Đề Thi Giữa Kì 2 Sinh 7 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Thi Giữa Kì 2 Sinh 7 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Đề Thi Giữa Kì 2 Sinh 7 Năm 2021-2022: Có Đáp Án Và Ma Trận
Kỳ thi giữa kì 2 là một cột mốc quan trọng trong hành trình học tập của học sinh. Nó không chỉ đánh dấu sự hoàn thành của một giai đoạn học kỳ mà còn là cơ hội để học sinh tổng kết kiến thức đã học, kiểm tra sự nắm vững của mình và chuẩn bị cho những thử thách tiếp theo. Trong năm học 2021-2022, Đề Thi Giữa Kì 2 Sinh 7 là một trong những đề thi quan trọng được chờ đợi.
Đặc điểm đáng chú ý của Đề Thi Giữa Kì 2 Sinh 7 Năm 2021-2022 là sự đi kèm của đáp án và ma trận. Điều này không chỉ giúp học sinh kiểm tra kết quả của mình một cách chính xác và nhanh chóng, mà còn tạo điều kiện cho họ nắm bắt được các lỗi phổ biến và cải thiện khả năng giải bài tập trong tương lai.
Trong đề thi này, học sinh sẽ được đối mặt với những câu hỏi đa dạng, phong phú từ các môn học cốt lõi như Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, và các môn học khác như Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học. Đề thi không chỉ kiểm tra kiến thức lý thuyết mà còn đòi hỏi học sinh áp dụng kiến thức vào các bài tập thực tế.
Đáp án và ma trận đi kèm sẽ là công cụ hữu ích giúp học sinh tự đánh giá bài làm của mình. Nó không chỉ cung cấp lời giải đúng mà còn cho phép học sinh so sánh kết quả của mình với các tiêu chuẩn đánh giá. Nhờ đó, họ có thể xác định điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập và tập trung vào việc cải thiện những khía cạnh còn hạn chế.
Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
|
PHÒNG GD – ĐT ……….. TRƯỜNG THCS ……. |
KIỂM TRA GIỮA KÌ II - LỚP 7 NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Sinh học Thời gian làm bài 45 phút (Không kể thời gian phát đề) |
|||
Họ và tên HS: …………………………………
Lớp: …….. |
Điểm: |
Lời phê: |
|
||
|
|
Đề chính thức:
A. Trắc nghiệm: (3 điểm) (Mỗi câu đúng: 0.25 điểm) Chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Môi trường sống của ếch là
a. nước và cạn. b. nước và đất.
c. nước và sinh vật. c. đất và cạn.
Câu 2. Nhóm động vật nào sau đây thuộc lớp lưỡng cư?
a. Êch giun, cóc nhà, thằn lằn. b. Cá cóc tam đảo, ếch giun, cóc nhà.
c. Êch giun, rắn ráo, cá sấu d. Cá cóc tam đảo, cá chép, ễnh ương.
Câu 3. Mô tả nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của chim bồ câu?
a. Chi trước biến đổi thành cánh, thân hình thoi.
b. Cơ thể có lông mao bao phủ, thân hình thoi, cổ dài.
c. Chi trước biến đổi thành cánh da, chi sau có màng bơi.
d. Cơ thể có lông vũ bao phủ, đầu gắn liền với thân thành một khối.
Câu 4. Da khô, có vảy sừng của Bò sát có ý nghĩa là:
a. Giúp giảm sự thoát hơi nước. b. Giúp di chuyển dễ dàng hơn.
c. Giúp bắt mồi dễ dàng hơn. d. Giúp tự vệ tốt hơn.
Câu 5. Cá sấu thường sống dưới nước, chúng di chuyển trong nước nhanh hơn ở cạn, tuy nhiên khi chúng ở dưới nước một thời gian chúng lại lên bờ phơi nắng, ý nghĩa tập tính này là:
a. Trong nước cá sấu có nhiều kẻ thù, chúng di chuyển nhanh để trốn kẻ thù đang trình rập chúng.
b. Thức ăn của cá sấu chủ yếu ở trên cạn nên chúng cần phải lên bờ để kiếm ăn.
c. Cá sấu là động vật biến nhiệt, tập tính phơi nắng giúp cơ thể thu nhiệt từ ánh nắng.
d. Cá sấu kiếm ăn ở cả môi trường cạn lẫn nước.
Câu 6. Để thích nghi với tập tính rình mồi, mèo phải có những đặc điểm nào sau đây?
a. Các răng sắc, nhọn, răng cửa dài ra liên tục. b. Chân có nệm thịt, vuốt cong, sắc thu vào nệm thịt.
c. Chạy nhanh và dai sức để rượt đuổi con mồi. d. Chi trước ngắn, bàn chân rộng có vuốt.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây giúp đầu chim nhẹ:
a. Mỏ sừng, hộp sọ hẹp. b. Mỏ sừng, hàm có có răng.
c. Mỏ sừng, hộp sọ rộng. d. Mỏ sừng, hàm không có răng.
Câu 8. Chi sau của chim bồ câu có đặc điểm là:
a. Có 5 ngón, 2 ngón trước, 3 ngón sau. b. Có 4 ngón, 2 ngón trước, hai ngón sau
c. Có 5 ngón, 3 ngón trước, 2 ngón sau. d. Có 4 ngón: 3 ngón trước, 1 ngón sau.
Câu 9. Dơi bay được là nhờ đặc điểm nào sau đây?
a. Hai chi trước biến đổi thành cánh có lông vũ. b. Hai chi trước biến đổi thành cánh có màng da.
c. Hai chi sau biến đổi thành cánh có lông vũ. d. Hai chi sau biến đổi thành cánh có màng da.
Câu 10. Những loài nào sau đây có tên là “cá” nhưng lại thuộc lớp thú?
a. Cá voi xanh, cá heo, cá ngừ. b. Cá voi lưng gù, cá sấu, cá trê.
c. Cá voi sát thủ, cá chép, cá cơm. d. Cá voi xám, cá heo, cá nhà táng.
Câu 11. Nạn chuột xuất hiện phá hại đồng ruộng mùa màng là sự cố về đấu tranh sinh học, sự cố này không do nguyên nhân nào sau đây?
a. Do chim cú mèo bị săn bắn. b. Do mèo bị bắt làm thực phẩm.
c. Do chim sẽ bị săn bắt quá mức. d. Do rắn bị bắt làm đặc sản.
Câu 12. Thân chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa:
a. Giúp giảm trọng lượng khi bay. b. Giúp tạo sự cân bằng khi bay.
c. Giúp giảm sức cản không khí khi bay. d. Giúp tăn khả năng trao đổi khí khi bay.
B. Tự luận: 7 điểm.
Câu 1. Cá sấu có quan hệ họ hàng gần với thằn lằn hơn hay với cá chép hơn? Vì sao? (1đ)
Câu 2. Trình bày đặc điểm chung lớp chim? Lớp chim tiến hóa hơn lớp bò sát thể hiện ở đặc điểm nào? (1.5 đ)
Câu 3. Hiện nay tê giác đang có nguy cơ tuyệt chủng do săn bắt quá mức. Nhiều người tin rằng sừng tê giác ngâm rượu uống có thể chữa bách bệnh kể cả ung thư, nhưng chưa có một nghiên cứu nào thừa nhận tác dụng trên của sừng tê giác, ngược lại theo Đông y, sừng tê giác mang tính lạnh nếu ngâm với rượu mang tính nóng có thể gây đột tử.
a. Vì sao số lượng tê giác càng ngày càng giảm? (0.25đ)
b. Có phải sừng tê giác chữa được bách bệnh hay không? (0.25đ)
c. Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ các loài động vật quý hiếm đặc biệt là tê giác (1đ)
Câu 4. Em biết loài nào trong bộ thú Huyệt? So sánh sự sinh sản của thú Huyệt với các bộ khác? Tại sao thú Huyệt những điểm khác với các bộ thú khác như vậy nhưng chúng vẫn được xếp vào lớp thú? (2đ)
Câu 5. Tại sao cá cóc Tam đảo có tên là “cá” nhưng không xếp vào lớp Cá mà lại được xếp vào lớp Lưỡng cư? (1đ)
Bài làm:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM
A. Trắc nghiệm: (3 điểm)
(Mỗi câu đúng 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đ/A |
a |
b |
a |
a |
c |
b |
d |
d |
B |
d |
c |
c |
B. Tự luận: 7 điểm
Câu 1 - Cá sấu có quan hệ họ hàng gần với thằn lằn hơn. - Vì Cá sấu và thằn lằn đều thuộc lớp bò sát . Cá chép thuộc lớp cá. |
1 điểm 0.5 đ 0.5 đ |
Câu 2 -Chi trước biến đổi thành cánh. -Lông vũ bao phủ cơ thể -Có mỏ sừng không răng. -Thụ tinh trong, đẻ trứng có vỏ đá vôi, trứng thụ tinh được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của bố mẹ. -Là động vật hằng nhiệt. * Lớp chim tiến hóa hơn thể hiện ở đặc điểm: là động vật hằng nhiệt; trứng có vỏ đá vôi dày dặn bao bọc; có tập tính bảo vệ trứng, ấp trứng và chăm sóc con non |
1.5 điểm Mỗi ý 0.25
|
Câu 3 a. Do săn bắt quá mức. b. Sừng tê giác không chữa được bách bệnh. c. Là hs em cần: (hs nêu được ý khác đúng vẫn cho điểm): - Chăm lo học tập để hiểu biết đúng, sai từ đó hành động đúng. - Nói “KHÔNG” với việc sử dụng sản phẩm làm từ động vật quý hiếm. - Khi phát hiện các hành vi săn bắt, buôn bán, vận chuyển các loài động vật quý hiếm cần báo ngay cho cơ quan chức năng - Tuyên truyền cho bạn bè, gia đình trong vấn đề bảo tồn động vật hoang dã. |
1.5 điểm 0.25đ 0.25đ
0.25đ 0.25đ 0.25đ
0.25đ |
Câu 4 Loài thú mỏ vịt, thú lông nhím mỏ ngắn, thú lông nhím mỏ dài… Giống nhau: có tuyến sữa, nuôi con bằng sữa, chăm sóc con non Khác: Thú Huyệt: không có hiện tượng thai sinh, đẻ trứng, chưa có núm vú Các bộ khác: có hiện tượng thai sinh, đẻ con, có núm vú Thú Huyệt vẫn được xếp vào lớp thú vì: - Có lông mao bao phủ - Có tuyến sữa, nuôi con bằng sữa |
2 điêm 0.5đ 0.5đ
0.25đ 0.25đ
0.25đ 0.25đ |
Câu 5 (hs nêu được ý khác đúng vẫn cho điểm) Vì: cá cóc Tam đảo có những đặc điểm của lớp lưỡng cư như: - Sống vừa ở cạn vừa ở nước. - Thở bằng phổi và da. - Phát triển qua biến thái |
1điểm 0.25đ 0.25đ 0.25đ 0.25đ |
PHÒNG GD – ĐT ……….. TRƯỜNG THCS ……. |
KIỂM TRA GIỮA KÌ II - LỚP 7 NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Sinh học Thời gian làm bài 45 phút (Không kể thời gian phát, chép đề) |
I. Ma trận:
Các chủ đề chính |
Các mức độ nhận thức |
Tổng số
|
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||
1. Lớp lưỡng cư |
Đặc điểm cấu tạo ngoài và hoạt động sống của lớp Lưỡng cư thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái. Tính đa dạng của lớp Lưỡng cư |
|
Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề trong thực tế. |
|
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
2 0.5đ 5% |
|
|
|
|
1 1đ 10% |
3 câu 1.5đ 15% |
2. Lớp bò sát
|
Tính đa dạng và thống nhất của lớp bò sát. Phân biệt được ba bộ bò sát thường gặp.
|
Nêu được những đặc điểm thích nghi với môi trường của đại diện. Biết tập tính di chuyển và bắt mồi của thằn lằn. |
Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề trong thực tế. |
|
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0.25đ 2.5% |
|
|
1 1đ 10% |
1 0.25đ 2.5% |
|
3 câu 1.5đ 15% |
3. Lớp chim
|
Trình bày được cấu tạo ngoài phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo của chim phù hợp với chức năng bay. Nêu được tập tính của chim bồ câu. |
|
|
|
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
4 1đ 10% |
1 1.5đ 15% |
|
|
|
|
5 câu 2.5đ 25% |
4. Lớp thú
|
Đa dạng của lớp thú.
|
Thống nhất của lớp thú. Mô tả được đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của đại diện lớp thú |
Vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề trong thực tế |
|
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0.25đ 2.5% |
|
2 0.5đ 5% |
1 2đ 20% |
1 0.25đ 2.5% |
1 1.5đ 15% |
6 câu 4.5đ 45% |
Tổng số câu |
9 |
4 |
4 |
17 câu |
|||
Tổng số điểm |
3đ |
4đ |
3đ |
10đ |
|||
Tỉ lệ % |
30% |
40% |
30% |
100% |
Ngoài Đề Thi Giữa Kì 2 Sinh 7 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận – Sinh Học 7 thì các đề thi trong chương trình lớp 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm