm)

Đông Á: 130 người/km²; Nam Á: 307 người/km²;

Đông Nam Á: 124 (123,7) người/km²; Trung Á: 15 người/km²;

Tây Nam Á: 45 (44,6) người/km².

b/ Nhận xét, nguyên nhân:

- Dân số (mật độ dân số) không đồng đều giữa các khu vực.

+ Những những khu vực có mật độ dân số cao: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á.

Nguyên nhân: Nằm trong kiểu khí hậu gió mùa, nhiều đồng bằng lớn, có lịch sử phát triển lâu đời,...

+ Những khu vực thưa dân: Tây Nam Á, Trung Á .

Do có địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn,...




2





0,25


0,25


0,25


0,25


…………………………Hết………………………


ĐỀ 11

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút


I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)

Khoanh tròn chữ cái đầu ý em cho là đúng nhất:

Câu 1: Châu Á là châu lục có diện tích rộng: 

A. Thứ nhất Thế giới. B. Thứ hai Thế giới.

C. Thứ ba Thế giới. D. Thứ tư Thế giới.

Câu 2: Nguồn dầu mỏ và khí đốt của Châu Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A. Bắc Á B. Đông Nam Á

C. Nam Á D. Tây Nam Á.

Câu 3: Điểm cực Bắc và cực Nam của Châu Á (phần đất liền) Kéo dài trên những vĩ độ nào?

A. 77044B - 1016’B B. 76044B - 2016’B

C. 78043B - 1017’B D. 87044B - 1016’B

Câu 4: Các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á là:

A. khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa

B. khí hậu hải dương và khí hậu lục địa

C. khí hậu lục địa và khí hậu núi cao

D. khí hậu gió mùa và khí hậu núi cao

Câu 5: Châu Á có nhiều đới khí hậu do:

A. lãnh thổ rất rộng lớn B. có nhiều núi và sơn nguyên

C. lãnh thổ trải dài từ Cực đến xích đạo D. có nhiều dãy núi cao

Câu 6: Sông ở Bắc Á thường có hướng:

A. Tây – Đông B. Bắc - Nam

C. Tây bắc – đông nam D. vòng cung

Câu 7: So với các châu lục khác, châu Á có số dân:

A. Đứng đầu. B. Đứng thứ hai.

C. Đứng thứ ba. D. Đứng thứ tư

Câu 8: Dân cư châu Á chủ yếu theo chủng tộc nào:

A. Môn-gô-lô-ít, Ô-xtra-lô-ít B. Môn-gô-lô-ít , Ơ-rô-pê-ô-ít

C. Ơ-rô-pê-ô-ít, Nê-grô-ít. D. Nê-grô-ít, Ô-xtra-lô-ít

Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng với nền kinh tế các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai?

A. Có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.

B. Sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều

C. Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ thấp. .

D Số quốc gia nghèo khổ chiếm tỉ lệ cao.

Câu 10: Quốc gia nào sau đây không được coi là nước công nghiệp mới?

A. Hàn Quốc B. Đài Loan

C. Thái Lan D. Xing-ga-po.

Câu 11: Các nước Nam Á giành được độc lập và tiến hành xây dựng nền kinh tế tự chủ từ năm nào?

A. 1945 B. 1946 C. 1947 D. 1948

Câu 12: Nam Á là 1 trong những khu vực

A.có mưa nhiều nhất thế giới. B. nóng nhất thế giới.

C. khô hạn nhất thế giới. D. lạnh nhất thế giới.

II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)

Câu 1: Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ Châu Á hiện nay: ( 2 điểm)

Câu 2: Phân biệt hai kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa ở châu Á. ( 2 điểm)

Câu 3: Tại sao nói, nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực Nam Á? ( 2 điểm)

Câu 4: ( 1 điểm)Dựa vào bảng số liệu

Sự gia tăng dân số của châu Á từ năm 1800- 2002

Đơn vị : Triệu người

Năm

1800

1900

1950

1970

1990

2002

Số dân

600

880

1402

2100

3110

3766

Nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á .




ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: ĐỊA LÍ - LỚP 8

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 ĐIỂM)( Mỗi ý đúng được 0.25 điểm)

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

ĐÁP ÁN

A

D

A

A

C

B

A

B

C

C

C

A


II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)

Câu 1: Trình bày đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ Châu Á hiện nay : ( 2 điểm)

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước Châu Á hiện nay không đồng đều

+ Nước phát triển toàn diện : Nhật Bản

+ Nước công nghiệp mới: Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan…

+ Nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan…

+ Nước đang phát triển nhưng nền kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào sx nông nghiệp: Việt Nam , Lào, Căm-pu- chia, Nê Pan.

+ Nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao: Bru-nây,

Cô-oét, A-rập Xê-ut...

Những nước thu nhập thấp đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn

Câu 2: Phân biệt hai kiểu khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa ở châu Á. ( 2 điểm)

* Các kiểu khí hậu gió mùa:

- Gồm nhiệt đới gió mùa, cận nhiết đới gió mùa và ôn đới gió mùa.

- Đặc điểm: một năm có hai mùa:

+ Mùa đông lạnh – khô

+ Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều

* Các kiểu khí hậu lục địa:

- Gồm: ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô.

- Đặc điểm: một năm có hai mùa:

+ Mùa hạ: Khô – nóng

+ Mùa đông: khô –lạnh

Câu 3: Tại sao nói, nhịp điệu hoạt động của gió mùa có ảnh hưởng rất lớn đến nhịp điệu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực Nam Á? ( 2 điểm)

Gió mùa tây nam nóng và ẩm thổi đến mang theo lượng mưa lớn cho khu vực,

nhân dân tiến hành sản xuất.

- Khi gió mùa đông bắc thổi tới thời tiết khô, lạnh cũng là lúc nhân dân tiến hành thu

hoạch, phơi cất nông sản , nghỉ ngơi chờ tới mùa mưa năm sau.

Câu 4: ( 1 điểm)

Dựa vào bảng số liệu

Sự gia tăng dân số của châu Á từ năm 1800- 2002

Đơn vị : Triệu người

Năm

1800

1900

1950

1970

1990

2002

Số dân

600

880

1402

2100

3110

3766

Nhận xét sự gia tăng dân số của châu Á .

Nhận Xét : Dân số châu Á tăng nhanh , mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của châu Á giảm nhưng tốc độ gia tăng dân số vẫn còn nhanh . Tăng nhanh từ những năm 1970 đén năm 2002


ĐỀ 12

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút


Câu 1: (3 điểm)

Với kiến thức đã học về khí hậu châu Á:

a) Nêu vị trí và đặc điểm của các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á .

b) Việt Nam thuộc kiểu khí hậu gì? Cảnh quan phổ biến .

Câu 2: ( 3 điểm)

Vận dụng kiến thức đã học kết hợp lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á sau:














Lược đồ tự nhiên khu vực Nam Á



a) Nêu vị trí địa lí và các dạng địa hình chính của khu vực Nam Á.

b) Dãy Gat-tây và Gat-Đoâng có ảnh hưởng gì đối với lượng mưa hàng năm vùng đồng bằng ven biển và sơn nguyên Đê-can?

Câu 3: ( 2 điểm)

Trình bày những thành tựu quan trọng nhất của Trung Quốc trong qúa trình phát triển kinh tế .

Câu 4: .( 2 điểm)

a) Nêu vai trò chung của sông rạch ao hồ Tây Ninh đối với đời sống người dân.

b) Cần phải có biện pháp gì để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông?



ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ NGHỊ HỌC KÌ I

Môn: Địa lí Lớp: 8


Câu

Đáp án

Điểm

1(3 điểm )

a) Vị trí và đặc điểm của các kiểu khí hậu phổ biến ở châu Á

Các kiểu khí hậu gió mùa:

- Vị trí: Nam Á, Đông Nam Á, Nam Á.

- Đặc điểm: Mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều.

Các kiểu khí hậu lục địa:

- Vị trí:Vùng nội điạ và Tây Nam Á

- Đặc điểm: Mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng khô.

b) Việt Nam thuộc kiểu khí hậu gió mùa. Cảnh quan phổ biến là rừng nhiệt đới ẩm.


0,5

0,5


0,5


0,5


1,0

2(3 điểm )

a) Vị trí địa lí và các dạng địa hình chính của khu vực Nam Á.

Vị trí địa lí: Nam Á trải dài khoảng 120B đến 370B

Địa hình có 3 miền:

- Phía Bắc: Dãy Himalaya hùng vĩ, cao, đồ sộ nhất thế giới.

- Giữa: Đồng bằng Aán – Hằng rộng lớn.

- Phía Nam: Sơn nguyên Đề-can, hai rìa là Gát Đông và Gát Tây.

b) Địa hình của dãy Gat-tây và Gat-đông làm giảm hơi nước từ biển vào - lượng mưa ở sơn nguyên thấp. Vùng đồng bằng ven biển phía tây, đông nhận trực tiếp gió mùa tây nam từ biển thổi vào – lượng mưa 700 mm đến trên 1000 mm.


0,25



0,25

0,25

0,25




2,0

3( 2 điểm)

*Những thành tựu quan trọng của Trung Quốc trong quá trình phát triển kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng nhanh.

- Nông nghiệp: sản xuất lương thực đứng đầu thế giới, giải quyết vấn đề lương thực cho hơn 1,3 tỉ dân.

- Công nghiệp: phát triển nhiều ngành, đặc biệt các ngành công nghiệp hiện đại.



0,25


0,75


1,0

4( 2 điểm)

a)Vai trò chung của sông rạch ao hồ Tây Ninh đối với đời sống người dân:

- Nguồn nước trên các sông, rạch, ao , hồ là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất và cuộc sống con người . Mạng lưới sông rạch cùng với hệ thống giao thông dể dàng giao thông trong và ngồi tỉnh .

b) Biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông:

- Cần có ý thức bảo vệ nguồn nước được trong sạch, kết hợp bảo vệ môi trường chung.




1,0




1,0


ĐỀ 13

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút

Câu 1: ( 2 điểm ). Nêu những thành tựu nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của các nước châu Á ?

Câu 2: ( 3.0điểm ). Trình bày đặc điểm của khu vực Tây Nam Á.

Câu 3: ( 3.0điểm ). Đông Á là khu vực phát triển nhanh, nơi có nhiều nề kinh tế mạnh của thế giới, tiêu là Nhật Bản. Em hãy trình bày đặc điểm phát triển kinh tế của Nhật Bản

Câu 4: (2.0điểm ). Cho bảng số liệu sau :

Dân số câu Á giai đoạn 1990 -2011

Năm

1990

2002

2005

2010

2011

Số dân

( Triệu người)

3110,0

3766,0

3919,2

4139,5

4183,6


HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÍ LỚP 8


Câu

Nội dung

Điểm

1

2,0đ


* Thành tựu nổi bật trong sản xuất nông nghiệp của các nước châu Á:

+ Sản xuất lúa gạo chiếm 93% và khoảng 39% sản lượng lúa mì của toàn thế giới (2003).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước đông dân trước đây thường xuyên thiếu lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

+ Thái Lan và Việt Nam không những đủ lương thực mà hiện nay trở thành các nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.




1,0


0,5


0,5

2

3,0đ


* Đặc điểm địa hình Tây Nam Á:

+ Là khu vực nhiều núi và cao nguyên.

+ Phía Đông Bắc có các dãy núi chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ An-pi với hệ Hi-ma-lay-a, bao quanh Sơn nguyên Thổ Nhĩ Kỳ và Sơn nguyên I-ran.

+ Phía Tây Nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap.

+ Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.



0,5


1,0


0,5


1,0

3

3,0đ


* Đặc điểm phát triển kinh tế Nhật Bản:

- Sau năm 1945 Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày nay Nhật Bản là cường quốc kinh tế thế giới.

- Nhật bản đã tổ chức lại nề kinh tế phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn phục vụ xuất khẩu.

- Các nghành công nghiệp hàng đầu: Công nghiệp chế tạo ô tô, tàu biển , điện tử, xản xuất hàng tiêu dùng.

- Các sản phẩm công nghiệp nói trên được khách hàng ưa chuộng và bán rộng rãi trên thị trường thế giới.

- Nhờ thành tựu trong sản xuất công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ mà thu nhập bình quân đầu người cao, chất lượng cuộc sống cao và ổn định.



0,5


0,5


1,0


0,5


0,5

4

2,0đ


* Vẽ biểu đồ và nhận xét:

- Vẽ biểu đồ hình cột.

Yêu cầu: Chia đúng tỉ lệ, vẽ đủ các năm, tên biểu đồ, khoảng cách năm chính xác tương ứng nếu thiếu một yêu cầu trừ 0,25đ.

- Nhận xét: Giai đoạn 1990-2011:

+ Dân số châu Á tăng liên tục (dẫn chứng) .

+ Tăng Không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng) .


1,5




0,25

0,25




ĐỀ 14

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút



Câu 1 (3,5 điểm): Trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu và cảnh quan khu vực Đông Á.

Câu 2 (2,5 điểm): Trình bày và giải thích sự phân hóa khí hậu châu Á.

Câu 3 (2,0 điểm): Giải thích tại sao tình hình chính trị khu vực Tây Nam Á không ổn định?

Câu 4 (2,0 điểm): Cho bảng số liệu:

Dân số các nước và vùng lãnh thổ Đông Á, châu Á và thế giới năm 2016 (triệu người)


Trung Quốc

Nhật Bản

Triều Tiên

Hàn Quốc

Đài Loan

Châu Á

Thế giới

1379,3

126,7

25,1

50,9

23,4

4451,3

7406,2


a) Tính dân số của Đông Á năm 2016.

b) Tính % dân số khu vực Đông Á so với châu Á và thế giới.

c) Nhận xét dân số của Đông Á.

…………………………HẾT……………………….


ĐÁP ÁN



Câu 1.

3,5đ

a) Đặc điểm địa hình:

- Tây đất liền: Núi và sơn nguyên cao (Hi-ma-lay-a, Thiên Sơn, SN Tây Tạng...), bồn địa rộng lớn (Ta-rim,...).

- Đông đất liền, hải đảo: Núi thấp xen các đồng bằng rộng.

- Hải đảo: Chủ yếu là núi (núi lửa).

b) Khí hậu và cảnh quan:

- Tây đất liền: Quanh năm khô hạn.

Cảnh quan: Thảo nguyên khô, hoang mạc, bán hoang mạc.

- Đông đất liền và hải đảo: Khí hậu gió mùa có lượng mưa lớn.

Cảnh quan: Chủ yếu là rừng (rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng lá rộng,...)



0,5

0,5

0,5


0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 2.

2,5đ

- Phân hóa Bắc - Nam: Từ Bắc xuống Nam có đầy đủ các đới khí hậu trên Trái Đất.

Do: Lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ (từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo).

- Phân hóa Đông - Tây: Trong một đới khí hậu từ Tây sang Đông phân thành nhiều kiểu (ví dụ: Nhiệt đới).

Do: Lãnh thổ mở rộng, địa hình đa dạng và phức tạp.

- Phân hóa theo độ cao. Do địa hình nhiều núi cao.

0,5


0,5


0,5

0,5

0,5

Câu 3.

2,0đ

- Vị trí chiến lược quan trọng (dẫn chứng).

- Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới.

- Mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo nặng nề,....

- Sự phụ thuộc và can thiệp của tư bản nước ngoài.

(Ngoài ra HS nêu được các ý khác hay có ý đúng thì khuyến khích thêm 0,5 điểm nếu câu này chưa đạt điểm tối đa)

0,5

0,5

0,5

0,5

Câu 4.

2,0đ

a) Dân số Đông Á năm 2016: 1605,4 triệu người.

b) Tính % dân số:

- So với châu Á: 36,1% .

- So với thế giới: 21,7 %.

c) Nhận xét: Là khu vực có dân số đông của châu Á và thế giới.

0,5


0,5

0,5

0,5


ĐỀ 15

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút


I : Trắc nghiệm: (4,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Điểm cực Bắc và cực Nam của Châu Á ( phần đất liền ) Kéo dài trên những vĩ độ nào?

A. 77044B - 1016’B B. 76044B - 2016’B

C. 78043B - 1017’B D. 87044B - 1016’B

Câu 2. Khí hậu Châu Á phân chia thành nhiều kiểu khác nhau là do:

A. Lãnh thổ kéo dài. B. Kích thước rộng lớn.

C. Địa hình núi ngăn cản sự ảnh hưởng của biển. D. Cả A,B.

Câu 3. Sông Ti-grơ nằm ở khu vực nào của Châu Á?

A. Đông Á. B. Tây Nam Á.

C. Bắc Á. D. Nam Á.

Câu 4. Dân số Châu Á chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

A. 55% B. 69% C. 61% D. 72%

Câu 5. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. Trong các nước trên thứ tự lần lượt các nền kinh tế nhỏ dần của Châu Á là?

A. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ

B. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc

C. Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc

D. Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Câu 6. Quốc gia nào ở Tây Nam Á có nguồn dầu mỏ lớn nhất?

A. A-Rập-xê-út. B. I-Ran.

C. I-Rắc. D. Cô-Oét.

Câu 7: Vào mùa hạ (tháng 7) ở khu vực Nam Á gió thổi theo hướng nào chủ yếu:

A. Tín phong Đông Bắc B. Gió mùa Tây Nam

C. Gió Đông Nam D. Gió mùa Đông Bắc.

Câu 8: Trung Quốc đã giải quyết tốt vấn đề lương thực cho gần 1,3 tỉ người (2002) là nhờ vào:

A. Diện tích lãnh thổ rộng.

B. Nhiều núi và Sơn nguyên cao.

C. Khí hậu mưa thuận gió hòa.

D. Đồng bằng rộng, màu mỡ, áp dụng khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp.


II : Tự luận: (6,0 điểm)

Câu 1:(3,0 đ). Em hãy trình bày đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á?

Câu 2: (3,0 đ). Cho bảng số liệu về diện tích và dân số một số khu vực châu Á.

Khu vực

Diện tích

(Nghìn km2)

Dân số năm 2001

(Triệu người)

Đông Á

11762

1503

Nam Á

4489

1356

Đông Nam Á

4495

519

Trung Á

4002

56

Tây Nam Á

7016

286

Dựa vào bảng số liệu trên và kiến thức đã học hãy:

a/ Tính mật độ dân số các khu vực trên?

b/ Nhận xét mật độ dân số của các khu vực Châu Á? Giải thích tại sao?

ĐÁP ÁN



Câu

ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM

BIỂU ĐIỂM

I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

D

B

C

C

A

B

D


4,0 điểm

(Mỗi câu đúng được 0,5 đ)

II. Tự luận.

6,0 điểm

1

(3,0 đ)

a. Địa hình và sông ngòi:

* Phần lục địa: Chiếm 83,7% diện tích lãnh thổ.

+ Phía Tây: hệ thống núi, sơn nguyên đồ sộ xen lẫn với các bồn địa.

+ Phía Đông: Núi thấp xen lẫn với các đồng bằng rộng lớn.

* Sông ngòi : Có 3 hệ thống sông lớn: A mua, Hoàng Hà, Trường Giang chảy theo hương tây – đông. Chế độ nước chia làm 2 mùa rỏ rệt, mùa lũ và mùa cạn. Riêng sông Hoàng Hà có chế độ nước phức tạp.

b. Phần hải đảo:

- Là vùng núi trẻ thường xuyên động đất và núi lửa.

- Sông ngòi ngắn và dốc.

* Khí hậu và cảnh quan:

- Phía đông phần đất liền và hải đảo:

+ Khí hậu có 2 mùa gió khác nhau:

Mùa đông có gió Tây Bắc với tính chất lạnh khô.

Mùa hạ có gió Đông Nam với tính chất mát mẽ, ẩm mưa nhiều.

+ Cảnh quan có rừng bao phủ.

- Phía Tây phần đất liền:

+ Thuộc lãnh thổ Trung Quốc do nằm sâu trong nội địa nên khí hậu khô hạn quanh năm.

+ Cảnh quan là thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc.

0, 5 điểm



0, 5 điểm


0, 5 điểm



0,5 điểm




0, 5 điểm



0, 5 điểm

2

(3,0 đ)

a/ Tính mật độ dân số:

(HS tính đúng một khu vực được 0,25 điểm, có công thức tính 0,25 điểm)

+Đông Á: 128 (127,8) người/km2

+Nam Á: 302 người/km2

+Đông Nam Á: 116 (115,5) người/km2

+ Trung Á: 14 người/km2

+Tây Nam Á: 41 (40,8) người/km2.

b/ Nhận xét, nguyên nhân:

- Dân số (mật độ dân số) không đồng đều giữa các khu vực.

+ Những những khu vực có mật độ dân số cao: Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á.

Nguyên nhân: Nằm trong kiểu khí hậu gió mùa, nhiều đồng bằng lớn, gần biển ,có lịch sử phát triển lâu đời,...

+ Những khu vực thưa dân: Tây Nam Á, Trung Á .

Do có địa hình hiểm trở, khí hậu khô hạn,...


0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm


0,5 điểm

0,5 điểm


0,5 điểm




ĐỀ 16

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút


Câu 1: Vị trí địa lí và đặc điểm địa hình có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu và sông ngòi của châu Á ? (3 điểm)

Câu 2: Hãy trình bày và giải thích một số đặc điểm kinh tế của các nước ở châu Á.(2 điểm)

Câu 3: nêu vị trí địa lí và địa hình Nam Á: .(2 điểm)

Câu 4: Cho biết giá trị kinh tế sông ngòi Tây Ninh? .(3 điểm)



ĐÁP ÁN


Câu 1:

- Châu Á nằm ở nữa cầu Bắc, là một bộ phận lục địa Á - Âu, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. Là lục địa rộng nhất thế giới.

- Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung ở trung tâm; nhiều đồng bằng rộng lớn.

- Với vị trí địa lí vá địa hình đã làm cho châu Á có:

+ Khí hậu mang tính chất phức tạp, đa dạng, phân hoá thành nhiều đới (5 đới), nhiều kiểu khí hậu khác nhau

+ Các sông có chế nước không đều và có chế độ nước phức tạp…

Bắc Á: mùa xuân nước đóng băng , mùa xuân có lũ do băng tan

Khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á sông có lượng nước lớn vào mùa mưa.

Tây Nam Á và Trung Á : nguồn nước ở các dòng sông do băng tan từ núi cao cung cấp

Câu 2:

_ Đặc điểm phát triển kinh tế các nước Châu Á.

+ Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

+ Nửa cuối thế kĩ xx, nền kinh tế các nước có sự biến đổi mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế chưa đều giữa các nước và các vùng lãnh thổ.

- Nguyên nhân: chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.

Câu 3:

-Nêu vị trí địa lí và địa hình Nam Á:

- Nam Á gồm 7 quốc gia.

- Nam Á là bộ phân nằm rìa phía nam lục địa.

- Địa hình chia thành 3 miền:

. Phía Bắc dãy Himalaya

. Ở giữa là đồng bằng Ấn hằng rộng thấp.

. Phía Nam là sơn nguyên Đề-can.

Câu 5: Cho biết giá trị kinh tế sông ngòi Tây Ninh?

- sông ngòi Tây Ninh có giá trị kinh tế:

+ Giao thông vận tải

+ Nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản, du lịch, cung cấp nước cho sản xuất phục vụ đời sống cho nhân dân, điều hoà khí hậu…



ĐỀ 17

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút


Câu 1: (2 điểm) Thiên nhiên châu Á có những thuận lợi và khó khăn gì?

Câu 2: (2 điểm ) Giải thích vì sao tình hình chính trị của Tây Nam Á không ổn định?

Câu 3: (3 điểm) Trình bày khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á.

Câu 4: (3 điểm) Cho bảng số liệu:

Sự gia tăng dân số của Châu Á từ năm 1800 - 2002

Năm

1800

1900

1950

1970

1990

2002

Số dân

( Triệu người)

600

880

1402

2100

3110

3766

a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sự gia tăng dân số của Châu Á từ năm 1800 đến năm 2002.

b. Dựa vào biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét về sự gia tăng dân số của Châu Á.


ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

Điểm

1

Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á .

*Thuận lợi:

- Nhiều khoáng sản có trữ lượng lớn, đáng chú ý nhất là than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc...

- Các tài nguyên khác như đất, khí hậu, nguồn nước, động thực vật đa dạng, các nguồn năng lượng dồi dào...

* Khó khăn:

- Các vùng núi cao hiểm trở, khí hậu khô hạn, giá lạnh, khắc nghiệt chiếm diện tích lớn.

- Các thiên tai như động đất, núi lửa, bão lụt… thường xuyên xảy ra.



0,5 đ


0,5 đ



0,5 đ


0,5 đ

2

Tình hình chính trị của Tây Nam Á không ổn định vì:

- Có nguồn tài nguyên giàu có đặc biệt là dầu mỏ.

- Có vị trí chiến lược quan trọng - nơi qua lại giữa ba châu lục, giữa các vung biển, đại dương.

- Mâu thuẩn về sắc tộc, tôn giáo từ lâu đời.

Những nguyên nhân trên dẫn đến xung đột tranh chấp trong và ngoài khu vực xảy ra liên miên làm cho tình hình chính trị khu vực không ổn định .

0,25 đ

0,5 đ

0,5 đ


0,5 đ

0,25 đ



3

Khái quát về dân cư và đặc điểm phát triển kinh tế khu vực Đông Á

* Dân cư:

- Đông Á là khu vực có số dân đông nhất châu Á, chiếm 24% ds tg, 40% ds châu Á, trong đó Trung Quốc có số dân đông nhất trong khu vực.

- Phân bố không đều: tập trung đông ở phía đông và đông nam khu vực

- Các quốc gia có nền văn hóa rất gần gũi nhau

* Kinh tế:

- Ngay sau chiến tranh thế giới thứ 2 nền kinh tế các nước Đông Á kiệt quệ, đói nghèo.

- Ngày nay nền kinh tế các nước ĐÁ phát triển nhanh, mạnh

- Đông Á là khu vực có kinh tế phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng nhanh, quá trình phát triển đi từ sản xuất thay thế hàng nhập khẩu đến sản xuất để xuất khẩu .




0,5 đ



0,5 đ


0,5 đ


0,5 đ


0,5 đ

0,5 đ

4

* Vẽ biểu đồ đúng tỉ lệ, đẹp, đầy đủ thông tin.

Biểu đồ sự gia tăng dân số Châu Á từ năm 1800- 2002

* Nhận xét:

- Dân số châu Á tăng liên tục qua các năm.

- Tăng nhanh nhất cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.

2,0 đ
















0,5 đ

0,5 đ


ĐỀ 18

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút


ĐỀ 1:

Câu 1: (3,0 điểm)

Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Á.

Câu 2: (2,0 điểm)

Trình bày tình hình sản xuất lương thực ở châu Á.

Câu 3: (2,0 điểm)

Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á như thế nào?

Câu 4: (3,0điểm)

Dựa vào bảng số liệu dưới đây, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Ấn Độ năm 1995 và năm 2001. Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu kinh tế của Ấn Độ.


Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Ấn Độ


Các ngành kinh tế

Tỉ trọng cơ cấu GDP (%)

Năm 1995

Năm 2001

Nông – lâm – thủy sản

28,4

25,0

Công nghiệp – xây dựng

27,1

27,0

Dịch vụ

44,5

48,0



ĐÁP ÁN




ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN : ĐỊA LÍ 8

Câu

Đáp án

Điểm

1

(3,0 điểm)

Đặc điểm địa hình châu Á:

- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ tập trung chủ yếu ở trung tâm và nhiều đồng bằng rộng nhất thế giới.

- Các dãy núi chạy theo 2 hướng chính: Bắc – Nam; Đông – Tây làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp.

- Khoáng sản: phong phú và có trữ lượng lớn, tiêu biểu là dầu mỏ, khí đốt, than, kim loại màu…


1,0


1,0


1,0

2

(2,0

điểm)

Tình hình sản xuất lương thực ở châu Á:

- Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, thích nghi với điều kiện nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ.

- Lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và có khí hậu khô hơn.

- Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của thế giới.

- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước kia thiếu lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

- Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.


0,25



0,25


0,5


0,5


0,5

3

(2,0

điểm)

Ảnh hưởng của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á:

- Nằm ở vị trí địa lí qua lại giữa ba châu lục (Á – Âu - Phi) và giữa các vùng biển, đại dương, rất thuận lợi cho giao lưu, buôn bán. Vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

- Nguồn tài nguyên quan trọng nhất là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà, ven vịnh Péc-xích…Những nước có nhiều dầu mỏ là Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét… Dầu mỏ là nguồn thu ngoại tệ rất lớn của khu vực.



1,0



1,0

4

(3,0 điểm)


* Vẽ biểu đồ: Vẽ 2 biểu đồ hình tròn cho 2 năm 1995 và 2001. Vẽ đúng và đẹp, có chú thích, ghi tên biểu đồ.

* Nhận xét: Từ năm 1995 – 2001:

- Tỉ trọng nông, lâm, thủy sản giảm 3,0 %. Tỉ trọng công nghiệp, xây dựng không tăng. Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất và tăng 3,5 %.( 0,75 đ )

- Cơ cấu kinh tế của Ấn Độ có xu hướng tiến bộ.

2,0


0,75




0,25












































ĐỀ 19

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút


Câu1: ( 3,0điểm )

Hãy nêu các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu .

Câu 2: (2,0 điểm)

Trình bày tình hình sản xuất lương thực ở châu Á.

Câu 3: (2,0 điểm)

Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa tới sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á như thế nào?

Câu 4: (3,0 điểm)

Dựa vào bảng số liệu sau:

Khu vực

Đông Á

Nam Á

Đông Nam Á

Trung Á

Tây Nam Á

Diện tích

(nghìn km2)

11762

4489

4495

4002

7016

Dân số

(triệu người)

1503

1356

519

56

286

a) Tính mật độ dân số các khu vực của châu Á ( đơn vị: người / km2)

b) Kể tên hai khu vực đông dân nhất châu Á. Khu vực nào có mật độ dân số cao nhất châu Á?



ĐÁP ÁN


Câu

Đáp án

Điểm

1

(3,0 điểm)

* Vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á:

- Ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á- Âu.

- Trải rộng từ Xích đạo đến cực Bắc, giáp hai châu lục và ba đại dương

- Là châu lục lớn nhất thế giới ( diện tích 44,4 triệu km2 tính luôn đảo, chiều dài Bắc- Nam 9200km, chiều rộng Đông- Tây 8500 km)

* Ý nghĩa đối với khí hậu: khí hậu châu Á đa dạng, phân hoá thành nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau.


1,0

1,0


0,5



0,5

2

(2,0

điểm)

Tình hình sản xuất lương thực ở châu Á:

- Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, thích nghi với điều kiện nóng ẩm, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ.

- Lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và có khí hậu khô hơn.

- Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và khoảng 39% sản lượng lúa mì của thế giới.

- Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước kia thiếu lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.

- Thái Lan và Việt Nam đã trở thành những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới.


0,25



0,25


0,5


0,5


0,5


3

(2,0

điểm)

Ảnh hưởng của vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á:

- Nằm ở vị trí địa lí qua lại giữa ba châu lục (Á – Âu - Phi) và giữa các vùng biển, đại dương, rất thuận lợi cho giao lưu, buôn bán. Vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng.

- Nguồn tài nguyên quan trọng nhất là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Lưỡng Hà, ven vịnh Péc-xích…Những nước có nhiều dầu mỏ là Ả-rập-xê-út, I-ran, I-rắc, Cô-oét… Dầu mỏ là nguồn thu ngoại tệ rất lớn của khu vực.



1,0



1,0

4

(3,0 điểm)


a- Tính mật độ dân số:

Khu vực

Mật độ dân số ( người / km2)

Đông Á

127

Nam Á

302

Đông Nam Á

116

Trung Á

15

Tây Nam Á

41


b- Hai khu vực có số dân đông nhất: Đông Á, Nam Á

Khu vực có mật độ dân số cao nhất châu Á: Nam Á.


0,5

0,5

0,5

0,5

0,5


0,25

0,25



ĐỀ 20

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn ĐỊA LÍ LỚP 8

Thời gian: 45 phút

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Hãy khoanh tròn câu đúng nhất ở các câu dưới đây.


Câu 1: Dân số Châu Á chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

a. 55% b. 61% c. 69% d. 72%

Câu 2: Khu vực có mật độ dân số cao nhất trong các khu vực của châu Á:

a. Đông Á

b. Nam Á

c. ĐôngNam Á

d. Tây Nam Á

Câu 3: Diện tích Châu Á (kể cả các đảo) là.

a. 41,5 triệu km2 b. 44,4triệu km2

c. 40,5 triệu km2 d. 42,5 triệu km2

Câu 4: Những nước nào sau đây xuất khẩu lương thực (lúa gạo) nhiều nhất thế giới?

a. Thái Lan, Việt Nam b. Trung Quốc, Ấn Độ

c. Nga, Mông Cổ d. Nhật Bản, Ma-lai-xi-a.

Câu 5: Nối các ý ở cột A với cột B ( 1 điểm)

A

B

Đáp án

1. Dân cư

a. Là cái nôi cuả nền văn hóa cổ đại thế giới

1+….

2. Kinh tế

b. Phức tạp, không ổn định

2+….

3. Chính trị

c. Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ

3+….

4. Văn hóa

d. Phần lớn là người Ả-rập, theo đạo Hồi

4+….

II.PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1 (2 điểm):

Thiên nhiên châu Á có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất và đời sống cong người?

Câu 2: (2 điểm)

Hãy nêu đặc điểm khác nhau về khí hậu và cảnh quan giữa nửa phía tây và nửa phía đông của phần đất liền của khu vực Đông Á.

Câu 3: (3 điểm):

Dựa vào bảng số liệu sau đây. Tỉ trọng trong cơ cấu GDP của Ấn Độ ( %)

Các ngành kinh tế

Năm 2001

- Nông – Lâm – Thủy sản

- Công nghiệp – Xây dựng

- Dịchvụ

25,0

27,0

48,0

a/ Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm tron gnước (GDP) của Ấn Độ năm 2001 ?

b/ Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu GDP của Ấn Độ ?



ĐÁP ÁN

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

1. b 2.b 3.b 4.a 5. (1.d ; 2.c ; 3.b ; 4.a )

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 ĐIỂM)

Câu 1 (2 điểm):

Thuận lợi:

Có nguồn tài nguyên thiên nhiên rất phong phú:

+ Có nhiều khoáng sản có trữ lượng rất lớn; than, dầu mỏ, khí đốt..

+Các tài nguyên khác như: đất, khí hậu, nguồn nước, thực vật, động vật và rừng rất đa dạng. Các nguồn năng lượng ( thủy năng, gió, năng lượng mặt trời, địa nhiệt) rất dồi dào

Khó khăn:

Núi non hiểm trở

Khí hậu khắc nghiệt

Thiên tai bất thường

Câu 2 (2,0 điểm):

Khác nhau về khí hậu

Phía Tây

Phía Đông

- Khí hậu lục đia khô hạn

- Khí hậu lục địa núi cao

Khí hậu gió mùa ẩm

Khác nhau về cảnh quan

Phía Tây

Phía Đông

- Hoang mạc, bán hoang mạc

- Cảnh quan núi cao

Rùng là chủ yếu

Câu 3 (3,0 điểm):

Vẽ đúng, chính xác tỉ lệ, có tên biểu đố và chú thích (2 điểm)

Nhận xét:

Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất 48,0%, kế đến là công nghiệp – xây dựng 27.0% và cuối cùng thấp nhất là nông – lâm – thủy sản 25,0%

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông – lâm - thuỷ sản.

Ngoài 20 Đề thi Học Kì 1 Địa 8 thì các đề thi trong chương trình lớp 8 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.