Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 8 môn Văn năm 2022-2023 kèm đáp án
Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 8 môn Văn năm 2022-2023 kèm đáp án được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
ĐỌC THÊM
Văn học không chỉ là một phần của chương trình học mà còn là một cánh cửa để khám phá, tưởng tượng và hiểu thêm về thế giới xung quanh chúng ta. Trên hành trình này, đề thi cuối học kì 2 môn Văn lớp 8 năm học 2022-2023 đã được thiết kế để đánh giá sự tiến bộ và hiểu biết của học sinh.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá đề thi cuối học kì 2 môn Văn lớp 8 năm học 2022-2023. Đề thi bao gồm một loạt các câu hỏi và bài tập đa dạng, xoay quanh các chủ đề văn học, tác phẩm nổi tiếng và kỹ năng viết văn.
Đề thi cuối học kì 2 môn Văn sẽ giúp bạn áp dụng kiến thức về văn học, hiểu biết về các tác phẩm và tác giả, và phát triển khả năng phân tích và suy ngẫm về nội dung văn bản. Bạn sẽ được đặt vào những tình huống thực tế và phải sử dụng từ vựng phù hợp, biểu đạt ý kiến một cách sáng tạo và logic.
Hãy sẵn sàng đối mặt với đề thi cuối học kì 2 môn Văn lớp 8 và sử dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và làm các bài tập. Qua việc làm đề thi này, bạn sẽ củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng đọc hiểu và viết văn, và trở nên tự tin hơn trong môn Văn.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn: Ngữ Văn 8
Thời gian làm bài : 90 phút
PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:
CÂU CHUYỆN CON SÂU QUA SÔNG
Trong giờ sinh học, thầy giáo đặt câu hỏi với cả lớp: “Các em có biết loài sâu qua sông bằng cách nào không?”. Một cậu học sinh lanh lợi ngay lập tức giơ tay và tự tin đưa ra câu trả lời:
- “Thưa thầy, con sâu đi qua cầu để sang sông ạ”.
Thầy giáo nghe câu trả lời cùng giọng nói hồn nhiên của trò thì cười và nói: “Không có cầu bắc qua sông”.
– “Con sâu nằm trên chiếc lá để qua sông ạ”, cậu học trò lại đáp.
Thầy giáo đáp: “Chiếc lá bị nước cuốn trôi đi rồi”.
– “Thế thì con sâu bị một con chim nuốt vào trong bụng bay qua sông”.
– “Như vậy thì con sâu đã chết rồi, và việc qua sông cũng không còn ý nghĩa gì nữa”.
Đến lúc này, trong lớp không ai còn câu trả lời nào nữa. Những cô bé, cậu bé ngồi im lặng chờ đợi câu trả lời từ thầy giáo.
– “Các em biết không, con sâu nếu muốn qua sông thì chỉ có một cách, đó là biến thành bươm bướm. Nhưng từ sâu thành bướm là một quá trình vô cùng gian nan, là giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời của nó. Nó ở trong cái kén tù túng, chật chội, ban ngày cũng như ban đêm, không ăn không uống. Nỗi khổ này phải trải qua trong một thời gian rất dài”.
Thiết nghĩ, vạn vật trên trời đất phàm là con người hay hoa lá, cỏ cây muốn sống trên đời thì ắt hẳn đều phải trải qua những ngày tháng vất vả vươn lên để sinh trưởng và phát triển. Chúng ta cũng như những chú sâu vậy, nếu muốn qua sông cần đủ thời gian hội tụ và đủ nghị lực vượt qua khó khăn mà không bao giờ bỏ cuộc thì một ngày mới hóa thành bướm…
Để sang được sông, khi nằm trong cái kén, chú sâu đã không ngừng thử thách, biến đổi chính mình để sau đó tự mình thoát được cái kén, hóa thành bướm và khi đó không chỉ bay được qua sông mà nó còn được thỏa sức bay lượn khắp mọi nơi, tới bất cứ đâu mà nó muốn.
(Theo Blog Nguyễn Ngọc Bích Trâm)
Em hãy cho biết phương thức biểu đạt và nội dung của văn bản trên. (1 điểm)
Tìm câu nghi vấn có trong văn bản trên, cho biết dấu hiệu nhận biết và chức năng của câu nghi vấn đó. (1 điểm)
Từ lời đúc kết của tác giả Nguyễn Ngọc Bích Trâm ở cuối văn bản: Để sang được sông, khi nằm trong cái kén, chú sâu đã không ngừng thử thách, biến đổi chính mình để sau đó tự mình thoát được cái kén, hóa thành bướm và khi đó không chỉ bay được qua sông mà nó còn được thỏa sức bay lượn khắp mọi nơi, tới bất cứ đâu mà nó muốn khiến cho bản thân em rút ra những bài học gì? Hãy trình bày những suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (từ 3 đến 5 câu). (2 điểm)
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
Mọi người sinh ra đều bình đẳng, sự khác biệt có chăng là do học vấn. Học tập có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự khác nhau giữa người và người trong cuộc sống. Có lẽ cũng chính vì thế mà tác giả Ka-li-nin cho rằng: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
Hãy viết một bài văn nghị luận nêu lên suy nghĩ của em về câu nói trên.
-------HẾT-------
|
|
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững các yêu cầu của hướng dẫn chấm điểm để đánh giá tổng hợp năng lực, mức độ nhận thức của học sinh thông qua bài làm.
- Cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, tránh đếm ý một cách máy móc.
- Cần được công nhận, ghi nhận mà đặc biệt là khuyến khích sự sáng tạo, giàu chất văn của học sinh.
- Trong quá trình chấm, nếu gặp khó khăn, lúng túng thì giám khảo cần hội ý, trao đổi với đồng nghiệp để đi đến thống nhất rồi mới cho điểm sao cho hợp lí nhất.
II. Hướng dẫn cụ thể:
PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (4 điểm)
Câu hỏi |
ĐÁP ÁN |
ĐIỂM |
1 |
Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với nghị luận |
0.5 |
Nội dung: nói về việc khi chúng ta gặp khó khăn thử thách, nghịch cảnh trong cuộc sống nhưng với sự kham nhẫn, lòng dũng cảm, sự kiên trì bền chí, biết cách thích nghi với hoàn cảnh rồi dần dần sẽ tự tìm ra con đường dẫn đến thành công. |
0.5 |
|
2 |
Câu nghi vấn: “Các em có biết loài sâu qua sông bằng cách nào không?” |
|
- Dấu hiệu nhận biết: có từ để hỏi là “có/không” và cuối câu kết thúc bằng dấu chấm hỏi. - Công dụng: dùng để hỏi. |
0.25
0.25 |
|
3 |
Hình thức trình bày là đoạn văn:
|
0.5 |
Học sinh rút ra được cho bản thân ít nhất 2 bài học hợp lí từ các gợi ý:
=> Gieo nhân nào sẽ gặt quả đó. |
1.5 |
PHẦN 2. TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm)
1.Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
Kết cấu bài viết chặt chẽ, bố cục 3 phần rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài
Diễn đạt lưu loát, biết vận dụng các thao tác lập luận giải thích, chứng minh trong bài văn.
Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp, lỗi diễn đạt.
2.Yêu cầu về kiến thức
A. Mở bài
- Giới thiệu câu nói: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”.
Nêu ý nghĩa khái quát.
B. Thân bài
1. Giải thích
- Học tập: Học và luyện tập để có hiểu biết và kĩ năng.
- Cuốn vở: Ghi chép những hiểu biết trong quá trình học tập.
- Ý cả câu: Học tập là công việc suốt đời, không ngừng nghỉ.
2. Phân tích – chứng minh
- Con người chúng ta từ chỗ không biết gì, nhờ quá trình học tập, tích lũy kinh nghiệm mà có kiến thức – kĩ năng. Công việc ấy tiếp diễn bao đời nay.
- Biển học thì vô cùng, không ai có thể khẳng định mình đã nắm chắc mọi thứ, vì vậy phải liên tục học tập: Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi”. Đắc – uyn: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.
- Thời đại ngày nay, con người có thể học tập bằng nhiều hình thức.
- Dẫn chứng: Ngô Bảo Châu, Nguyễn Trọng Nghĩa,…
- Phê phán: những người tự bằng lòng với sự hiểu biết của mình, tự mãn, tự phụ hoặc ngại khó, biếng nhác, lười học tập,…
3. Đánh giá – mở rộng
- Học tập là cuốn vở không trang cuối: Đó là phương châm sống của những người cầu tiến, khát khao vươn tới chiếm lĩnh tri thức nhân loại và biết làm cho cuộc sống của mình có giá trị thực sự.
- Học tập suốt đời là việc phải làm và cần làm nhưng cũng cần có phương pháp học tập để có kết quả thật tốt. Việc học còn phải gắn với những động cơ, mục đích học tập đúng đắn thì việc học mới mang lại những ý nghĩa, giá trị đích thực cho cuộc sống bản thân và những người quanh ta.
4. Bài học
- Nhận thức:
+ Coi học tập là niềm vui và hạnh phúc của đời mình.
+ Muốn học tập suốt đời có kết quả cần có ý thức và rèn luyện khả năng tự học (chìa khóa để học tập suốt đời)
+ Học để mở mang kiến thức, nâng cao tầm nhìn và để có trình độ, khả năng phục vụ cho đất nước, cho nhân dân, đáp ứng yêu cầu của thời đại (điều cần thiết ở người lao động mới)
- Hành động:
+ Cần nắm vững kiến thức cơ bản trong học tập ở trường, lớp để có cơ sở học nâng cao.
+ Học tập với ý thức tự giác, chủ động, học đi đôi với hành
+ Có kế hoạch học tập và ý thức thực hiện kế hoạch đó, ứng dụng những điều đại học vào cuộc sống.
+ Tận dụng mọi điều kiện để chủ động học tập một cách có hiệu quả nhất (học ở trường lớp, thầy cô, bạn bè, sách vở, báo chí, Internet…)
C. Kết bài
- Khái quát vấn đề nghị luận.
- Nêu bài học rút ra.
THANG ĐIỂM
Bài làm tốt - Đáp ứng tốt các yêu cầu cả về kiến thức lẫn kĩ năng. - Lời kể lôi cuốn, hấp dẫn có sáng tạo. - Kết hợp tốt các thao tác lập luận, có dẫn chứng cụ thể, xác đáng. - Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. - Không sai phạm về chính tả, ngữ pháp,.. |
ĐIỂM:
5.5 - 6.0 |
Bài làm khá tốt - Đáp ứng được các yêu cầu về cả kiến thức và kĩ năng. - Nội dung trình bày thuyết phục. Kết hợp tốt các thao tác lập luận, có dẫn chứng cụ thể, xác đáng. - Diễn đạt trôi chảy, dùng từ chính xác. - Không sai phạm về chính tả và ngữ pháp. |
4.75 - 5.25 |
Bài làm trung bình -Có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Đáp ứng được cơ bản về kiến thức, có dẫn chứng cụ thể. - Diễn đạt đôi chỗ còn vụng. - Không mắc quá 4 lỗi: chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. |
3.0 - 3.5 |
Làm bài yếu: - Bố cục không rõ ràng. - Bài làm sơ sài, diễn đạt lủng củng. - Mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. |
2.25 - 2.75 |
Bài làm kém - Viết một đoạn, lan man. - Lạc đề, bỏ giấy trắng. |
1.0 0 |
|
|
MA TRẬN ĐỀ
Mức độ NLĐG |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng thấp |
Vận dụng cao |
Cộng |
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
|
Xác định phương thức biểu đạt và nêu nội dung. |
Tìm câu nghi vấn có trong văn bản trên, cho biết dấu hiệu nhận biết và chức năng của câu nghi vấn đó. |
Từ lời đúc kết của tác giả Nguyễn Ngọc Bích Trâm ở cuối văn bản: Để sang được sông, khi nằm trong cái kén, chú sâu đã không ngừng thử thách, biến đổi chính mình để sau đó tự mình thoát được cái kén, hóa thành bướm và khi đó không chỉ bay được qua sông mà nó còn được thỏa sức bay lượn khắp mọi nơi, tới bất cứ đâu mà nó muốn khiến cho bản thân em rút ra những bài học gì? Hãy trình bày những suy nghĩ của em bằng một đoạn văn (từ 3 đến 5 câu). |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 1 10% |
1 1 10% |
1 2 20% |
|
3 4 40% |
II. TẠO LẬP VĂN BẢN |
|
|
|
Mọi người sinh ra đều bình đẳng, sự khác biệt có chăng là do học vấn. Học tập có vai trò vô cùng quan trọng, nó quyết định sự khác nhau giữa người và người trong cuộc sống. Có lẽ cũng chính vì thế mà tác giả Ka-li-nin cho rằng: “Học tập là cuốn vở không có trang cuối”. Hãy viết một bài văn nghị luận nêu lên suy nghĩ của em về câu nói trên.
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
|
|
|
1 6 60% |
1 6 60% |
Tổng số câu Số điểm toàn bài Tỉ lệ % điểm toàn bài |
1 1 10% |
1 1 10% |
1 2 20% |
1 6 60% |
4 10 100% |
-------HẾT-------
|
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 8 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) |
I. Tr¾c nghiÖm (2,0 ®iÓm)
Tr¶ lêi c¸c c©u hái sau b»ng c¸ch ghi l¹i ch÷ c¸i ®øng tríc ®¸p ¸n mµ em cho lµ ®óng.
Câu 1: Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi:
A. Bố đi làm chưa ạ? B. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
C. Bao giờ bạn được nghỉ tết? D. Ai bị đIểm kém trong buổi hoc này?
Câu 2: Hai câu thơ sau, tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì?
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
A. So sánh B. Ẩn dụ C. Hoán dụ D. Nhân hoá
Câu 3: Câu nghi vấn sau được dùng để làm gì?
"Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?" ("Lão Hạc" - Nam Cao)
A. Phủ định B. Đe doạ C. Hỏi D. Biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 4: Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn có chức năng khác là:
A. Để khẳng định, phủ định C. Để bộc lộ tình cảm, cảm xúc
B. Để cầu khiến D. Cả A, B, C.
Câu 5: "Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang".
Câu trên là:
A. Câu cầu khiến B. Không phải câu cầu khiến
Câu 6: Đoạn thơ sau có mấy từ cầu khiến?
"Hãy quên đi mọi lo âu mẹ nhé!
Đừng buồn phiền quá đỗi về con
Mẹ chớ đi đi, lại lại trên đường
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát"
("Thư gửi mẹ" - Ê-xê-nin)
A. Hai từ B. Ba từ C. Bốn từ D. Năm từ
Câu 7: Dòng nào, tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán?
A. Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào. C. Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào...
B. Ôi, than ôi, thay, xiết bao, chao ơi... D. Ai, gì, nào, à, ư, hả...
Câu 8: Trong các câu sau câu nào là câu cảm thán?
A. Thương thay cũng một kiếp người! C. Tiến lên chiến sĩ, đồng bào!
B. Sao anh không về chơi thôn Vĩ? D.Một người đã khóc vì chót lừa một con chó
II. Đọc - hiểu văn bản:
Em hãy đọc đoạn văn sau:
““Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy…”
(Ngữ văn lớp 8, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)
Và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào ? Ai là tác giả ?
Câu 2: Theo tác giả, mục đích chân chính của việc học là gì ?
Câu 3: Em hiểu thế nào về “lối học hình thức”, “lối học cầu danh lợi” được tác giả nhắc đến trong đoạn văn ? Lối học lệch lạc, sai trái đó đã gây ra những tác hại to lớn như thế nào ?
Câu 4: Từ nội dung của đoạn văn trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 5 câu nêu lên mục đích của việc học tập đối với bản thân em ?
III: Tập làm văn (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn khoảng 1trang giấy thi nêu những cảm nhận sâu sắc của em khi đọc bài thơ “Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh:
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Câu 2. (4,0 điểm)
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ thiết tha căn dặn: «Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn vào công học tập của các em.»
Lời dạy của Bác giúp em hiểu như thế nào về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước?
..............Hết...............
|
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA KÌ II MÔN NGỮ VĂN 8 |
I. Tiếng Việt: (2,0 điểm). Mỗi phương án trả lời đúng được 0,25 điểm:
C Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
D |
D |
D |
A |
B |
B |
A |
II. Đọc hiểu văn bản: (2,0 điểm)
Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Bàn luận về phép học” Tác giả: Nguyễn Thiếp
Câu 2: Theo tác giả, mục đích chân chính của việc học là học để làm người.
Câu 3:
- Học sinh giải thích:
+ Lối học hình thức: học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không có thực chất.
+ Lối học cầu danh lợi: học để có danh tiếng, được trọng vọng, nhàn nhã, được nhiều lợi lộc.
- Tác hại: Chúa tầm thường, thần nịnh hót; nước mất, nhà tan
Câu 4.
Mỗi học sinh có thể có cách xác định mục đích học tập đối với bản thân khác nhau
+ Mục đích của việc học là để tiếp thu, lĩnh hội tri thức, nâng cao hiểu biết, mở mang trí tuệ...
+ Mục đích của việc học là để biết làm việc, biết giải quyết những tình huống trong cuộc sống...
+ Mục đích của việc học là để hòa nhập với cộng đồng...
III. Tập làm văn (6,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
+ Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ “Ngắm trăng” (0,25 điểm)
+ Cảm nhận:
- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: Trong tù, đang là một tù nhân bị đày đọa vô cùng cực khổ; điều kiện sinh hoạt thiếu thốn. 0,25 điểm
- Tâm trạng xốn xang, bối rối của Bác trước cảnh đêm trăng đẹp. 0,25 điểm
- Cuộc ngắm trăng đặc biệt của Bác: Người chiến sĩ, thi sĩ đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để tìm đến ngắm trăng sáng, giao hòa với vầng trăng tự do đang tỏa mộng giữa trời. Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ. Cả người và trăng đã chủ động tìm đến với nhau, giao hòa cùng nhau. 0 5 điểm
- Sức mạnh tinh thần của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. 0,25 điểm
+ Khái quát: 0,5 điểm
- Nội dung: Bài thơ vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ Hồ Chí Minh vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại. Đó là tinh thần thép, là phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh.
- Nghệ thuật: Bài thơ tứ tuyệt giản dị, hàm súc, cách sử dụng câu hỏi tu từ, biện pháp điệp ngữ, nhân hóa...
Câu 2. (4,0 điểm)
*) Yêu cầu về hình thức: 0,5 điểm
– Làm đúng kiểu bài: Văn nghị luận (kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả)
– Nội dung: Vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
– Phạm vi: trong lịch sử; thực tế học tập của thế hệ trẻ Việt Nam.
*) Yêu cầu về nội dung: (3,5 điểm)
– Đây là một dạng đề mở, HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần hướng tới một số nội dung chính sau:
1. Mở bài: 0,25 điểm
– Dẫn dắt, nêu vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
2. Thân bài : (3,0 điểm)
* Giải thích thế nào là tuổi trẻ? (0,5 điểm)
+ Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ XH tương lai.
+ Tuổi trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển. Một trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm vụ học tập.
* Vì sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước ? (1,0 điểm)
+ Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.
+ Vốn tri thức được học và nền tảng đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.
+ Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.
+ Thế giới không ngừng phát triển, muốn “sánh vai các cường quốc” thì đất nước phải phát triển về khoa học kĩ thuật, văn minh – điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ việc học tập, tu dưỡng thời trẻ.
*Thực tế đã chứng minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước. (1,0 điểm)
* Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ ? (0,5 điểm)
+ Đảng và nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho việc đào tạo thế hệ trẻ. – Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
+ Mỗi người trẻ cần ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước, phải chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức…
3. Kết bài: 0,25 điểm
+ Khẳng định tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước.
+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học
..............Hết...............
|
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút
|
PHẦN I – Tiếng Việt: (2,0 điểm):Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Trong các câu nghi vấn sau, câu không có mục đích hỏi:
A. Bố đi làm chưa ạ? C. Trời ơi! Sao tôi khổ thế này?
B. Bao giờ bạn được nghỉ Tết? D. Ai bị điểm kém trong buổi hoc này?
Câu 2. Thành ngữ dưới đây sử dụng phép tu từ nói quá là:
A. Chuột sa chĩnh gạo. |
C. Đầu voi đuôi chuột. |
B. Khỏe như voi. |
D. Lên thác xuống ghềnh. |
Câu 3. Trong câu : “ Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay.” trợ từ là:
A. Đã |
B. Trên |
C. Cả |
D. Bằng |
Câu 4. Câu văn: "Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang".( SGK Ngữ văn 6, tập 2, Tô Hoài) là:
A. Câu cầu khiến. |
C. Câu nghi vấn. |
B. Câu trần thuật. |
D. Câu cảm thán. |
Câu 5. Dòng có tất cả các từ đều là từ ngữ cảm thán là:
A. Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào. |
C. Hãy, ôi, than ôi, biết chừng nào... |
B. ôi, than ôi, thay, chao ơi... |
D. Ai, gì, nào, à, ư, hả... |
Câu 6. Trong các câu sau, câu không phải câu cảm thán là:
A. Ôi! Bác Hồ ơi những xế chiều Nghìn thu thương nhớ Bác bao nhiêu? ( Tố Hữu) |
B. Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu! |
(Thế Lữ) |
C. Ai làm cho bể kia đầy Cho ao kia cạn cho gầy cò con. ( Ca dao) |
D. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! |
(Thế Lữ)
Câu 7. Trong các câu sau, câu cảm thán là:
B. Sao anh không về chơi thôn Vĩ? C. Tiến lên chiến sĩ, đồng bào! D. Một người đã khóc vì chót lừa một con chó. |
|
|||||
Câu 8: Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?: "Nhân hứng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia." ( Hồ Chí Minh)
|
|
|||||
|
A. Ẩn dụ |
B. So sánh |
C.Đối |
D. Hoán dụ. |
|
PHẦN II: Đọc- hiểu văn bản (3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
“...Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về đến gần nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn!Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta ta chỉ muốn đến một nơi nào , ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.”
( Trích “ Đi bộ ngao du” - Ru- xô, SGK Ngữ Văn 8, tập 2, trang 100)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là phương thức nào?(0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả người đi bộ khác với những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt như thế nào?(0,5 điểm)
Câu 3. Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác dụng, ý nghĩa của việc đi bộ đối với mọi người?(1,5 điểm)
Phần III. Tập làm văn (5,0 điểm)
Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
Hết
|
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II Môn: NGỮ VĂN 8 Thời gian làm bài: 90 phút
|
PHẦN I – Tiếng Việt: (2,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng : 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
B |
A |
A |
C |
B |
A |
C |
PHẦN II: Đọc, hiểu văn bản (3,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là phương thức nghị luận ( 0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả người đi bộ khác với những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt ở chỗ:
- Người đi bộ sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ; khoan khoái và hài lòng với tất cả.( 0,25 điểm)
- Những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, hoặc đau khổ.( 0,25 điểm)
Câu 3.
* Hình thức: Đoạn văn ( 0,5 điểm)
* Nội dung:
- Đi bộ giúp cho con người mở mang sự hiểu biết, trau dồi tri thức… ( 0,5 điểm)
- Đi bộ giúp cho con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, có ý thức bảo vệ thiên nhiên…( 0,5 điểm)
-Đi bộ giúp cho con người rèn luyện sức khỏe, tinh thần thoải mái….( 0,25 điểm)
- Phải rèn thói quen đi bộ thường xuyên…( 0,25 điểm)
Phần III. Tập làm văn: (5,0 điểm)
Đảm bảo cấu trúc: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề. Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề.Phần kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được cảm xúc , suy nghĩ, nhận thức của cá nhân.( 0,5 điểm)
Xác định rõ vấn đề nghị luận: mối quan hệ giữa “ học” và “ hành”có quan hệ chặt chẽ. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã góp một ý kiến xác đáng về vấn đề này trong bài “ Bàn luận về phép học” của mình.(0,25 điểm)
Học sinh có thể làm bài qua các luận điểm sau:
*Luận điểm1: Giới thiệu ngắn gọn các luận điểm được nêu trong bài “ Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp.( 0,5 điểm).
*Luận điểm 2:Giải thích “ học” và “ hành”.( 1.0 điểm)
- Học: đây là một quá trình tiếp nhận, lĩnh hội tri thức, kinh nghiệm từ sách vở và thực tiễn vào bên trong đầu óc của con người. Học còn có thể hiểu là nắm bắt lí thuyết, biến lí thuyết thành kĩ năng, năng lực của mình.
- Hành: là quá trình vận dụng tri thức, kinh nghiệm đã học vào trong cuộc sống thực tiễn của cuộc sống. việc này nhằm hoàn thành một công việc cụ thể và tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Hành còn có thể hiểu là quá trình biến lí thuyết thành hành động cụ thể.
* Luận Điểm 3: Mối quan hệ giữa “học” và “hành”(1.75 điểm)
- học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ, lý thuyết soi sáng thực tiễn, thực tiễn làm sáng tỏ lý thuyêt. Lý thuyết không có thực tiễn là lý thuyeets suông, thực tiễn mà không có lý thuyết là thực tiễn mù quáng. -> Lấy dẫn chứng minh họa.
- Việc kết hợp giữa học và hành có ý nghĩa vô cùng to lớn: tạo ra hiệu quả trong lao động và học tập, tạo nhiều nhân tài cho đất nước….
*
Luận điểm 4. Phê phán những lối học lệch lạc: học
mà không có hành, hành mà không có học.( 0,25 điểm)
*
Luận điểm 5. Suy nghĩ cần học và hành như thế nào?(
0.75 điểm)
- Học phải được phổ biến rộng khắp
- Học phải bắt đầu từ những cái cơ bản đến phức tạp, từ dễ đến khó
- Học phải kết hợp với thực hành thì mới có thể hiệu quả và thành công
Thang điểm cụ thể:
-Từ 4.0- 5.0 điểm : đảm bảo đủ các yêu cầu trên. Bài viết lập luận chặt chẽ, thuyết phục,
-Từ 3.0- 3,75 điểm:đảm bảo đủ các yêu cầu trên, tuy nhiên một vài luận điểm chưa lập luận chặt chẽ.
-Từ 2.0 – 2,75:đủ các luận điểm nhưng viết sơ sài chưa làm nổi bật vấn đề nghi luận.
-Từ 0,5- 1,75: thiếu một số các luận điểm.
-0 điểm: lạc đề.
Ngoài Bộ đề thi cuối học kì 2 lớp 8 môn Văn năm 2022-2023 thì các đề thi trong chương trình lớp 8 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.