Đề Kiểm Tra GDCD 7 Cuối Học Kì 2 Năm Học 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra GDCD 7 Cuối Học Kì 2 Năm Học 2021-2022 Có Đáp Án được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Trong quá trình học tập, việc kiểm tra cuối kì là một bước quan trọng để đánh giá và tổng kết kiến thức đã được học trong suốt năm học. Và hôm nay, chúng ta sẽ đối mặt với một bài kiểm tra đặc biệt – Đề Kiểm Tra GDCD lớp 7 cuối học kì 2 năm học 2021-2022. Đề kiểm tra này không chỉ cung cấp những câu hỏi thử thách mà còn kèm theo đáp án để chúng ta tự đánh giá kết quả của mình.
Đề Kiểm Tra GDCD 7 cuối học kì 2 năm học 2021-2022 là cơ hội để chúng ta áp dụng những kiến thức đã học, nhìn lại quá trình học tập và đánh giá sự tiến bộ của bản thân. Bài kiểm tra này sẽ đảm bảo đánh giá toàn diện khả năng hiểu và ứng dụng của chúng ta về các chủ đề quan trọng trong môn GDCD như quyền và trách nhiệm công dân, đạo đức và nhân văn.
Đặc biệt, đề kiểm tra này cung cấp đáp án để chúng ta tự kiểm tra và so sánh kết quả của mình. Điều này rất quan trọng để chúng ta nhận biết điểm mạnh và yếu của mình, từ đó có thể rút ra những kinh nghiệm và hướng dẫn cho việc cải thiện trong tương lai. Đồng thời, việc có đáp án cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách lý giải và áp dụng kiến thức vào thực tế.
Với sự chuẩn bị kỹ càng và quyết tâm, chúng ta sẽ đạt được thành công trong bài kiểm tra cuối kì này. Qua đó, chúng ta sẽ có cơ hội đánh giá lại kiến thức và hiểu rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của một công dân trong xã hội, đồng thời củng cố các giá trị đạo đức và nhân văn quan trọng để xây dựng một tương lai tốt đẹp.
Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
ĐỀ 1 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 7 Thời gian: 45 phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm).
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch?
A. Minh luôn luôn thay đổi lịch làm việc và tự học.
B. Hôm nào Hân cũng tự học nghiêm túc, trừ khi có phim hay hoặc bóng đá quốc tế.
C. Đang nấu ăn, các bạn đến rủ Vân đi chơi, Vân cũng đi.
D. Tối nào Lan cũng ngồi vào bàn học đúng giờ.
Câu 2: Việc làm nào vi phạm quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
A. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
B. Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch.
C. Không cho trẻ em làm những công việc nặng nhọc.
D. Không cho con gái đến trường học.
Câu 3: Hành vi nào sau đây tham gia bảo vệ môi trường?
A. Trồng cây xanh xung quanh nhà ở, trường học.
B. Xả rác thải xung quanh lớp học.
C. Khai thác nước ngầm bừa bãi.
D. Bón phân cho cây cối không theo quy trình.
Câu 4: Trên đường đi học về Nam thấy một cơ sở sản xuất gỗ mĩ nghệ bắt nhiều trẻ em làm công việc nặng nhọc. Nếu là Nam trong trường hợp này em sẽ làm gì?
A. Im lặng bỏ qua vì không phải việc của mình.
B. Báo cho cơ quan có chức năng giải quyết.
C. Vào nhắc nhở người chủ cơ sở sản xuất.
D. Nhờ cha mẹ, thầy cô đến can thiệp.
Câu 5: Bộ máy nhà nước gồm mấy cấp?
A. 6 cấp. B. 3 cấp. C. 5 cấp . D. 4 cấp.
Câu 6: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?
A. do cán bộ các thôn bầu ra. B. do UBND xã bầu ra.
C. do nhân dân trong xã bầu ra. D. do HDND huyện bầu ra.
Câu 7: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của?
A. của tất cả mọi người. B. của chính phủ. C. của nông dân. D. của cán bộ kiểm lâm.
Câu 8: Khi mở trang trại chăn nuôi bà Năm không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Ta có thể kiện bà Năm về vi phạm gì?
A. Phá hoại môi trường. B. Gây ô nhiễm môi trường. C. Gây mất đoàn kết. D. Xây dựng trái phép.
Câu 9: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Hoàng thành Thăng Long Hà Nội. B. Đền Hùng. C. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. D. Thánh địa Mỹ Sơn.
Câu 10: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể?
A. Hội chọi trâu Đồ Sơn. B. Áo lụa Hà Đông. C. Tranh dân gian làng Hồ. D. Trống đồng Đông Sơn.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5điểm)
* Câu 11: ( 2đ ) Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường? Em làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
* Câu 12: ( 0,5đ ) Em sẽ làm gì khi bạn bè rủ em ra quán hút thuốc lá và uống rượu?
* Câu 13: ( 1 đ ) Kể tên hai loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt mà em biết?
* Câu 14: ( 1,5 đ ) Trẻ em có bổn phận gì đối với gia đình, nhà trường? Vì sao phải thực hiện tốt bổn phận đó?
ĐÁP ÁN
ĐÁP ÁN TNKQ MÔN GDCD 7(5 điểm).
Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm.
-
Câu
ĐA
Câu
ĐA
1
D
6
C
2
D
7
A
3
A
8
B
4
B
9
C
5
D
10
D
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN:
*Câu 11: ( 2đ ) HS nêu được:
a/ Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. ( 1 đ ).
b/ HS nêu được những việc bản thân làm được như sau: ( nêu được 4 ý mỗi ý 0.25đ )
- Tham gia vệ sinh trường, lớp, nơi ở.
- Trồng và chăm sóc cây xanh.
- Tuyên truyền vận động bạn bè, người dân bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường hoặc các hoạt động do địa địa phương tổ chức.
* Câu 12: ( 0,5đ ) HS nêu được cách ứng xử.
- Kiên quyết từ chối không hút thuốc lá hoặc không uống rượu.( 0.25đ )
- Khuyên can bạn không hút thuốc lá, không uống rượu và giải thích để bạn hiểu những việc làm đó là vi phạm bổn phận của trẻ em và có hại cho sức khỏe. ( 0.25đ )
* Câu 13: ( 1 đ ) Kể tên hai loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt:
- Tài nguyên Rừng. Nước....
* Câu 14: ( 1,5đ ) HS nêu được 2 ý sau:
a/ Bổn phận của trẻ em đối với gia đình và nhà trường: ( 1 đ )
- Đối với gia đình: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, giúp đỡ gia đình những việc làm vừa sức.
- Đối với nhà trường: Chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết, tương thân tương ái với bạn bè.
b/ Giải thích được vì sao cần phải thực hiện tốt bổn phận đó là vì: ( 0,5đ )
- Thực hiện tốt các bổn phận sẽ được rèn luyện để trở thành những công dân có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
ĐỀ 2 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 7 Thời gian: 45 phút |
I. PHẦN 1. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) - Em hãy chọn và viết đáp án đúng vào bảng
Câu 1: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào xâm phạm đến quyền trẻ em?
A. Đánh đập, hành hạ trẻ em. B. Không bắt trẻ em bỏ học để lao động kiếm sống.
C. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng. D. Buộc trẻ em nghiện hút phải đi cai nghiện.
Câu 2: Bản chất Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
A. nhà nước do nhân dân, vì nhân dân. B. nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. nhà nước của dân, do dân và vì dân. D. nhà nước mang bản chất của giai cấp nông dân
Câu 3: Hành vi nào sau đây được xem là hành vi mê tín dị đoan?
A. Thờ cúng ông bà, tổ tiên B. Chữa bệnh bằng cách cúng bái
C. Đi lễ chùa vào dịp đầu năm D. Tổ chức hôn lễ trong nhà thờ
Câu 4: Đạo Tin lành, Đạo Hòa hảo, Đạo Cao đài được coi là?
A. Tín ngưỡng B. Tôn giáo C. Mê tín dị đoan D. Tà giáo
Câu 5: Cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Quốc hội B. Chính phủ
C. Tòa án nhân dân tối cao D. Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Câu 6: Tôn giáo là?
A. niềm tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, trái với lẽ tự nhiên.
B. niềm tin của con người vào những lực lượng thần bí: Thần linh, Thượng đế, Chúa trời….
C. hệ thống giáo lí, nghi lễ thể hiện sự sùng bái những điều trái với lẽ tự nhiên.
D. một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức thông qua các giáo lý, nghi lễ thể hiện sự sùng bái ấy.
Câu 7: Hành vi nào vi phạm quy định về trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước?
A. Bảo vệ các cơ quan nhà nước
B. Chống đối người thi hành công vụ.
C. Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.
D. Giám sát, góp ý kiến vào hoạt động của các đại biểu do mình bầu ra.
Câu 8: "Trẻ em có quyền khai sinh và có quốc tịch" thuộc nhóm quyền:
A. Quyền được bảo vệ của trẻ em Việt Nam. B. Quyền được chăm sóc của trẻ em Việt Nam.
C. Quyền được giáo dục của trẻ em Việt Nam. D. Quyền phát triển của trẻ em Việt Nam
Câu 9: Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân chia thành mấy loại cơ quan?
A. 3 loại B. 4 loại C. 5 loại D. 6 loại
Câu 10: Hành vi nào sau đây thể hiện đúng với bổn phận của trẻ em?
A. Tham gia các tệ nạn xã hội.
B. Không chú ý học tập, rèn luyện.
C. Dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe.
D. Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác.
Câu 11: Trong nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta không quy định điều nào sau đây?
A. Công dân không có quyền theo tín ngưỡng, tôn giáo .
B. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào.
C. Công dân đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền thôi không theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.
D. Công dân đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền chuyển sang theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.
Câu 12: Chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các cấp là?
A. Làm Hiếp pháp và sửa đổi Hiến pháp.
B. Giám sát việc tuân theo Hiếp pháp và pháp luật ở địa phương.
C. Tổ chức việc thi hành Hiếp pháp và pháp luật ở địa phương.
D. Bảo vệ công lí, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Câu 13: “Trẻ em được chung sống với bố mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình” là thuộc nhóm quyền:
A. Quyền được bảo vệ của trẻ em Việt Nam. B. Quyền được chăm sóc của trẻ em Việt Nam.
C. Quyền được giáo dục của trẻ em Việt Nam. D. Quyền phát triển của trẻ em Việt Nam.
Câu 14: Cơ quan nào là cơ quan đại diện cho quyền lực của nhân dân tại cấp xã (phường, thị trấn)?
A. Hội đồng nhân dân xã C. Ủy ban nhân dân xã
B. Tòa án nhân dân D. Viện kiểm sát nhân dân
Câu 15: Trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là?
A. xâm hại, lấn chiếm cơ sở thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo mình không theo.
B. kích động, gây mất đoàn kết giữa tín đồ của các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
C. thực hiện nghiêm túc quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
D. lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo làm trái pháp luật.
Câu 16: Học sinh có thể thực hiện trách nhiệm của bản thân với gia đình, nhà trường bằng việc làm nào sau đây?
A. Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.
B. Đánh bạc, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe.
C. Không tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức.
D. Làm trái nội quy trường học, lớp học.
Câu 17: Hành vi nào sau đây không phải là hành vi mê tín, dị đoan?
A. Dâng sao, giải hạn một cách tốn kém. C. Chữa bệnh bằng việc cúng bái.
B. Tham gia Hội thánh đức chúa Trời. D. Đi lễ chùa, thắp hương vào mùng một.
Câu 18: “ Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.” là nội dung của quyền nào sau đây?
A. Quyền phát triển của trẻ em Việt Nam. C. Quyền được học tập của trẻ em Việt Nam.
B. Quyền được giáo dục của trẻ em Việt Nam. D. Quyền được chăm sóc của trẻ em Việt Nam.
Câu 19: Em hãy cho biết, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay là ai?
A. Ông Nguyễn Xuân Phúc C. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân
B. Ông Nguyễn Phú Trọng D. Ông Phùng Xuân Nhạ
Câu 20: Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân là?
A. Làm Hiếp pháp và sửa đổi Hiến pháp.
B. Tổ chức việc thi hành Hiếp pháp và pháp luật ở địa phương.
C. Bảo vệ công lí, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
D. Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp
II. PHẦN 2. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)
Câu 1: (1.5 điểm) Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan? Em hãy nêu 02 hành vi mê tín dị đoan và hậu quả của những hành vi đó?
Câu 2: ( 1.5 điểm) Hãy nêu bổn phận của học sinh đối với gia đình và nhà trường? Cho 02 ví dụ cụ thể những việc em đã thực hiện được?
Câu 3: ( 2 điểm) Hoàn thành sơ đồ phân công và phân cấp bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng: 0.25đ
- Đáp án:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
C |
B |
B |
B |
D |
B |
A |
B |
C |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
B |
B |
A |
A |
C |
A |
D |
C |
B |
D |
Phần II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1: Câu 1:
- Phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan ( 1 điểm)
-
Giống nhau
Đều là niềm tin vào một lực lượng thần bí, linh thiêng nào đó.
Kháu nhau
Tín ngưỡng
Mê tín dị đoan
Là niềm tin của con người vào một lực lượng thần bí nào đó như thần linh, Thượng đế, Chúa trời,…
VD: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng làng,….
Là niềm tin mơ hồ, nhảm nhí, gây ảnh hưởng đến cá nhân và cộng đồng.
VD: xem bói, chữa bệnh bằng cách cúng bái…..
- Học sinh nêu đủ 2 ví dụ về mê tín dị đoan và phân tích được hậu quả của những hành vi đó (0.5 điểm)
Câu 1:
- Trách nhiệm của học sinh đối với gia đình và nhà trường ( 1 điểm)
-
Trách nhiệm với gia đình
Trách nhiệm với nhà trường
- Yêu quý, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình
- Chăm sóc, giúp đỡ người thân trong gia đình
- Lễ phép, vâng lời người lớn
- Kính trọng thầy cô giáo, bạn bè xung quanh
- Chăm chỉ học tập, hoàn thành chường trình phổ cập giáo dục
- Không làm tổn hại danh dự nhà trường, thầy cô, bạn bè.
- Ví dụ: HS nêu được 02 việc làm cụ thể ( 0.5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
Sơ đồ phân công và phân cấp bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phân công Phân cấp |
CQ Quyền lực NN |
CQ Hành chính NN |
TAND |
VKSND |
Trung ương |
Quốc Hội |
Chính phủ |
TAND Tối cao |
VKSND tèi cao |
Tỉnh (TP trực thuộc TƯ) |
HĐND (Tỉnh, TP trực thuộc trung ương) |
UBND (Tỉnh, TP trực thuộc trung ương) |
TAND (Tỉnh, TP trực thuộc trung ương) |
VKSND (Tỉnh, TP trực thuộc trung ương) |
Quận, Huyện (Q, TX trực thuộc Tỉnh) |
HĐND Quận – Huyện (TP – Thị xã trực thuộc tỉnh) |
UBND Quận – Huyện (TP – Thị xã trực thuộc tỉnh) |
TAND Quận – Huyện (TP – Thị xã trực thuộc tỉnh) |
VKSND Quận – Huyện (TP – Thị xã trực thuộc tỉnh) |
X· (P, TT) |
HĐND xã phường, trị trấn |
UBND xã phường, trị trấn |
|
|
ĐỀ 3 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 7 Thời gian: 45 phút |
I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm). Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Áo dài Việt Nam, được xếp vào loại di sản văn hóa nào?
A. Di sản văn hóa vật thể
B. Di sản văn hóa phi vật thể
C. Di vật, cổ vật
D. Bảo vật quốc gia
Câu 2: Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá vật thể?
A. Cố đô Huế
B. Bí quyết nghề đúc đồng
C. Hát ca trù
D. Trang phục áo dài truyền thống
Câu 3: Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam vào ngày tháng năm nào ?
A . Ngày 2/7/1976
C. Ngày 2/7/1975
B. Ngày2/5/1976
D. Ngày 2/6/1976
Câu 4: Biện pháp nào dưới đây có tác dụng bảo vệ môi trường?
A. Dùng than tổ ong để đốt thay củi, rơm, rạ cho đỡ khói và bụi.
B. Bón thật nhiều phân hoá học để cây trồng lên thật xanh tốt.
C. Xử lí nước thải công nghiệp trước khi đổ vào nguồn nước.
D. Diệt hết các loại côn trùng để bảo vệ cây trồng.
Câu 5: Ủy ban nhân dân do ai hoặc cơ quan nào bầu ra?
A. Nhân dân bầu ra.
B. Chính phủ bầu ra.
C. Ủy ban nhân dân cấp trên bầu ra.
D. Hội đồng nhân dân bầu ra.
Câu 6: Hành vi nào sau đây không phải là mê tín dị đoan?
A. Xem bói
B. Chữa bệnh bằng bùa phép
C. Xin thẻ
D. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.
Câu 7: Chính phủ do ai hoặc cơ quan nào bầu ra?
A. Do nhân dân bầu ra
C. Do Uỷ ban nhân dân bầu ra
B. Do Quốc hội bầu ra
D. Do Hội đồng nhân dân bầu ra
Câu 8: Hành vi nào sau đây là vi phạm qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường?
A. Thả động vật hoang dã về rừng.
C. Giữ vệ sinh xung quanh trường học, nơi ở
B. Trồng cây gây rừng phủ xanh đồi trọc.
D. Phá rừng để trồng cây lương thực.
Câu 9: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
A.Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em.
B.Tạo cơ hội để trẻ tật nguyền hoà nhập với cộng đồng.
C. Để trẻ em phải làm những công việc nặng nhọc.
D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
Câu 10: Chương trình "Giờ trái đất" kêu gọi mọi người hưởng ứng bằng hành động gì?
A. Dọn vệ sinh trong một giờ.
B. Xem TV trong một giờ
C. Tắt điện trong một giờ
D. Ngưng dùng điện thoại trong một giờ
II. TỰ LUẬN (5.0 điểm)
Câu 1: (1.0 đ) Em hãy nêu 4 việc làm của mê tín dị đoan?
Câu 2 (1.0 điểm): Kể tên 4 di sản văn hoá ở nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới?
Câu 3: (3.0 điểm): Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải một số hình ảnh, bài viết của một nhóm người về mê tín dị đoan. Đây là hiện tượng tiêu cực của xã hội đang được mọi người quan tâm .
Em hãy nêu nguyên nhân, hâu quả và trình bày phương hướng hành động để góp phần giảm thiểu hiện tượng tiêu cực trên ?
.
Câu |
ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM |
BIỂU ĐIỂM |
|||||||||||||||||||||||
I. Trắc nghiệm (5,0 điểm)
|
(Mỗi câu đúng được 0,5 đ) |
||||||||||||||||||||||||
II. Tự luận |
5,0 điểm |
||||||||||||||||||||||||
1 (1,0 đ) |
Bốn việc làm mê tín dị đoan - Chữa bệnh bằng phù phép. - Cho con uống nước "thánh" để chữa bệnh. - Đi xem bói. - Cúng bái trước khi đi thi để đạt điểm cao.
|
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
|
|||||||||||||||||||||||
2 (1,0 đ) |
Bốn di sản văn hóa ở nước ta được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. - Thánh địa Mĩ Sơn. - Vịnh Hạ Long - Cồng chiêng Tây Nguyên. - Nhã nhạc cung đình Huế.
|
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm
|
|||||||||||||||||||||||
3 (3 đ) |
a. Nguyên nhân: - Do thiếu sự hiểu biết của bản than. - Do tin một cách mù quáng, nhảm nhí không có thật. - Do bị lôi kéo, lợi dụng, lòng tin của kẻ xấu. ... b. Hậu quả: - Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, tiền của, thời gian, sức khỏe, ảnh hưởng đến tính mạng của con người. c. Khắc phục: Tích cực học tập; giải thích bạn bè, gia đình biết tác hại của mê tín dị đoan; không nghe theo lời xúi dục của người khác; khi phát hiện hành vi mê tín báo ngay cơ quan công an. |
(1 điểm)
(1 điểm)
(1 điểm)
|
Lưu ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
ĐỀ 4 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 7 Thời gian: 45 phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm).
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là làm việc có kế hoạch?
A. Minh luôn luôn thay đổi lịch làm việc và tự học.
B. Hôm nào Hân cũng tự học nghiêm túc, trừ khi có phim hay hoặc bóng đá quốc tế.
C. Đang nấu ăn, các bạn đến rủ Vân đi chơi, Vân cũng đi.
D. Tối nào Lan cũng ngồi vào bàn học đúng giờ.
Câu 2: Việc làm nào vi phạm quyền được bảo vệ chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
A. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng.
B. Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch.
C. Không cho trẻ em làm những công việc nặng nhọc.
D. Không cho con gái đến trường học.
Câu 3: Hành vi nào sau đây tham gia bảo vệ môi trường?
A. Trồng cây xanh xung quanh nhà ở, trường học.
B. Xả rác thải xung quanh lớp học.
C. Khai thác nước ngầm bừa bãi.
D. Bón phân cho cây cối không theo quy trình.
Câu 4: Trên đường đi học về Nam thấy một cơ sở sản xuất gỗ mĩ nghệ bắt nhiều trẻ em làm công việc nặng nhọc. Nếu là Nam trong trường hợp này em sẽ làm gì?
A. Im lặng bỏ qua vì không phải việc của mình.
B. Báo cho cơ quan có chức năng giải quyết.
C. Vào nhắc nhở người chủ cơ sở sản xuất.
D. Nhờ cha mẹ, thầy cô đến can thiệp.
Câu 5: Bộ máy nhà nước gồm mấy cấp?
A. 6 cấp. B. 3 cấp. C. 5 cấp . D. 4 cấp.
Câu 6: Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?
A. do cán bộ các thôn bầu ra. B. do UBND xã bầu ra.
C. do nhân dân trong xã bầu ra. D. do HDND huyện bầu ra.
Câu 7: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của?
A. của tất cả mọi người. B. của chính phủ. C. của nông dân. D. của cán bộ kiểm lâm.
Câu 8: Khi mở trang trại chăn nuôi bà Năm không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Ta có thể kiện bà Năm về vi phạm gì?
A. Phá hoại môi trường. B. Gây ô nhiễm môi trường. C. Gây mất đoàn kết. D. Xây dựng trái phép.
Câu 9: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa phi vật thể?
A. Hoàng thành Thăng Long Hà Nội. B. Đền Hùng. C. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. D. Thánh địa Mỹ Sơn.
Câu 10: Di sản văn hóa nào dưới đây là di sản văn hóa vật thể?
A. Hội chọi trâu Đồ Sơn. B. Áo lụa Hà Đông. C. Tranh dân gian làng Hồ. D. Trống đồng Đông Sơn.
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5điểm)
Câu 11: ( 2đ ) Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường? Em làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 12: ( 0,5đ ) Em sẽ làm gì khi bạn bè rủ em ra quán hút thuốc lá và uống rượu?
Câu 13: ( 2 đ ) Kể tên hai loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt mà em biết?
Câu 14: ( 1,5 đ ) Trẻ em có bổn phận gì đối với gia đình, nhà trường? Vì sao phải thực hiện tốt bổn phận đó?
ĐÁP ÁN TNKQ MÔN GDCD 7(5 điểm).
Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm.
-
Câu
Mã đề 1
Mã đề 2
Mã đề 3
Mã đề 4
1
C
B
A
D
2
C
B
A
D
3
D
C
B
A
4
A
D
C
B
5
C
B
A
D
6
B
A
D
C
7
D
C
B
A
8
A
D
C
B
9
B
A
D
C
10
C
B
A
D
ĐÁP ÁN TỰ LUẬN:
Câu 11: ( 2đ ) HS nêu được:
a/ Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. ( 1 đ ).
b/ HS nêu được những việc bản thân làm được như sau: ( nêu được 4 ý mỗi ý 0.25đ )
- Tham gia vệ sinh trường, lớp, nơi ở.
- Trồng và chăm sóc cây xanh.
- Tuyên truyền vận động bạn bè, người dân bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường hoặc các hoạt động do địa địa phương tổ chức.
Câu 12: ( 0,5đ ) HS nêu được cách ứng xử.
- Kiên quyết từ chối không hút thuốc lá hoặc không uống rượu.( 0.25đ )
- Khuyên can bạn không hút thuốc lá, không uống rượu và giải thích để bạn hiểu những việc làm đó là vi phạm bổn phận của trẻ em và có hại cho sức khỏe. ( 0.25đ )
Câu 13: ( 1 đ ) Kể tên hai loại tài nguyên thiên nhiên có nguy cơ cạn kiệt:
- Tài nguyên Rừng. Nước....
Câu 14: ( 1,5đ ) HS nêu được 2 ý sau:
a/ Bổn phận của trẻ em đối với gia đình và nhà trường: ( 1 đ )
- Đối với gia đình: Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, giúp đỡ gia đình những việc làm vừa sức.
- Đối với nhà trường: Chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết, tương thân tương ái với bạn bè.
b/ Giải thích được vì sao cần phải thực hiện tốt bổn phận đó là vì: ( 0,5đ )
- Thực hiện tốt các bổn phận sẽ được rèn luyện để trở thành những công dân có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
ĐỀ 5 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 7 Thời gian: 45 phút |
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
Câu 1. Việc làm nào sau đây không thực hiện quyền của trẻ em?
a. Cho trẻ em đi tiêm chủng |
c. Để trẻ được góp ý kiến rong gia đình |
b. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng |
d. Luôn chiều theo mọi đòi hỏi của trẻ |
Câu 2. Bên cạnh các nhóm quyền của mình trẻ em cần có nghĩa vụ gì?
a. Vui chơi , giải trí |
c. Tự giác học tập, biết yêu thương, kính trọng vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô. |
b. Sống và làm việc có kế hoạch của bố mẹ |
d. Yêu thiên nhiên sống hòa hợp với thiên nhiên |
Câu 3. Luôn chủ động và tự giác học tập chăm chỉ không cần ai nhắc nhở là ?
a. Nghĩa vụ của trẻ em |
c. Là quyền của trẻ em |
b. Là quyền và nghĩa vụ của trẻ em |
d. Đáp án a, b ,c đúng |
Câu 4. Công dân có quyền tự do tín ngưỡng là?:
a. Có thể theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào b. Công dân đang theo 1 tín ngưỡng, tôn giáo nào đó có thể thôi mà không ai được cản trở, bắt ép. |
c. Không bắt ép phải theo tín ngưỡng hay tôn giáo nào, nhưng đã theo thì phảo theo đến cùng d. Đáp án a và b đúng |
|
|
Câu 5. Hành vi nào vi phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng a. Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như; Chùa., miếu thờ, nhà thờ |
c. Cho rằng mình không mê tín, Anh B Cấm người trong gia đình mình không được thờ cúng và đi lễ chùa, đi lễ phật. |
|
|
b. Tôn trọng và phát huy truyền thống của các lễ hội, lễ nghi tôn giáo. |
d. Đảm bảo cho các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường trên cơ sở tôn trọng Pháp luật |
|
Câu 6. Hành vi thể hiện mê tín dị đoan cần phê phán?
a. Trước khi đi thắp hương mong tổ tiên phù hộ cho may mắn, làm được bài, đạt điểm cao |
c. Đi lễ chùa, đi lễ nhà thờ, Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên |
b. Làm bất cứ việc gì đều nhờ thầy xem bói phán quyết và làm theo |
d. Luôn thắp hương vào ngày mồng 1 và ngày rằm |
Câu 7. Đâu là biểu hiện mê tín dị đoan trong học sinh?
a. Trước khi đi thi không cắt tóc, ngày đi thi không ăn trứng, không ăn chuối, hay ăn bí |
c. Mỗi lần đi thi thắp hương lên bàn thờ tổ tiên |
b. Sợ đen đủi bị điểm kém khi cô giáo gọi lên bảng nên phải học bài kỹ từ nhà |
d. Tin là hôm nay đến lớp cô sẽ gọi mình, An học và hoàn thành hết bài tập ở nhà. |
Câu 8. Xét từ cao xuống thấp, Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm có những cấp nào?
a. Cấp Tỉnh -thành, cấp Quận -Huyện, cấp xã- phường và cấp Trung ương |
c. Cấp Trung ương, Cấp Tỉnh(thành), cấp Quận (Huyện) và cấp xã (phường) |
b. Cơ quan Quyền lực, cơ quan hành chính, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm soát |
d. Quốc Hội, Chính phủ , hội đồng nhân dân tỉnh, hội đồng nhân dân tỉnh, hội đồng nhân dân xã. |
Câu 9. Các vị lãnh đạo cấp cao của bộ máy nhà nước ta hiện nay là?
a. Tổng bí thư – Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội- Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng chính phủ- Trần Đại Quang; Chủ tịch nước - Nguyễn Xuân Phúc. |
b. Tổng bí thư – Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch quốc hội- Nguyễn Thị Kim Ngân; Thủ tướng chính phủ- Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch nước - Trần Đại Quang. |
c. Tổng bí thư – Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội- Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng chính phủ- Trần Đại Quang; Chủ tịch nước - Nguyễn Thị Kim Ngân. |
d. Tổng bí thư – Trần Đại Quang, Chủ tịch quốc hội- Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng chính phủ- Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ tịch nước - Nguyễn Xuân Phúc. |
Câu 10. Khi cần xin dấu xác nhận của địa phương cho hộ chiếu, lý lịch hay làm giấy khai sinh,đăng ký kết hôn con cần đến cơ quan nào ?
a. Hội đồng nhân dân xã |
c. Ủy ban nhân dân xã |
b. Ủy ban nhân dân Tỉnh |
d. Văn phòng chính phủ |
PHẦN II. TỰ LUẬN (7điểm)
Câu 1. (2 điểm) Theo số liệu điều tra thì trung bình cứ 8 giờ có 1 trẻ em (gái hoặc trai) bị xâm hại tình dục, đó là con số báo động cho tình trạng trẻ em bị xâm hại hiện nay.
c. Theo con, mình và các bạn cần làm gì để phòng tránh không bị xâm hại?
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
d. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào của trẻ em?
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
Câu 2. (3 điểm) Sau một tuần ôn luyện, hôm nay, Tuấn đi thi. Mẹ đã nấu cho Tuấn món canh bí đỏ mà cậu rất thích, nhưng Bà Tuấn đã mang cất đi, bà bảo Tuấn không được ăn canh đó, bà đưa cho Tuấn ăn canh đỗ đỏ hầm xương. Tuấn thắc mắc không hiểu vì sao, nhưng để bà vui vẫn phải ăn ?
c. Theo con, vì sao bà lại bảo Tuấn làm như vậy?
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
d. Cách làm của mẹ Tuấn thể hiện bác ấy là người Như thế nào?. Trọng học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín dị đoan không? Hãy kể ra 4 biểu hiện có mê tín. Nêu quan điểm của em về vấn đề này?
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
Câu 3. (2 điểm) Khi trưởng thành, nếu có cơ hội em muốn được ứng cử vào chức vụ nào trong bộ máy nhà nước? Tại sao?
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
ĐÁP ÁN
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
- Mỗi câu trả lời đúng: 0.3đ
- Đáp án:
-
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
d
c
b
d
c
b
a
c
b
c
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1. Mỗi ý đúng: 1 điểm. Mỗi ý đúng: 0.5 điểm
a. Nên phòng tránh bằng cách giữ khoảng cách và hành vi thân mật đúng với từng người như
-Với bố mẹ có thể được ôm
-Ông bà Nôi, Ngoại, anh chị em ruột được khoác tay, ôm hờ
-Họ hàng thân quen hì được bắt tay
-Người lạ đến gần thì xua tay
b. Xâm phạm đến quyền được bảo vệ của trẻ em.
Câu 2.
a. Việc làm đó của bà hể hiện bà là người mê ín dị đoan (0,5đ) . Bà nghĩ rằng ăn canh bí thì sẽ bị bí không nghĩ ra được câu trả lời, không làm được bài. Chỉ có canh đỗ đỏ mới mang lại may mắn. Nên bà đa bảo Tuấn ăn canh đỗ thay canh bí. (0.5đ)
b. Mẹ Tuấn là người không mê tín dị đoan. (0,5đ). Trong học sinh hiện nay có hiện tượng mê tín. Ví dụ: Không ăn chuối khi đi thi, không cắt tóc khi đi thi, Bị nhiều lần gọi lên bảng cho rằng mình bị đen, xem bước chân nào ra cổng. Đi chùa cúng trước khi đi thi?(0.5đ)
-Quan điểm của em: Quan trọng là ở bản thân mình. Nếu mình khong chủ động tiêp cận và học bài thì trong đầu không có kiến thức hì có thắp hương cầu nguyện mãi cũng không đạt được như mong muốn.
Câu 3. Nêu được nguyện vọng và giải thích lý do hợp lý với pháp luật, đạo đức công dân, giúp ích cho mọi người.
ĐỀ 6 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 7 Thời gian: 45 phút |
Câu 1: (1 điểm)
Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
Câu 2: (2 điểm)
Vì sao chúng ta lại phải bảo vệ môi trường?
Câu 3: (3 điểm)
Nêu bổn phận của trẻ em? Liên hệ việc thực hiện bổn phận đó của bản thân em.
Câu 4: (2 điểm)
Nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa?
Câu 5: (2 điểm)
Trong một lần đi tham quan Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động những chữ khắc, viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Hằng tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để lại cho hậu thế biết: Nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.
Em đồng tình với quan điểm nào? Vì sao?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu |
Đáp án |
Biểu điểm |
1 |
Sống, làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng. |
1 điểm |
2 |
- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, bảo đảm cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường. - Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. - Bảo vệ tốt môi trường thì con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài. |
0,75 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm |
3 |
- Bổn phận của trẻ em: + Yêu Tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. + Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác. + Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. + Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. + Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc, dùng các chất kính thích có hại cho sức khỏe. - Liên hệ bản thân: Cần làm tốt bổn phận của trẻ em. + Biết yêu quê hương, Tổ quốc mình. + Không làm sai pháp luật, không lấy trộm đồ của người khác. + Yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn. + Chăm chỉ học tập. + Không rơi vào các tệ nạn xã hội. |
0,5 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,5 điểm 0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm 0,25 điểm |
4 |
- Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. - Những kinh nghiệm đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. |
1 điểm
1 điểm |
5 |
- Em đồng tình với quan điểm của bạn Hằng. - Vì: + Vịnh Hạ Long là di sản văn hóa thế giới, là niềm tựu hào cảu dân tộc, chúng ta cần phải giữ gìn di sản này. + Viết, khắc tên trên các hang động như thế làm cảnh quan trở nên xấu mất vẻ đẹp tự nhiên của nó. + Nguy cơ làm hủy hoại di sản văn hóa. |
0,5 điểm 0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm |
ĐỀ 8 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 7 Thời gian: 45 phút |
A - PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. (0,5 điểm) Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực nhà nước?
A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Chính phủ
C. Quốc hội D. Toà án nhân dân
Câu 2. (0,5 điểm) Hành vi nào dưới đây là phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng?
A. Nói tục nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo
B. Nói chuyện ồn ào trong lúc xin tội
C. Mặt quần áo thiếu văn hóa vào chùa, nhà thờ
D. Phá phách nơi thờtự
Câu 3. (0,5 điểm) Chiếc áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam thuộc loại di sản văn hóa:
A. Truyền thống B. Vật thể C. Phi vật thể D. Nét đẹp
Câu 4. (0,5 điểm) Công an giải quyết việc nào dưới đây:
A. Khai báo tam vắng B. Đăng kí kết hôn
C. Sao giấy khai sinh D. Xin sổ khám bệnh
Câu 5. (0,5 điểm) Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá vật thể?
A. Hát ca trù; B. Bí quyết nghề đúc đồng;
C. Trang phục áo dài truyền thống. D. Cố đô Huế;
Câu 6. (0,5 điểm) Trẻ em Việt nam có quyền
A. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ, quyền được chăm sóc
B. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ
C. Quyền bảo vệ, vui chơi giải trí
D. Quyền chăm sóc, quyền bảo vệ
Câu 7. (0,5 điểm) Cơ quan nào dưới đây là cơ quan hành chính nhà nước?
A. Viện kiểm sát nhân dân B. Hội đồng nhân dân
C. Uỷ ban nhân dân. D. Tòa án nhân dân.
Câu 8. (0,5 điểm) Trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội, em sẽ làm gì ?
A. Không có ý nào đúng
B. Im lặng, bỏ qua
C. Biết là sai nhưng vì vị đe dọa nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ
D. Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặcchính quyền địa phương
Câu
9. (0,5 điểm) Tài nguyên
thiên nhiên là
A. tài sản của đất nước do con người làm ra.
B.
bao gồm đất, nước, không khí.
C.
của cải vật chất có sẵn trong tự
nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng
phục vụ cuộc sống.
2
Đâu là di tích lịch sử văn hóa ?
A.
Nhã nhạc cung đình Huế
B.
Bến Nhà Rồng
D.
có ích cho con người.
E. Phong Nha Kẻ Bàng
F. Câu A, C đúng.
Câu 10. (0,5 điểm) Hành vi nào dưới đây là mê tín dị đoan?
A. Thăm cảnh đền, chùa. B. Xin thẻ
C. Đi lễ nhà thờ D. Thờ cúng tổ tiên
B - PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 11. (1 điểm) Bộ máy nhà nước ở nước ta được phân chia thành mấy cấp? Kể tên từng cấp.
Câu 12. (1,5 điểm) Khi gặp những hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên, em cần phải làm gì để thực hiện trách nhiệm công dân?
Câu 13. (1,5 điểm) Thành nghe Huy nói Quốc hội và chính phủ là hai cơ quan có vị trí ngang nhau, vì đều là cơ quan nhà nước cao nhất ở trung ương? Thành băn khoăn không biết huy nói có đúng không? Em có thể nói gì để giúp Thành giải tỏa nỗi băn khoăn này?
Câu 14. (1 điểm) Nêu những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa?
------ HẾT ------
Phần đáp án câu trắc nghiệm:
Tổng câu trắc nghiệm: 10.
Câu |
Đáp án |
Câu |
Đáp án |
1 |
C |
6 |
A |
2 |
D |
7 |
C |
3 |
C |
8 |
D |
4 |
A |
9 |
C |
5 |
D |
10 |
B |
Phần đáp án câu tự luận:
Tổng câu tự luận: 4.
Câu 1 (1 điểm)
Bộ máy nhà nước ở nước ta được phân chia thành mấy cấp? Kể tên từng cấp.
Gợi ý làm bài:
*Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp.(0.5đ)
Tên gọi từng cấp:(1 đ)
- Cấp trung ương
- Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
- Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
- Cấp xã (phường, thị trấn).
Câu 2 (1,5 điểm)
Khi gặp những hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên, em cần phải làm gì để thực hiện trách nhiệm công dân?
Gợi ý làm bài:
Hướng dẫn:
- Khi gặp những hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+ Em sẽ khuyên ngăn những người ấy, giải thích cho họ thấy hành vi của họ là không tốt, đáng lên án.
+ Nếu không được, em báo cáo với chính quyền địa phương, tố cáo hành vi ấy để mọi người học tập, giữ cho môi trường sống luôn trong lành.
Câu 3 (1,5 điểm)
Thành nghe Huy nói Quốc hội và chính phủ là hai cơ quan có vị trí ngang nhau, vì đều là cơ quan nhà nước cao nhất ở trung ương? Thành băn khoăn không biết huy nói có đúng không? Em có thể nói gì để giúp Thành giải tỏa nỗi băn khoăn này?
Gợi ý làm bài:
- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân bầu ra và được nhân dân giao cho nhiệm vụ trọng đại nhất của quốc gia.
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội, do quốc hội bầu ra , là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Như vậy là bạn Huy nói sai.
Câu 4 (1 điểm)
Nêu những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa?
Gợi ý làm bài:
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá, chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản vãn hoá.
+ Huỷ hoại, hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
ĐỀ 9 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 7 Thời gian: 45 phút |
I. TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)
Câu 1: ( 0,5 điểm)
Cơ quan nào dưới đây là cơ quan hành chính nhà nước?
A. Hội đồng nhân dân C. Uỷ ban nhân dân
B. Viện kiểm sát nhân dân D. Tòa án nhân dân
Câu 2. (0,5 điểm)
Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá vật thể?
A. Cố đô Huế; C. Hát ca trù;
B. Bí quyết nghề đúc đồng; D. Trang phục áo dài truyền thống.
Câu 3: (0,5 điểm)
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) thuộc cơ quan nào:
A. Cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở.
B. Cơ quan chấp hành nghị quyết của hội đồng nhân dân
C. Cơ quan nhà nước của dân, do dân, vì dân
D. Cơ quan nhà nước cấp huyện (quận, thị xã)
Câu 4: (0,5 điểm)
Hành vi nào dưới đây là mê tín dị đoan?
A. Đi lễ nhà thờ C. Xin thẻ
B. Thờ cúng tổ tiên D. Thăm cảnh đền, chùa.
Câu 5: (0,5 điểm)
Tài
nguyên thiên nhiên là gì ?
A.
Có ích cho con người.
B.
Bao gồm đất, nước, không khí.
C.
Là tài sản của đất nước do con người làm ra.
D.
Là của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con
người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ
cuộc sống.
Câu
6 :
(0,5 điểm)
Di
tích lịch sử văn hóa là :
A.
Nhã nhạc cung đình Huế C. Phong Nha Kẻ
Bàng
B.
Bến Nhà Rồng D. Câu A, C đúng.
Câu 7: ( 0,25 điểm)
Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực nhà nước?
A. Chính phủ C. Toà án nhân dân
B. Quốc hội D. Viện kiểm sát nhân dân.
Câu 8: (0,5 điểm)
Hành vi nào dưới đây là phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng?
A. Phá phách nơi thờ tự B. Nói chuyện ồn ào trong lúc xin tội
C. Mặt quần áo thiếu văn hóa vào chùa, nhà thờ
D. Tất cả đều đúng
Câu 9: (0,5 điểm)
Hành
vi nào góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên?
A. Trồng cây xanh C. Đánh bắt thuỷ sản bằng chất
nổ.
B. Vứt rác bừa bãi. D. Buôn bán động
vật quý hiếm
Câu
10:
(0,5 điểm)
Hành vi nào sau đây vi phạm quyền trẻ em?
A. Buộc con phải tiêm phòng dịch C. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng
B. Không cho con gái đi học D. Làm giấy khai sinh cho trẻ khi mới sinh ra
Câu 11: (0,5 điểm)
Trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội, em sẽ làm gì ?
A. Im lặng, bỏ qua
B. Biết là sai nhưng vì vị đe dọa nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ
C. Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương
D. Không có ý nào đúng
Câu 12: (0,5 điểm)
Công an giải quyết việc nào dưới đây:
A. Đăng kí kết hôn C. Sao giấy khai sinh
B. Xin sổ khám bệnh D. Khai báo tam vắng
II. TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
Bộ máy nhà nước ở nước ta được phân chia thành mấy cấp? Kể tên từng cấp.
Câu 2: (2,5 điểm)
Nhân dân; Ủy ban nhân dân; Hội đồng nhân dân; Quốc hội; Chính phủ là các cơ quan Nhà nước. Em hãy đặt các từ vào ô cần thiết để cho đúng?
--------- Hết ---------
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
C |
A |
A |
C |
D |
B |
B |
D |
A |
B |
C |
D |
II. TỰ LUẬN: (4 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
Bộ máy nhà nước ở nước ta được phân chia thành mấy cấp? Kể tên từng cấp.
* Bộ máy nhà nước được phân chia thành 4 cấp.(0.5đ)
Tên gọi từng cấp:(1 đ)
- Cấp trung ương
- Cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương)
- Cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh)
- Cấp xã (phường, thị trấn)
Câu 2: (2.5 điểm)
Nhân dân; Ủy ban nhân dân; Hội đồng nhân dân; Quốc hội; Chính phủ là các cơ quan Nhà nước. Em hãy đặt các từ vào ô cần thiết?
ĐỀ 10 |
ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN GDCD 7 Thời gian: 45 phút |
I. Phần trắc nghiệm: (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu A, B, C, D trả lời em cho là đúng:
Câu 1. Di sản văn hóa có mấy loại ?
A. 4 loại B. 3 loại C. 2 loại D. 1 loại
Câu 2. Tài nguyên thiên nhiên là gì ?
A. Có ích cho con người.
B. Bao gồm đất, nước, không khí.
C. Là tài sản của đất nước do con người làm ra.
D. Là của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống.
Câu 3. Chiếc áo dài là trang phục truyền thống của người Việt Nam thuộc loại di sản văn hóa:
A.Vật thể B. Phi vật thể C. Truyền thống D. Nét đẹp
Câu 4. Di sản văn hóa bao gồm:
A. Di sản văn hóa vật thể. B. Di sản văn hóa phi vật thể.
C. Danh lam thắng cảnh. D. Câu A, B đúng.
Câu 5. Trẻ em Việt nam có quyền :
A. Quyền chăm sóc, quyền bảo vệ
B. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ
C. Quyền giáo dục, quyền bảo vệ, quyền được chăm sóc
D. Quyền bảo vệ, vui chơi giải trí
Câu 6: Ngày môi trường thề giới là:
A. 5/6 B. 6/5 C. 15/6 D. 16/5
Câu 7. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày, tháng ?
A. 2/3 B. 3/2 C. 2/2 D. 4/3
Câu 8. Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập lấy tên nước ta là :
A. Công nông đầu tiên B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C. Việt Nam dân chủ cộng hòa D. Việt Nam
Câu 9. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên phải:
A. Khai thác , chế biến phù hợp B. Khai thác , sử dụng hợp lí ,tiết kiệm
C. Xử lí chất thải , đầu tư kỉ thuật D. Khai thác, xử lí chất thải
Câu 10: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất?
A. Quốc hội B. Viện kiểm soát nhân dân tối cao
C. Chính phủ D. Tòa án nhân dân
Câu 11. Trường hợp bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường phạm tội, em sẽ làm gì ?
A. Im lặng, bỏ qua
B. Biết là sai nhưng vì bị đe dọa nên sợ phải làm theo lời dụ dỗ
C. Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc chính quyền địa phương
D. Không có ý nào đúng
Câu 12: Lãnh đạo Nhà nước ta:
A. Quốc hội B. Đảng cộng sản Việt Nam
C. Nhân dân D. Chính phủ
Câu 13: Bộ máy nhà nước chia làm mấy loại cơ quan?
A. Cơ quan quyền lực , cơ quan hành chính
B. Cơ quan quyền lực, cơ quan xét xử
C. Cơ quan xét xử , cơ quan kiểm sát , cơ quan quyền lực
D. Cơ quan quyền lực , cơ quan hành chính, Cơ quan xét xử , cơ quan kiểm sát
Câu 14: Hành vi nào dưới đây là phạm pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng?
A. Phá phách nơi thờ tự
B. Mặt quần áo thiếu văn hóa vào chùa, nhà thờ
C. Nói chuyện ồn ào trong lúc làm lễ ở chùa
D. Tất cả đều đúng
Câu 15: Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước?
A. Quốc hội B. Chính phủ
C. Toà án nhân dân D. Hội đồng nhân dân
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2,0 đ ) Nêu những qui địnhcủa pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa?
Câu 2: (3,0 đ) Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo? Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì? Như thế nào là mê tín dị đoan? Em hãy kể tên một số hoạt động em cho là mê tín dị đoan.
Câu 3: (1,0 đ). Thành nghe Huy nói Quốc hội và chính phủ là hai cơ quan có vị trí ngang nhau, vì đều là cơ quan nhà nước cao nhất ở trung ương? Thành băn khoăn không biết huy nói có đúng không? Em có thể nói gì để giúp Thành giải tỏa nỗi băn khoăn này?
Câu 4: (1,0 đ). Khi gặp những hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên, em cần phải làm gì để thực hiện trách nhiệm công dân?
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM (3điểm ) Mỗi câu học sinh khoanh đúng 0,2 điểm :
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
Đáp án |
C |
D |
B |
D |
C |
A |
B |
C |
B |
C |
C |
B |
D |
D |
A |
II. TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu những qui địnhcủa pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa?
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá, chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản vãn hoá.
+ Huỷ hoại, hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
+ Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
Câu 2: Thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo? Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì? Như thế nào là mê tín dị đoan? Em hãy kể tên một số hoạt động em cho là mê tín dị đoan.
- Tín ngưỡng : là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như : thần linh, thượng đế, chúa trời.
- Tôn giáo : là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lý thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Các tôn giáo cụ thể còn được gọi là đạo. (đạo thiên chúa, đạo tin lành,….)
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: có nghĩa là : công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào ; Người đã theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng tôn giáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.
- Mê tín dị đoan là: tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên(như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép,…), dẫn đến hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người. Vì vậy cần đấu tranh chống mê tín, dị đoan.
Câu 3: Thành nghe Huy nói Quốc hội và chính phủ là hai cơ quan có vị trí ngang nhau, vì đều là cơ quan nhà nước cao nhất ở trung ương? Thành băn khoăn không biết huy nói có đúng không? Em có thể nói gì để giúp Thành giải tỏa nỗi băn khoăn này?
- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, do nhân dân bầu ra và được nhân dân giao cho nhiệm vụ trọng đại nhất của quốc gia.
- Chính phủ là cơ quan chấp hành của quốc hội, do quốc hội bầu ra , là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Như vậy là bạn Huy nói sai.
Câu 4: Khi gặp những hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên, em cần phải làm gì để thực hiện trách nhiệm công dân?
Hướng dẫn:
- Khi gặp những hành vi phá hoại môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+ Em sẽ khuyên ngăn những người ấy, giải thích cho họ thấy hành vi của họ là không tốt, đáng lên án.
+ Nếu không được, em báo cáo với chính quyền địa phương, tố cáo hành vi ấy để mọi người học tập, giữ cho môi trường sống luôn trong lành.
Ngoài Đề Kiểm Tra GDCD 7 Cuối Học Kì 2 Năm Học 2021-2022 Có Đáp Án thì các đề thi trong chương trình lớp 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Xem thêm