145 câu trắc nghiệm chuyên đề đột biến gen luyện thi THPT Quốc gia
145 câu trắc nghiệm chuyên đề đột biến gen luyện thi THPT Quốc gia được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
ĐỌC THÊM CÁC ĐỀ THI KHÁC
Chuyên đề đột biến gen là một trong những chủ đề quan trọng và hấp dẫn trong môn Sinh học, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về cơ chế và tác động của các đột biến gen đến sự biểu hiện di truyền. Nhằm giúp các thí sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia, dưới đây là một bộ câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề đột biến gen, với tổng cộng 145 câu hỏi, để thí sinh có cơ hội luyện thi một cách hiệu quả.
Bộ câu hỏi này tập trung vào các khái niệm và quy tắc cơ bản về đột biến gen, bao gồm quy trình biểu hiện gen, biến đổi gen và tác động của các đột biến gen đến sự tiến hóa và di truyền của các loài. Thí sinh sẽ được đặt vào các tình huống thực tế và được yêu cầu áp dụng kiến thức để giải quyết các bài toán và trả lời các câu hỏi về đột biến gen.
Việc làm quen với bộ câu hỏi này sẽ giúp thí sinh nắm vững kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải đề và làm quen với cấu trúc và dạng câu hỏi thường gặp trong kỳ thi THPT Quốc gia. Đồng thời, thí sinh cũng sẽ có cơ hội khám phá và hiểu sâu hơn về tầm quan trọng và ứng dụng của đột biến gen trong cuộc sống hàng ngày và trong lĩnh vực nghiên cứu.
Hãy cùng tham gia luyện thi với bộ câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề đột biến gen này để nắm vững kiến thức và tăng cường khả năng giải đề trong kỳ thi THPT Quốc gia. Chúng ta hãy bắt đầu khám phá và tìm hiểu về thế giới đầy thú vị của đột biến gen và tác động của nó đến sự phát triển và tiến hóa của các loài.
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
ĐỘT BIẾN GEN PHẦN 1
Câu 1. Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
B. mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.
C. sức đề kháng của từng cơ thể.
D. điều kiện sống của sinh vật.
Câu 2. Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô sẽ:
A. tăng 1. B. tăng 2. C. giảm 1. D. giảm 2.
Câu 3. Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% Adenin. Một đột biến điểm xảy ra tạo ra alen a, alen bị đột biến ngắn hơn gen ban đầu 0,34 nm và có số liên kết hidro ít hơn 2. Số lượng từng loại nucleotit của alen a là
A. A= T = 360, G = X = 537 B. A = T = 359, G = X = 540
C. A = T = 363. G = X = 540 D. A = T = 360, G = X = 543
Câu 4. Đột biến gen là:
A. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
C. Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST).
D. Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ trong quá trình thụ tinh.
Câu 5. Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng được gọi là gì?
A. Đột biến tiền phôi. B. Đột biến xôma.
C. Đột biến giao tử. D. Đột biến sinh dục.
Câu 6. Những dạng đột biến nào là đột biến dịch khung?
A. Thay thế và chuyển đổi vị trí một cặp Nuclêôtít B. Thêm và thay thế một cặp Nuclêôtít
C. Mất và thay thế một cặp Nuclêôtít D. Mất và thêm một cặp Nuclêôtít
Câu 7. Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. đột biến gen làm thay đổi một hoặc một số cặp nuclêotit trong cấu trúc của gen
B. đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể
C. đột biến gen có thể làm biến đổi đột ngột một hoặc số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật
D. đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST
Câu 8. Tác nhân hoá học 5 - brôm uraxin (5 - BU) là chất đồng đẳng của timin gây đột biến dạng
A. mất cặp A - T. B. thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.
C. thay thế cặp A - T bằng cặp G - X. D. mất cặp G - X.
Câu 9. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác ở trong gen nhưng không làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin được tổng hợp. Nguyên nhân là do
A. mã di truyền có tính đặc hiệu. B. mã di truyền có tính phổ biến.
C. mã di truyền là mã bộ ba. D. mã di truyền có tính thoái hoá.
Câu 10. Giải thích nào sau đây liên quan đến đột biến gen là đúng?
A. Đột biến gen có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể
B. Đột biến gen luôn làm rối loạn quá trình tổng hợp prôtêin nên có hại
C. Đột biến gen làm mất cả bộ ba nuclêôtit thì gây hại nhiều hơn đột biến gen chỉ làm mất một cặp nuclêôtit
D. Hậu quả của đột biến gen không phụ thuộc vào vị trí xảy ra đột biến
Câu 11. một gen ở sinh vật nhân thực có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/X = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4799 liên kết hiđrô. Số Nu mỗi loại của gen sau đột biến là
A. A = T = 601, G = X = 1199 B. A = T = 1199, G = X = 601
C. A = T = 599, G = X = 1201 D. A = T = 600, G = X = 1200
Câu 12. Một gen có 3000 nu và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nu, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193A và 6300 guanin. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:
A. A=T= 600; G=X=900 B. A=T=1050; G=X=450
C. A=T= 599; G=X = 900 D. A=T= 900; G=X = 600
Câu 13. Nếu mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit xảy ra ở codon đầu tiên trong đoạn mã hoá thì:
A. thay một axitamin này bằng axitamin khác
B. thay đổi thành phần, trật tự sắp xếp của các axitamin trong chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp
C. không ảnh hưởng gì tới qúa trình giải mã
D. mất hoặc thêm một axitamin mới
Câu 14. Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclênôtit.
C. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp T-A D. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp G-X
Câu 15. Khi xảy ra đột biến mất một cặp nucleotit thì chiều dài của gen giảm đi bao nhiêu?
A. 3 A0 . B. 3,4 A0 . C. 6A0 . D. 6,8 A0.
Câu 16. Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc dẫn tới sự biến đổi nào sau đây?
A. Gen đột biến → ARN thông tin đột biến → Prôtêin đột biến.
B. ARN thông tin đột biến → Gen đột biến → Prôtêin đột biến.
C. Prôtêin đột biến → Gen đột biến → ARN thông tin đột biến.
D. Gen đột biến → Prôtêin đột biến → ARN thông tin đột biến.
Câu 17. Một gen có 1200 nu và có 30% A. Gen bị mất một đoạn. Đoạn mất đi chứa 20 Avà có 2G= 3A. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:
A. A = T = 220 và G = X = 330 B. A = T = 330 và G = X = 220
C. A = T = 340 và G = X = 210 D. A = T = 210 và G = X = 34
Câu 18. Đột biến dạng thêm hoặc mất một nucleotit trong đoạn đầu vùng mã hoá của gen được xem là một loại đột biến điểm nghiêm trọng nhất, bởi vì:
A. chúng chỉ xuất hiện trong các tế bào sinh dục, nên được di truyền và phát tán nhanh trong quần thể.
B. phần lớn những đột biến này là đột biến vô nghĩa (hình thành một trong các bộ ba mã kết thúc).
C. đột biến này thường gây ảnh hưởng đồng thời tới nhiều gen.
D. một số axit amin hoặc toàn bộ chuỗi polipeptit bị thay đổi, và protein thường mất chức năng.
Câu 19. Một prôtêin bình thường có 400 axit amin.Prôtêin đó bị biến đổi do axitamin thứ 350 bị thay thế axitamin mới. Dạng đột biến gen gây ra sự biến đổi này là
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp nucleotit.
C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit
Câu 20. Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc prôtêin
A. Thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ nhất
B. Thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin cuối
C. Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit ở hai bộ ba mã hóa cuối
D. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin cuối
Câu 21. Gen A mã hoá chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 298 aa, gen bị đột biến mất đi 6 cặp nucleotit. Khi gen phiên mã đã đòi hỏi môi trường nôi bào cung cấp 3576 ribonucleotit. Số bản mã sao mà gen đột biến đã tạo ra:
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 22. Một gen bình thường dài 0,4080 micrô mét, có 3120 liên kết hyđrô, bị đột biến thay thế một cặp Nu nhưng không làm thay đổi số liên kết hyđrô của gen. Số Nu từng loại của gen đột biến có thể là:
A. A=T=270; G=X=840. B. A=T=840; G=X=270.
C. A=T=479; G=X=721 hoặc A=T=481; G=X=719 D. A=T=480,G=X=720
Câu 23. Đột biến điểm dạng thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác
A. làm tăng ít nhất 2 liên kết hiđrô. B. làm giảm tối đa 3 liên kết hiđrô.
C. làm tăng hoặc giảm tối đa 1 liên kết hiđrô. D. làm tăng hoặc giảm một số liên kết hiđrô
Câu 24. Thể đột biến là:
A. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội
B. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình trung gian
C. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn
D. cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình
Câu 25. Đột biến điểm có các dạng
A. mất, thêm, thay thế 1 cặp nuclêotit. B. mất, thêm 1 hoặc vài cặp nuclêôtit.
C. mất, thay thế 1 hoặc vài cặp nuclêôtit. D. thêm, thay thế 1 hoặc vài cặp nuclêôtit.
Câu 26. Một gen bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nu của gen không thay đổi. Dạng đốt biến có thể xảy ra đối với gen trên là
A. thay thế 1 cặp A –T bằng một cặp T – A B. thay thế 1 cặp A –T bằng một cặp G –X
C. mất một cặp T –A D. thêm một cặp T –A
Câu 27. Khi nói về đột biến, điều nào sau đây không đúng?
A. đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá.
B. áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của alen.
C. phần lớn các đột biến tự nhiên có hại cho cơ thể sinh vật.
D. chỉ có những đột biến có lợi mới trở thành nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
Câu 28. Một gen có 3000 Nucleotit và T chiếm 30%. Đột biến điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến dài 5100A0 và có 3599 liên kết Hidro. Loại đột biến đã xảy ra là:
A. Mất cặp A - T. B. Thêm cặp A - T.
C. Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T. D. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X.
Câu 29. Trong tự nhiên, các alen khác nhau của cùng một gen thường được tạo ra qua quá trình
A. đột biến gen B. đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể
C. chọn lọc tự nhiên D. giao phối
Câu 30. Một gen có tỷ lệ A + T/G + X = 2/ 3. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng tỷ lệ A + T/G + X = 65,2 %. Đây là dạng đột biến
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.
C. Thêm 1 cặp G-X D. Thay thế cặp A –T bằng cặp G – X.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT – P1
Câu 1: A
Sự
phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào cường cường độ,
liều lượng, loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc
của gen → Đáp án A đúng.
Đáp án B sai vì mức phản
ứng mới phụ thuộc vào mối quan hệ giữa kiểu gen, môi
trường và kiểu hình chứ không phải đột biến.
Đáp
án C và D đúng nhưng chưa đủ
Câu 2: A
Trường
hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng
1 cặp G-X thì số liên kết hidro sẽ thay đổi.
Theo
nguyên tắc bổ sung: A- T : 2 liên kết hidro ; G -X: 3 liên
kết hidro.
Nếu thay thế A - T bằng G - X thì số
liên kết hidro sẽ tăng lên 1.
Câu 3: B
số
Nu của gen=90.20=1800
=> số Nu từng loại
A=1800.0,2=360
=> Số Nu loại A của gen sau đột
biến=360-3=357
Câu 4: B
Đột
biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên
quan tới một hoặc một số cặp nucleotide.
Đột
biến gen liên quan tới một cặp nucleotide là đột biến
điểm.
Đột biếm điểm có các dạng: đột
biến thêm, mất, thay thế 1 cặp nucleotide.
Câu 5: B
Có
các loại đột biến như: Đột biến giao tử, đột biến
tiền phôi, đột biến xoma...
+ Đột biến giao
tử là đột biến trong quá trình hình thành giao tử ( quá
trình giảm phân ở một tế bào sinh dục)
+ Đột
biến tiền phôi là đột biến xảy ra trong nguyên phân
của hợp tử giai đoạn 2 - 8 tế bào.
+ Đột
biến xoma là đột biến xảy ra trong nguyên phân ở tế
bào sinh dưỡng, nếu là đột biến trội thì hình thành
ở một mô và tạo thành thể khảm.
Câu
6: D
Câu 7: D
Câu 8: C
Câu 9: D
Đột biến gen thay thế 1 cặp nu. Trong trường hợp này mã thay đổi nhưng cùng mã hóa cho 1 lọa aamin (sự thoái hóa). Nên số lượng, thành phần aamin ko đổi
Câu 10: A
Đột
biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen,
liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide.
A.
Đúng. Đột biến gen có thể làm xuất hiện alen mới.
B.
Sai. Đột biến gen nếu là đột biến đồng nghĩa thì sẽ
không làm rối loạn quá trình tổng hợp Protein.
C.
Sai. Đột biến gen làm mất cả bộ ba nucleotide thì chỉ
làm mất 1 acid amine trong chuỗi polypeptide còn đột biến
mất một cặp nucleotide sẽ làm thay đổi toàn bộ acid
amine trong chuỗi polypeptide từ vị trí xảy ra đột biến
→ đột biến mất 1 cặp nucleotide nghiêm trọng hơn
D.
Sai. Hậu quả của đột biến gen phụ thuộc vào vị trí
xảy ra đột biến, đột biến gen ở đầu đoạn mã hóa
sẽ gây hậu quả nghiêm trọng hơn đột biến gen ở cuối
vùng mã hóa.
Câu
11: A
Một
gen có 2A +3G =4800 và A/X = 1/2 → A = 600, G= 1200. Sau khi bị
đột biến thành alen mới có 4799 liên kết, số liên kết
hidro giảm đi 1 → đột biến dạng thay thế cặp G-X bằng
cặp A-T.
Số nucleotide sau đột biến A = 601,
G=1199
Câu 12: C
Số
Nu từng loại của gen sau đb là:
A = 4193 : (23-
1) = 599 = T.
G = 6300 : (23-
1) = 900 = X.
Câu 13: B.
Đột
biến mất hoặc thêm một cặp nucleotide là đột biến
điểm.
Đột biến này sẽ làm thay đổi trật
tự, thành phần của các acid amine từ vị trí xảy ra đột
biến.
Đột biến mất và thêm là đột biến
dịch khung, làm thay đổi trật tự các acid amine trong
chuỗi polypeptide do gen đó tổng hợp.
Câu 14: D
Dạng
đột biến không làm thay đổi số lượng nucleotide của
gen là đạng đột biến thay thế. Gen có sự thay đổi số
lượng liên kết hdro nên là dạng đột biến thay cặp
khác loại.
Đột biến thay thế cặp A-T bằng
cặp G-X sẽ làm tăng 1 liên kết hidro
Đột biến
thay thế cặp G-X bằng cặp A-T sẽ làm giảm 1 liên kết
hidro
Câu 15: B
Đột
biến mất một cặp nucleotide là đột biến điểm, làm
giảm chiều dài gen và thay đổi trình tự acid amine từ
vị trí xảy ra đột biến.
Khi xảy ra đột biến
mất một cặp nucleotide thì chiều dài gen sẽ giảm đi
3,4Å.
Câu 16: A
Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc dẫn tới sự biến đổi: Gen đột biến → ARN thông tin đột biến → Prôtêin đột biến.
Câu 17: C
gen
có 1200 nu, A = 30% = 360, G = 240.
Gen bị mất đoạn
chứa 20 A và G= 3/2A → mất 20A và 30G.
Số lượng
nucleotide của gen sau ĐB: A =T = 360 -20 = 340; G =X = 240 -30
=210.
Câu 18: D.
Đột biến dạng thêm hoặc mất 1 nucleotide đoạn đầu vùng mã hóa có thể gây ảnh hưởng tới 1 số acid amine, hoặc gây ảnh hưởng tới mã mở đầu làm cho toàn bộ chuỗi polypeptide bị thay đổi. Sự thay đổi số lượng lớn acid amine → chuỗi protein thường mất chức năng.
Câu 19: B
Chỉ có 1 aa bị thay thế là aa thứ 350 không thể là thêm hay mất cặp nu
Câu 20: B
Câu 21: B
Số
bộ ba: 298+2=300.
--> số rnu sau khi ĐB=
(300.3-6)=894
--> số bản sao: 3576:894=4
Câu 22: D
Số
cặp nu của gen là: 0,4080*
/3,4=1200
cặp nu
A+G=1200
2A+3G=3120=> A= 480; G=720
đột
biến thay thế mà không làm thay đổi số liên kết hidro
thì thuộc loại đồng hoán( thay thế A-T thành T-A hoặc
ngược lại; thay thế G-X=XG ohặc ngược lại)
-->
số nu từng loại không thay đổi.
Câu 23: C
Đột
biến điểm là đột biến liên quan tới một cặp
nucleotide.
Các dạng đột biến điểm: đột biến
mất, thêm, thay thế một cặp nucleotide.
Đột
biên thay thế cặp nucleotide này bằng cặp nucleotide khác
không làm thay đổi chiều dài gen nhưng làm thay đổi số
lượng liên kết hidro.
Nếu đột biến thay thế
A- T bằng G - X (tăng 1 liên kết hidro); thay thế G - X bằng
A - T (giảm 1 liên kết hidro).
Câu 24: D
Thể
đột biến là những cá thể mang đột biến biểu hiện
thành kiểu hình.
Các cá thể mang đột biến
trội sẽ biểu hiện ở cả thể đồng hợp và dị
hợp.
Các cá thể mang đột biến lặn chỉ biểu
hiện ở cá thể đồng hợp lặn.
Câu 25: A
Đột
biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen,
liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide.
Đột
biếm điểm là đột biến liên quan tới một cặp
nucleotide.
Đột biến điểm có các dạng: mất
một cặp nucleotide, thêm một cặp nucleotide, thay thế một
cặp nucleotide.
Câu 26: A
Gen bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nucleotide của gen không thay đổi. Dạng đột biến đó là dạng thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A.
Câu 27: D
Câu 28: C
Gen
có 3000 nucleotide, T =30% =0,3 × 3000 =900 nucleotide → G = 600
nucleotide.
Số liên kết hidro: 900 × 2 + 600 × 3 =
3600 → L = (3000: 2)× 3,4 = 5100Å
Sau khi đột biến
chiều dài gen không thay đổi, số liên kết Hidro giảm đi
1 → Dạng đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T
Câu 29: A
Đột
biến gen là nhân tố trực tiếp là thay đổi cấu trúc
của gen vì thế tạo ra các alen khác nhau trong quần thể.
Đột biến chuyền đoạn NST k làm thay đổi các gen
mà chỉ làm thay đổi vị trí gen
Chọn lọc tự nhiên
chỉ chọn lọc trực tiếp trên kiểu hình từ đó làm
thay đổi tần số alen theo hướng thích nghi
giao phối
chi sắp sếp tổ hợp lại các alen mà k làm xuất hiện
các alen mới
Câu 30: D
Tỷ
lệ ( A+T)/(G+X) = A/G = 2/3 =66,67%
Đột biến không
làm thay đổi chiều dài là đột biến thay thế cặp
nucleotide. Loại A, C
Số A/G =65,2% → A giảm, G
tăng → Đột biến dạng thay thế cặp A-T bằng cặp
G-X.
ĐỘT BIẾN GEN – PHẦN 2
Câu 1. Một gen dài 3060A0 , 1 mạch của gen có250 nu loại A và 100 nu loại T , gen bị đột biến mất một cặp G-X , số liên kết hidro của gen sau đột biến là:
A. 2352 B. 2347 C. 2374 D. 2350
Câu 2. Gen bình thường có 600A và 900G, đột biến gen dạng thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X, số nuclêôtít từng loại của gen đột biến là:
A. 599A và 901G B. 601A và 899G C. 600A và 901G D. 599A và 900G
Câu 3. Nội dung đúng khi nói về đột biến điểm là
A. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá.
B. Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là gây hại trầm trọng nhất.
C. Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất.
D. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.
Câu 4. Trong quá trình tái bản ADN, người ta bổ sung vào môi trường một lượng 5-brôm uraxin vừa đủ. Kiểm tra sản phẩm thì thấy trên gen xuất hiện cặp A-5BU. Đó là giai đoạn:
A. tiền đột biến B. sau đột biến C. đã đột biến D. chưa đột biến.
Câu 5. Đột biến mất một cặp Nu trên gen có thể do:
A. acridin chèn vào mạch khuôn của gen ban đầu.
B. acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp ADN
C. acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp ARN
D. 5Brôm-Uraxin tác động vào mạch khuôn
Câu 6. Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng số lượng liên kết hiđrô trong gen thay đổi?
A. Thêm 1 cặp Nu B. Mất 1 cặp Nu
C. Thay thế cặp Nu cùng loại D. Thay thế cặp Nu khác loại
Câu 7. Đột biến giao tử là đột biến phát sinh:
A. Trong quá trình nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng.
B. Trong quá trình giảm phân ở một tế bào sinh dục.
C. Ở giai đoạn phân hoá tế bào thành mô.
D. Ở trong phôi.
Câu 8. Đột biến xôma chỉ được di truyền qua
A. sinh sản vô tính nếu nó là đột biến là lặn. B. sinh sản hữu tính nếu nó là đột biến là trội.
C. sinh sản vô tính. D. sinh sản hữu tính.
Câu 9. Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết hiđrô.Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi 1 liênkết hiđrô.Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là:
A. A = T = 524 ; G = X = 676 B. A = T = 526 ; G = X = 674
C. A = T = 676 ; G = X = 524 D. A = T = 674; G = X = 526
Câu 10. Một phân tử ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử acridin chèn vào mạch khuôn thì sẽ phát sinh đột biến dạng:
A. thêm một cặp nuclêôtit B. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X
C. thay thế cặp G-X bằng cặp A-T D. mất một cặp nuclêôtit
Câu 11. Gen dài 3060 A0, có tỉ lệ A= 3/7 G. Sau đột biến, chiều dài gen không thay đổi và có tỉ lệ: A/ G ≈ 42,18%. Số liên kết hiđrô của gen đột biến là:
A. 2427 B. 2430 C. 2433 D. 2070
Câu 12. Gen c ó A= 480 nucleôtit và có T= 20% tổng số nuclêôtit của gen. Sau đột biến gen có 120 chu kì xoắn và hơn gen bình thường 1 liên kết hiđrô. Đột biến thuộc dạng nào?
A. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G- X B. Thêm 1 cặp G- X
C. Thay 1 ặp G-X bằng 1 cặp A-TThêm 1 cặp G- X D. Thêm 1 cặp A- T
Câu 13. Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là :
A. A = T = 720 ; G = X = 480. B. A = T = 721 ; G = X = 479.
C. A = T = 419 ; G = X = 721. D. A = T = 719 ; G = X = 481
Câu 14. Chất Acridin chèn vào mạch khuôn cũ của ADN thì đột biến xảy ra với phân tử ADN được tổng hợp là:
A. Mất 1 cặp Nucleotit B. Thêm 1 cặp Nucleotit
C. Thay thế 1 cặp Nucleotit D. Đảo vị trí 1 cặp Nucleotit
Câu 15. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào :
A. Đột biến đó là trội hay lặn B. Tổ hợp gen mang đột biến đó.
C. Cá thể mang đột biến đó là đực hay cái. D. Thời điểm phát sinh đột biến.
Câu 16. Đột biến gen :
A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
C. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
D. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến gen ngoài nhân?
A. Gen đột biến chỉ được biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp.
B. Sẽ tạo nên thể khảm ở cơ thể mang đột biến.
C. Gen đột biến phân bố không đều cho các tế bào con.
D. Đột biến khi đã phát sinh sẽ được nhân lên qua quá trình tự sao.
Câu 18. Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. Đột biến gen được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua mấy lần nhân đôi?
A. 4 lần B. 1 lần C. 2 lần D. 3 lần
Câu 19. Khi chiếu tia UV trong quá trình nhân đôi của ADN, thì tia UV sẽ gây ra loại đột biến mất một cặp A-T vì:
A. Hai bazơ Timin của hai mạch ADN liên kết với nhau hình thành cầu nối dimer Timin
B. Cấu trúc nucleotit loại Timin bị biến đổi cấu trúc nên có kích thước lớn hơn.
C. Khi có tia UV thì Timin có cấu trúc bị biến đổi và giống với Xitozin.
D. Hai bazơ Timin trên cùng một mạch ADN dính lại với nhau.
Câu 20. Cơ chế gây đột biến thay thế cặp A_T bằng cặp G-X của chất 5-BU là :
A.
B.
C.
D.
Câu 21. Khẳng định nào sau đây đối với sự biểu hiện của gen đột biến là đúng?
A. Mọi tế bào của cơ thể bị đột biến ở giai đoạn tiền phôi đều chứa gen đột biến
B. Đột biến gen ở vi khuẩn xuất hiện ngay trong đời cá thể bị đột biến
C. Đột biến tế bào soma luôn tạo ra thể khảm.
D. Đột biến giao tử có khả năng thụ tinh cao
Câu 22. Khi trình tự nucleotit mang tín hiệu khởi đầu phiên mã bị đột biến thì hậu quả có thể xảy ra là:
A. Sản phẩm của gen sẽ nhiều hơn
B. Sản phẩm của gen sẽ ít hơn
C. Gen không được biểu hiện
D. Gen sẽ điều khiển tổng hợp một chuỗi polipeptit không bình thường
Câu 23. Gen có chiều dài 2550Ao và có 1900 liên kết hyđrô. Gen bị đột biến thêm 1 cặp A-T. Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen đột biến tự nhân đôi 4 lần là:
A. A = T = 5265 và G = X = 6000 B. A = T = 5265 và G = X = 6015
C. A = T = 5250 và G = X = 6000 D. A = T = 5250 và G = X = 6015
Câu 24. Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt trắng. Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nuclêôtit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 32 nuclêôtit tự do và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết H. Hãy xác định kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến?
A. Mất 1 cặp G – X B. Thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp G - X
C. Thêm 1 cặp G – X D. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T
Câu 25. Tế bào của một loài sinh vật nhân sơ khi phân chia bị nhiễm tác nhân hóa học 5-BU, làm cho gen A biến thành alen a, alen a có 60 chu kì xoắn và có 1400 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen A là:
A. A = T = 799; G = X = 401 B. A = T = 201; G = X = 399
C. A = T = 400; G = X = 200 D. A = T = 401; G = X = 199
Câu 26. Một đột biến điểm xảy ra không liên quan đến bộ ba mở đầu, bộ ba kết thúc và không làm thay đổi chiều dài của gen. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp sẽ thay đổi thế nào so với gen ban đầu :
A. Mất hoặc thay 1 axitamin
B. Không thay đổi hoặc làm thay đổi 1 axitamin hoặc mất toàn bộ axitamin từ vị trí xảy ra đột biến trở về sau
C. Thay đổi toàn bộ các axitamin kể từ điểm bị đột biến tương ứng trở về sau
D. Không thay đổi hoặc mất 1 axitamin
Câu 27. 5BU là một tác nhân gây đột biến phổ biến trong các nghiên cứu, nó gây ra đột biến nguyên khung trên phân tử ADN. Để hoàn thành cơ chế gây đột biến của tác nhân này, phải trải qua số lần tái bản tối thiểu trên phân tử ADN chịu tác động là :
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 28. Muốn gây đột biến gen thì tác động vào pha S của chu kì phân bào là hiệu quá nhất, bởi vì:
A. Tại pha này ADN nhân đôi nên cấu trúc ADN không bền vững và dễ lắp ráp nhầm.
B. Tại pha này các enzim hoạt động mạnh nhất nên dễ làm thay đổi cấu trúc ADN.
C. Tại pha này màng nhân mỏng nên các tác nhân đột biến dễ xâm nhập.
D. Tại pha này khi có tác nhân đột biến thì các ezim sẽ hoạt động không bình thường
Câu 29. Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193 ađênin và 6300 guanin. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit loại G - X. B. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A - T.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit loại A – T D. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G - X.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT-P2
Câu 1: B
Tổng
số nucleotide của gen (3060 :3,4 )× 2 = 1800 nucleotide.
A
=A1 +T1 = 250 +100 = 350 → G = 550.
Gen bị đột biến
mất 1 cặp G-X → Số nucleotide của gen ĐB A =T = 350, G = X
= 549
Số liên kết hidro 2 × 350 + 3× 549 = 2347
Câu 2: A
Gen
có 600A và 900G → Đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1
cặp G-X
Số nucleotide từng loại của gen đột
biến : A =T =599 ; G =X = 901
Câu 3: C
Câu 4: A
5-BU gây đột biến thay thế cặp A-T bằng G-X,tuy nhiên phải qua 3 lần nhân đôi thì mới xuất hiện gen đột biến còn trong quá trình 3 lần nhân đôi đó người ta gọi là tiền đột biến
Câu 5: B
Hóa
chất 5 BU sẽ gây nên đột biến thay thế cặp
nucleotide.
Acridin chèn vào mạch khuôn sẽ gây đột
biến thêm cặp nucleotide, còn acridin chèn vào mạch mới
đang tổng hợp sẽ gây đột biến mất 1 cặp nucleotide.
Câu 6: D
Đột
biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên
quan tới một hoặc một số cặp nucleotide.
Đột
biến điểm liên quan tới 1 cặp nucleotide.
Đột
biến điểm gồm có các dạng: mất 1 cặp nucleotide, thêm
1 cặp nucleotide, thay thế 1 cặp nucleotide.
Trong
đó: đột biến mất và thêm một cặp nucleotide làm thay
đổi chiều dài của gen; đột biến thay thế cặp
nucleotide không làm thay đổi chiều dài của gen.
Đột
biến thay thế cặp nucleotide: nếu thay thế cùng loại
(A-T thay bằng T-A) thì không làm thay đổi số liên kết
hidro của gen/ còn đột biến thay thế khác loại (A-T
thành G-X, G-X tành T-A) thì làm thay đổi số liên kết
hidro của gen:
+ Đột biến A -T thay bằng G- X →
tăng 1 liên kết hidro.
+ Đột biến G -X thay bằng
A -T → giảm 1 liên kết hidro.
Câu 7: B
Có
các loại đột biến như: Đột biến giao tử, đột biến
tiền phôi, đột biến xoma...
+ Đột biến giao
tử là đột biến trong quá trình hình thành giao tử ( quá
trình giảm phân ở một tế bào sinh dục)
+ Đột
biến tiền phôi là đột biến xảy ra trong nguyên phân
của hợp tử giai đoạn 2 - 8 tế bào.
+ Đột
biến xoma là đột biến xảy ra trong nguyên phân ở tế
bào sinh dưỡng, nếu là đột biến trội thì hình thành
ở một mô và tạo thành thể khảm.
Câu 8: C
đột biến xôma xảy ra ở tế bào xôma,tế bào xôma không tham gia vào quá trình giảm phân do đó ở loài sinh sản hữu tính thì đột biến xôma không được di truyền; đột biến có được di truyền hay không không phụ thuộc nó là trội hay lặn
Câu 9: B
Tổng
số nucleotide (4080 : 3,4 )× 2 = 2400
Ta có A + G =
1200; 2A + 3G = 3075 → A = 525, G = 765
Gen đột biến
chiều dài không đổi → đột biến dạng thay thế cặp
nucleotide.
Gen bị đột biến giảm 1 liên kết hidro →
đột biến dạng thay thế cặp G-X bằng cặp A-T → số
nucleotide của gen ĐB A = 526, G = 674
Câu 10: A
Acridin là hóa chất gây đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nucleotide. Nếu acridin chèn vào mạch khuôn gây đột biến thêm còn acridin chèn vào mạch mới đang tổng hợp thì gây đột biến mất 1 cặp nucleotide
Câu 11: C
Tổng
nucleotide của gen 3060:3,4 × 2 = 1800
Ta có A/G =3/7=
42,86% và A + G = 900 → A = 270, G = 630
Số liên kết
hidro của gen đột biến: 270 × 2 + 630 × 3 =2430
Tỷ
lệ A/G =42,18 giảm so với tỷ lệ ban đầu nên A sẽ giảm
còn G sẽ tăng. Dạng đột biến thay thế cặp A-T bằng
cặp G-X vậy số liên kết hidro sẽ tăng
Câu 12: A
A=T=480
=>
số Nu của gen=480/20%=2400
=> gen có 2400/20=120 chu kì
xoắn
gen đột biến có số Nu bằng số Nu gen ban đầu
và hơn gen bình thường 1 liên kết hidro => thay thế 1
cặp A-T bằng 1 cặp G-x
Câu 13: D
Tổng
số nucleotide của gen (4080: 3,4)× 2 = 2400
Ta có
A/G = 3/2 ; A + G = 1200. Giải ra ta có A = T = 720, G = X =
480.
Gen bị bột biến thay thế cặp A-T bằng cặp
G-X → Số nucleotide của gen đột biến sẽ là A = T = 719,
G = X = 481.
Câu 14: B
Câu 15: B
Câu 16: B
Đột
biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên
quan tới một hoặc một số cặp nucleotide. Đột biến
liên quan tới một cặp nucleotide là đột biến điểm.
Đột
biến gen có thể do bắt cặp nhầm trong nhân đôi hoặc
do các tác nhân lý, hóa.
A. Sai, đột biến gen
phát sinh trong nguyên phân k truyền cho đời con qua sinh sản
hữu tính, đột biến gen trong nguyên phân nếu là đột
biến trội sẽ hình thành thể khảm ở một bộ phận cơ
thể.
B. Đúng. Đột biến gen phát sinh trong giảm
phân sẽ đi vào giao tử và truyền cho thế hệ sau.
C.
Sai. Đột biến giao tử không tạo kiểu hình thể khảm
mà biểu hiện ở toàn bộ cơ thể.
D. Sai. Đột
biến gen, vô hướng, không đồng loạt..
Câu 17: A
Gen
nằm ngoài NST là phân tử ADN kép, vòng.
Khi gen
này bị đột biến nếu là đột biến gen trội hoặc lặn
cũng sẽ biểu hiện kiểu hình và tạo thể khảm ở cơ
thể mang đột biến.
A. Sai. Gen ở ngoài tế bào
chất chỉ có một alen nên nếu là gen trội hoặc gen lặn
cũng sẽ biểu hiện kiểu hình ngay.
B. Đúng. Mô
nào gen ở tế bào chất bị đột biến thì sẽ biểu
hiện kiểu hình còn gen ở mô khác không bị đột biến
sẽ không biểu hiện kiểu hình.
C. Đúng. Vì khi
phân chia tế bào chất, gen ngoài tế bào chất sẽ phân
chia vào các tế bào con không đều.
D. Đúng.
Trong quá trình nhân đôi, gen ngoài nhân cũng nhân đôi →
đột biến sẽ được nhân lên.
Câu 18: D
Câu 19: D
Khi chiếu tia UV dễ dẫn tới hình thành cầu nối dimer Timin. 2 nucleotide T trên cùng một mạch liên kết với nhau.
Câu 20: B
5BU
là chất đồng đẳng của Timin, gây đột biến A -T thành
G -X.
Cơ chế gây đột biến: A- T → A - 5BU →
5BU - G → G -X.
Khi hóa chất 5BU tác động sẽ
gây đột biến A -T thành G -X.
Câu 21: B
ADN của vi khuẩn ở dạng kép, vòng. Gen không tồn tại thành cặp alen, Khi bị đột biến lặn hoặc trội cũng sẽ biểu hiện ngay trong đời cá thể bị đột biến
Câu 22: C
Trình tự nucleotide mang tín hiệu khởi đầu phiên mã bị đột biến → Gen không phiên mã được → Gen không được biểu hiện.
Câu 23: A
số
Nu trên 1 mạch của gen =2550/3,4=750
=> ta có : A+G=750
và 2A+3G=1900
=> A=T=350;G=X=400
=> Số Nu mỗi
loại của gen đột biến là :
A=T=350+1=351
G=X=400
=>
Số Nu mỗi loại môi trường cung cấp cho quá trình nhân
đôi là :
A=T=351.(2^4-1)=5265
G=X=400.(2^4-1)=6000
Câu 24: C
Khi gen tái bản 4 lần tạo ra 2^4 = 16 gen con. số nucleotide trong gen mắt đỏ ít hơn 32 nucleotide → mỗi gen mắt đỏ ít hơn 32:16 =2 nuleotide so với gen mắt trắng. Số liên kết hidro trong mắt trắng tăng lên 3 liên kết.
Câu 25: D
Tế
bào của một sinh vật nhân sơ khi phân chia bị nhiễm 5
BU, làm cho A biến thành alen a.
Alen a có 60 C và
1400 liên kết hidro → N = 60 × 20 = 1200; 2A + 3G = 1400 → G
= 200; A = 400.
Gen A đột biến thay thế A -T → G
-X → số nucleotide A = 401; G = X = 199.
Câu 26: B
Đột
biến không liên quan đến bộ ba mở đầu,bộ ba kết
thúc và chiều dài gen là đột biến thay thế cặp
nucleotide này bằng cặp nucleotide khác.
hậu quả
đột biến xảy ra có thể làm thay đổi 1 acid amine hoặc
không làm thay đổi một acid amine nào (vì nhiều bộ ba
cùng mã hóa cho 1 acid amine nên có thể có trường hợp
đột biến đồng nghĩa)
Câu 27: A
5BU
là chất đồng đẳng của Timin, là hóa chất gây đột
biến thay thế cặp nucleotide.
A-T → A-5BU → 5BU
-G → G-X.
Trải qua ít nhất 3 lần tái bản.
Câu 28: A
Muốn gây đột biến thì tác động vào pha S của chu kì phân bào → ADN đang nhân đôi, cấu trúc không bền vững và dễ lắp ráp nhầm.
Câu 29: C
ta
có : 2(A+G)=3000 và 2A+3G=3900
=> G=X=900;A=T=600
khi
gen tự nhân đôi 3 lần thì số Nu mỗi loại môi trường
cần cung cấp :
A=T=600.(2^3-1)=4200
G=X=900.(2^3-1)=6300
=>
đột biến mất 1 cặp A-T
ĐỘT BIẾN GEN – PHẦN 3
Bài 1. Một gen A bị đột biến thành gen a,gen a mã hoá cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axit amin. Quá trình giải mã 1 mARN do gen a sao mã đã đòi hỏi môi trường cung cấp 1495 axit amin, nếu mỗi ribôxôm chỉ tham gia giải mã một lần thì đã có bao nhiêu ribôxôm tham gia giải mã:
A. 5 ribôxôm B. 10 ribôxôm C. 4 ribôxôm D. 6 ribôxôm
Bài 2. Trong các dạng đột biến gen thì đột biến thay cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác là dạng đột biến dễ xảy ra hơn so với các dạng còn lại là do:
1. ít ảnh hưởng đến cấu trúc protein.
2. Có thể xảy ra mà không cần tác nhân gây đột biến.
3. Có nhiều tác nhân đột biến gây ra dạng đột biến thay thế.
4. Gen cấu trúc có rất nhiều.
Tổ hợp đúng là:
A. 1 và 2. B. 1 và 3. C. 2 và 3. D. 2 và 4.
Bài 3. Đột biến gen trội xảy ra trong qúa trình giảm phân sẽ biểu hiện:
A. ngay trong giao tử của cơ thể. B. ở một phần cơ thể tạo thể khảm.
C. ngay trong hợp tử được tạo ra. D. ở kiểu hình cơ thể mang đột biến.
Bài 4. Dạng đột biến gen nào sau đây khó có cơ hội biểu hiện kiểu hình nhất?
A. Đột biến gen lặn ở giai đoạn tiền phôi. B. Đột biến gen lặn khi tạo giao tử.
C. Đột biến gen lặn ở tế bào sinh dưỡng. D. Đột biến gen lặn xảy ra trong nguyên phân.
Bài 5. Dạng đột biến gen làm dịch khung đọc mã di truyền gồm :
A. tất cả các dạng đột biến điểm. B. mất hoặc thay thế 1cặp nucleotit.
C. mất hoặc thêm 1 cặp nucleotit. D. thêm hoặc thay thế 1cặp nucleotit.
Bài 6. Trong các loại đột biến sau đây, loại đột biến nào không di truyền qua sinh sản hữu tính ?
A. Đột biến xôma. B. Đột biến giao tử.
C. Đột biến hợp tử. D. Đột biến tiền phôi.
Bài 7. Một gen dài 0,51 μm, trên mạch gốc của gen có A = 300, T = 400. Nếu gen xảy ra đột biến điểm thay thế cặp A-T bằng cặp G-X thì số liên kết hidro của gen đột biến là:
A. 3701 B. 3699 C. 3801 D. 3699
Bài 8. Gen S có 186 xistôzin và tổng số liên kết hyđrô là 1068 bị đột biến thay 1 cặp nuclêôtit thành gen lặn s nhiều hơn S là 1 liên kết hyđrô. Số lượng mỗi loại nuclêôtit ở gen lặn s là
A. G = X = 187 ; A = T = 254. B. G = X = 186 ; A = T = 255.
C. G = X = 185 ; A = T = 256. D. G = X = 184 ; A = T = 257.
Bài 9. Chiều dài của một gen cấu trúc là 2193A0. Do đột biến thay một cặp nucleotit tại vị trí thứ 313 tính từ nucleotit đầu tiên, tính từ mã mở đầu làm bộ ba mã hoá tại đây trở thành mã không quy định axit amin nào. Loại đột biến này đã ảnh hưởng đến bao nhiêu axit amin nếu không kể đến mã mở đầu.
A. Mất 110 axit amin trong chuỗi polipeptit.
B. Mất 312 axit amin trong chuỗi polipeptit.
C. Mất 101 axit amin trong chuỗi polipeptit.
D. Có 1 axit amin bị thay thế trong chuỗi polipeptit.
Bài 10. Tác nhân nào dưới đây có khả năng kích thích và ion hoá các nguyên tử khi chúng đi xuyên qua các mô sống?
A. Cônsixin B. Tia tử ngoại C. Tia phóng xạ D. Sốc nhiêt
Bài 11. Nhận định nào sau đây không đúng khi phát biểu về đột biến gen?
A. Đột biến gen khi phát sinh sẽ được tái bản qua cơ chế tự nhân đôi của ADN.
B. Đột biến gen có khả năng di truyền cho thế hệ sau.
C. Đột biến gen là những biến đổi nhỏ xảy ra trên phân tử ADN.
D. Đột biến gen khi phát sinh đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình của cá thể.
Bài 12. Một mARN rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự các nuclêôtit là: AUGAXUAAXUAXAAGXGA. Nếu đột biến xảy ra làm mất nuclêôtit nuclêôtit loại X ở vị trí 12 trên mARN thì chuỗi pôlipeptit được tổng hợp từ ARN nói trên có số axit amin là:
A. 5 B. 4 C. 6 D. 3
Bài 13. Một đoạn mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:
3’ TAX XXX AAA XGX TTT GGG GXG ATX 5’ Một đột biến thay thế nuclêôtit thứ 13 trên gen là T bằng A. Số axit amin của phân tử prôtêin hoàn chỉnh do gen đột biến mã hóa là:
A. 3 B. 5 C. 6 D. 7
Bài 14. Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong quá trình nhân đôi, tạo nên đột biến dạng:
A. Thêm một cặp G – X B. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X
C. Mất một cặp A – T D. Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T
Bài 15. Một gen bình thường có số nuclêôtit loại T = 1,5 loại G và chứa 3600 liên kết hyđrô. Dưới tác dụng của tác nhân đột biến, gen bị đột biến điểm và tăng thêm một liên kết hyđrô. Vậy chiều dài của gen đột biến là bao nhiêu ăngstrong?
A. 5100 B. 2400 C. 1500 D. 10200
Bài 16. Một gen A bị đột biến thành gen a,gen a mã hoá cho một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 298 axit amin. Số nuclêôtít các loại của gen a là bao nhiêu ?
A. A=T=90; G=X=210 B. A=T=270; G=X=630
C. A=T=50; G=X=140 D. A=T=540; G=X=1260
Bài 17. Nguyên nhân của đột biến gen là do:
A. Hiện tượng NST phân ly không đồng đều.
B. Tác nhân vật lý, hoá học của môi trường ngoài hay do biến đổi sinh lí, sinh hoá tế bào.
C. NST bị chấn động cơ học.
D. Sự chuyển đoạn NST.
Bài 18. Một gen bình thường điều khiển tổng hợp một phân tử protein hoàn chỉnh có 498 axit amin. Đột biến đã tác động trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000 (nu). Dạng đột biến gen xảy ra là:
A. Thay thế hai cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp nuclêôtit.
C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Mất một cặp nuclêôtit.
Bài 19. Đặc điểm biểu hiện của đột biến gen là
A. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, có hướng B. riêng lẻ, đột ngột, có lợi và vô hướng.
C. riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, vô hướng D. biến đổi đồng loạt theo 1 hướng xác định
Bài 20. Phân tử mARN được tổng hợp từ một gen bị đột biến chứa 150 uraxin, 301 guanin, 449 ađênin, và 600 xytôzin. Biết rằng trước khi chưa bị đột biến, gen dài 0,51 micrômét và có A/G = 2/3 . Dạng đột biến ở gen nói trên là:
A. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T
B. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X
C. Mất một cặp A - T
D. Thêm một cặp G - X
Bài 21. Gen A có 3000 nuclêotít và A : G = 4.0. Gen A bị đột biến điểm tạo ra alen a có tỷ lệ : A : G ≈ 4,0167. Dạng đột biến gen là
A. Thêm một cặp A-T B. Mất một cặp G-X
C. Thay thế G-X bằng A-T D. Thay thế A-T bằng G-X
Bài 22. Nhận xét nào sau đây nào sau đây là không thoả đáng khi đề cập đến các đột biến tự nhiên?
A. Phần lớn các đột biến gen tự nhiên là lặn và có hại cho cơ thể.
B. Đột biến tự nhiên là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
C. Giá trị thích nghi của thể đột biến vẫn giữ nguyên khi môi trường thay đổi.
D. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen
Bài 23. Một prôtêin bình thường có 300 axit amin, trong đó axit amin thứ 200 là alanin . Gen tổng hợp prôtêin đó bị đột biến xảy ra ở vị trí bộ ba mã hóa axit amin thứ 200 nhưng vẫn tổng hợp ra prôtêin hoàn toàn bình thường. Dạng đột biến gen nào có thể gây ra hện tượng trên?
A. mất một cặp nuclêôtit cuối của bộ ba mã hóa axit amin thứ 200 nhưng lại giống với cặp nuclêôtit bên cạnh.
B. thêm một cặp nuclêôtit vào vị trí cặp nuclêôtit số hai của bộ ba mã hóa axit amin thứ 200 nhưng lại giống với cặp nuclêôtit bên cạnh.
C. thay cặp A-T bằng cặp T-A hoặc thay cặp G-X bằng cặp X-G nên không có bộ ba mới nào xuất hiện.
D. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 200, nhưng bộ ba mới này vẫn mã hóa cho axit amin alanin.
Bài 24. Đột biến là gì?
A. Đột biến là những biến đổi trong tế bào chất.
B. Đột biến là những biến đổi trong nhân tế bào.
C. Đột biến là những biến đổi trong cơ thể sinh vật.
D. Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền.
Bài 25. Đột biến gen
A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
C. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
D. thường xuất hiện đồng lọat trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
Bài 26. Một mạch của đoạn phân tử ADN có tỉ lệ A+ T/G+X = 0,25, chiều dài của đoạn ADN này là 0,51 micrômet. Sau khi bị đột biến làm giảm 3 liên kết hiđrô nhưng tổng số nuclêôtit không thay đổi, đột biến xảy ra làm cho đoạn ADN sau khi đột biến có số nuclêôtit từng loại là :
A. A = T = 300, G = X = 1199. B. A = T = 297, G = X = 1203
C. A = T = 301, G = X = 1199. D. A = T = 303, G = X = 1197
Bài 27. Mặc dù không tiếp xúc với các tác nhân đột biến nhưng đột biến gen vẫn có thể xảy ra là vì
A. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến mất cặp nucleotit.
B. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thay thế cặp nucleotit.
C. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến thêm cặp nucleotit.
D. một số nucleotit có thể tồn tại lúc thì ở dạng bình thường, lúc khác lại ở dạng hiếm gặp nên chúng có khả năng bắt đôi với các loại nucleotit khác nhau dẫn đến đột biến đảo cặp nucleotit.
Bài 28. Ở E.coli một gen bị đột biến ở vùng mã hoá do tác động của chất 5 brôm uraxin, trường hợp nào sau đây không đúng với hậu quả của đột biến này:
A. Mất hoặc thêm 1 nucleotit làm toàn bộ các bộ ba thay đổi, do đó các axitamin của chuỗi polypeptit hình thành đều thay đổi kể từ vị trí bị đột biến
B. Nucleotit trong gen bị thay thế nhưng axitamin không bị thay thế, chuỗi polypeptit hình thành không thay đổi
C. Sự thay thế nucleotit dẫn đến hình thành bộ ba kết thúc, chuỗi polypeptit hình thành không hoàn chỉnh, thường mất chức năng
D. Sự thay thế nucleotit dẫn đến sự thay thế 1 axitmin trong chuỗi polypeptit
Bài 29. Hoạt động nào sau đây không phải là cơ chế phát sinh đột biến gen?
A. Sự trao đổi chéo không bình thường giữa các crômatit.
B. Phân tử ADN bị đứt dưới tác động của các tác nhân gây đột biến.
C. Rối loạn trong nhân đôi ADN.
D. ADN bị đứt đoạn và bị đứt ra gắn vào vị trí khác của phân tử ADN đó.
Bài 30. Một gen bình thường chứa 1068 liên kết hyđrô và 186 Guanin. Đột biến xảy ra dẫn đến gen tăng 1 liên kết hyđrô nhưng không thay đổi chiều dài. Kết luận nào sau đây sai?
A. Đột biến xảy ra dưới dạng thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X.
B. Sau đột biến gen có A = T = 254; G = X = 187
C. Chiều dài của gen trước khi đột biến là: 149,94 nm.
D. Sau đột biến nếu gen nhân đôi 2 lần thì môi trường cung cấp: A = T = 765; G = X = 558.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT - P3
Câu 1: A
N'\6
- 1 = 1495aa => N' = 8796
=> Số riboxom = N'\N = 4,99 =
5
Câu 2: C
Câu 3: D
Câu 4: C.
Đột
biến gen lặn ở tế bào sinh dưỡng sẽ biểu hiện thể
khảm nếu ở trạng thái đồng hợp lặn
Đột
biến lặn ở tb sinh dưỡng không di truyền qua sinh sản
hữu tính nên dạng đột biến này khó biểu hiện thành
kiểu hình hơn so với các đột biến khác.
Câu 5: C
Đột
biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên
quan tới một hoặc một số cặp nucleotide.
Đột
biến gen gồm các dạng: mất, thêm và thay thế một cặp
nucleotide.
Trong đó dạng đột biến gen làm dịch
khung đọc mã di truyền là mất hoặc thêm một cặp
nucleotide. Đột biến thay thế cặp nucleotide chỉ liên
quan tới một bộ ba mã di truyền.
Câu 6: A
Đột
biến xoma là đột biến xảy ra trong nguyên phân của tế
bào sinh dưỡng, không di truyền qua sinh sản hữu tính.
Đột biến xoma nếu là đột biến trội sẽ nhân lên ở
một mô, biểu hiện thành thể khảm.
Đột biến
giao tử: đột biến trong quá trình giảm phân hình thành
giao tử, đột biến này sẽ qua thụ tinh và truyền cho
thế hệ sau.
Đột biến hợp tử: đột biến
xảy ra ở hợp tử.
Đột biến tiền phôi: đột
biến xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của
hợp tử, giai đoạn 2 - 8 tế bào. Đột biến này sẽ
truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
Câu 7: C
Tổng
số nucleotide của gen (5100: 3,4) × 2 = 3000 nucleotide.
A
= A1 +T1 = 300 + 400 = 700 → G =X= 1500 - 700 = 800 nucleotide.
Số
liên kết hidro của gen: 700 × 2 + 800× 3 = 3800 liên
kết
Dạng đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp
G-X số liên kết hidro sẽ tăng lên 1 → 3801 liên kết
Câu 8: A
gen
S có 186 X, 2A +3X = 1068 → A = 255
Gen bị đột
biến thay 1 cặp nucleotide → gen lặn nhiều hơn 1 liên kết
hidro → dạng đột biến thay cặp A-T bằng cặp G-X
Câu 9: A
2193/3,4=645
bộ 3=> chuỗi bình thường có 644 aa.
đến nu thứ
312 vẫn bình thường=> còn lại 312/3=104 aa
=> bị
mất 110 aa
Câu 10: C
A.
Consixin là hóa chất ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc,
gây đột biến đa bội.
D. Sốc nhiệt không gây
kích thích và ion hóa các nguyên tử.
B. Tia phóng
xạ có khả năng kích thích và ion hóa các nguyên tử khi
chúng xuyên qua mô sống
C. Tia tử ngoại kích
thích nhưng không gây ion hóa
Câu 11: D
A,
B, C. Đúng
D. Sai. Đột biến gen phát sinh không
phải đột biến nào cũng biểu hiện luôn thành kiểu
hình,có những đột biến lặn chỉ biểu hiện kiểu hình
khi ở trạng thái đồng hợp lặn
Câu 12: D
Câu 13: A
Protein
được tổng hợp theo chiều từ 5'
3'
Một
đột biến thay thế nucleotit thứ 13 trên gen là T bằng A
có nghĩa là trong quá trình dịch mã axit amin thứ 4 đó đã
thay đổi và làm thay đổi đến cuối mạch
Số
axitamin của phân tử protein do gen đó mã hóa là ATX,
GXG,GGG
Câu 14: D
cac bazo nito thuong ton tai thanh 2 dang cau truc (dang thuong va dang hiem).Cac dang hiem(ho bien) co nhung vi tri lien ket hidro bi thay doi lam cho chung' lien ket cap bo sung khong dung khi nhan doi tu do dan den phat sinh dot bien gen.VD: Guamim dang hiem(G*) co the lam bien doi cap G*-X thanh cap A-T
Câu 15: A
T=1,5G
và 2A +3G = 3600 → T = 900, G =600.
Dưới tác dụng
của tia phóng xạ, gen bị đột biến thêm 1 lk Hidro →
đột biến dạng thay thế 1 cặp nucleotide.
Vậy
chiều dài gen ĐB: (600 +900)× 3,4 = 5100.
Câu 16: B
Số
nucleotide của gen a = ( 298+2)× 2× 3 = 1800.
A+ G
=900.
Loại đáp án A, C, D.
Câu 17: B
Đột
biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên
quan tới một hoặc một số cặp nucleotide.
Đột
biến gen có thể do bắt cặp nhầm trong nhân đôi, hoặc
do các tác nhân lý, hóa, sinh học.
Các hiện
tượng liên quan tới NST dẫn tới đột biến NST.
Câu 18: B
Câu 19: C
Đặc điểm biểu hiện của đột biến gen là riêng lẻ, đột ngột, gián đoạn, vô hướng
Câu 20: B
mARN
có 150U, 499A, 301G, 600X → Số nucleotide của gen phiên mã
ra mARN là: A = T = (449 + 150) = 599; G= X = ( 600 +301) =901.
Gen
trước khi đột biến có N (5100:3,4)× 2 = 3000 nu; 2A +2G =
3000, A/g =2/3 → A =600, G =900
Sau khi đột biến
gen đột biến có A giảm đi 1 cặp, G tăng lên 1 cặp.
Dạng
đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
Câu 21: C
Ta
có: A + G =
=
1500 và
=
4
=> A = T = 1200 và G = X = 300
Sau đột biến
=
4,0167 → Tỉ lệ
tăng
lên, do đó khả năng đây là dạng đột biến thay thế G
- X bằng A - T hoặc mất 1 cặp G - X hoặc thêm 1 cặp A-
T.
Mặt khác
=1201/299
=> A=1201, G=299
=> đây là dạng đột biến thay
thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T
Câu 22: C
A.
Đúng. Đột biến gen làm mất cân bằng gen nên thường
là lặn và gây hại cho cơ thể.
B. ĐÚng. Đột
biến gen tạo ra các alen mới nên là nguồn nguyên liệu
của quá trình tiến hóa.
C. Sai. Giá trị thích
nghi của đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi
trường, khi môi trường thay đổi thì giá trị thích nghi
của đột biến cũng sẽ thay đổi.
VD: Khi đột
biến bướm có màu đen là có hại ở rừng bạch dương
(thân cây màu trắng, bướm đen sẽ dễ bị các loài chim
tiêu diệt), nhưng khi rừng cây bị ô nhiễm → thân cây
chuyển thành màu đen (môi trường thay đổi) thì đột
biến màu đen lại là có lợi cho thể đột biến
D.
Đúng
Câu 23: D
Protein
bình thường có 300 acid amine, acid amine thứ 200 là alanin.
Gen đột biến ở vị trí bộ ba mã hóa acid amine thứ 200
nhưng vẫn tổng hợp ra protein bình thường.
Đột
biến dạng này là đột biến dạng thay thế một cặp
nucleotide → loại A, B.
Một trong 3 cặp nucleotide
nằm trong bộ ba thứ 200 bị đột biến nhưng tính thoái
hóa của mã di truyền nên bộ ba sau khi đột biến vẫn
má hóa acid amine alanin → nên Protein không bị thay đổi.
Câu 24: D
Đột
biến là những biến đổi trong vật chất di truyền. Đột
biến gồm có 2 loại là đột biến gen và đột biến
NST.
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu
trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp
nucleotide.
Đột biến NST là đột biến liên quan
tới số lượng hoặc cấu trúc của NST
Câu 25: B
Đột
biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên
quan tới một hoặc một số cặp nucleotide.
Đột
biến gen gồm các dạng: mất, thêm, thay thế một cặp
nucletoide.
Đột biến gen gồm có đột biến giao
tử, đột biến tiền phôi, đột biến xoma...
A.
Sai. Đột biến phát sinh trong nguyên phân là đột biến
xoma và không di truyền qua sinh sản hữu tính mà chỉ hình
thành thể khảm nếu là đột biến trội.
B.
Đúng. Đột biến phát sinh trong giảm phân là đột biến
giao tử và truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu
tính.
C. Sai. Phát sinh trong giảm phân là đột
biến giao tử và truyền cho thế hệ sau, thể khảm là do
đột biến xoma.
D. Sai. Đột biến gen là riêng
lẻ, không có hướng xác định.
Câu 26: D
số
Nu của đoạn ADN trên = 2.5100/3,4=3000
có A+T/G+X =0,25
=> A=T=0,1.N=300;GG=X=0,4.3000=1200
Đột biến làm giảm
3 liên kết hidro nhưng số Nu của gen không thay đổi =>
thay thế 3 cặp G-x bằng 3 cặp A-T
=>số Nu mỗi
loại của gen đột biến là : A=T=300+3=303;G=X=1200-3=1197
Câu 27: B
Đột
biến gen có những nguyên nhân sau:
+ Do sự bắt
cặp nhầm trong nhân đôi.
+ Tác dụng của các
tác nhân, lý, hóa, sinh học...
Nếu không tiếp
xúc với các tác nhân đột biến nhưng đột biến gen vẫn
có thể xảy ra vì sự bắt cặp nhầm trong nhân đôi. một
số nucleotide có thể tồn tại lúc ở dạng bình thường
hoặc lúc ở dạng hiếm ( A*, G*) nên có khả năng bắt
đôi với các loại nucleotide khác nhau dẫn tới đột biến
thay thế cặp nucleotide.
VD: Sự xuất hiện
nucleotide dạng hiếm G*, có thể dẫn tới đột biến thay
thế cặp G-X bằng cặp A-T. X-G → X-G* → G*-T → A-T
Câu 28: A
E.coli
một gen bị đột biến ở vùng mã hóa do tác dụng 5BU.
5BU là chất đồng đẳng của Timin, gây đột biến thay
thế cặp A - T bằng cặp G - X.
Hậu quả của
đột biến thay thế, có thể làm biến đổi nhiều nhất
1 acid amine, hoặc không thay đổi acid amine do tính chất
thoái hóa của bộ ba mã di truyền.
A. 5BU không
phải hóa chất gây đột biến thêm hoặc mất một cặp
nu.
B, C, D. Có thể xảy ra.
B. Nếu bộ
ba bị đột biến vẫn quy định acid amine như bộ ba chưa
bị đột biến (tính chất thoái hóa của mã bộ ba)- thì
nucleotide có thay đổi nhưng acid amine không thay đổi.
C.
Đột biến thay thế nucleotide có thể dẫn tới hình thành
bộ ba kết thúc, dừng quá trình dịch mã lại → protein
bị ngắn hơn so với Protein bình thường nên thường bị
mất chức năng.
D. Đột biến thay thế một cặp
nucleotide chỉ ảnh hưởng tới 1 acid amine nên có thể
thay thế 1 acid amine trong chuỗi polypeptide.
Câu 29: A
Đột
biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen,
liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide.
Nguyên
nhân đột biến gen có thể do bắt cặp nhầm trong nhân
đôi hoặc do các tác nhân lý, hóa, sinh. Đột biến gen
xảy ra trong quá trình nhân đôi.
A. Sai, sự trao
đổi chéo không bình thường giữa các chromatide gây đột
biến NST chứ không phải là cơ chế sinh đột biến gen.
Câu 30: D
ta
có G=X=186--> A=T=255---> L=(A+T).3.4=1499,4 A0.
Đột
biến xảy ra dẫn đến gen tăng 1 liên kết hyđrô nhưng
không thay đổi chiều dài nên gen đột biến bị thay thế
1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
--> Gen sau đột biến
có:
A=T=254, G=X=187
--> Mtr cung cấp sau 2 lần
nhân đôi:
A=T= 254.3= 762
G=X= 187.3= 561.
ĐỘT BIẾN GEN – PHẦN 4
Câu 1: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. Đột biến gen làm phát sinh alen mới trong quần thể.
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.
C. Đột biến gen có thể làm biến đổi một hoặc một số cặp nu trong gen.
D. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
Câu 2: Dạng đột biến thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác loại thì:
A. Các bộ ba từ vị trí cặp nu bị thay thế đến cuối gen bị thay đổi.
B. Chỉ bộ ba có cặp nu thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi.
C. Toàn bộ các bộ ba nu trong gen bị thay đổi.
D. Nhiều bộ ba nu trong gen bị thay đổi
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến?
A. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình.
B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình.
C. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
D. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng không bao giờ biểu hiện ra kiểu hình.
Câu 4: Đột biến gen là những biến đổi:
A. Trong cấu trúc của NST, xảy ra trong quá trình phân bào.
B. Trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nu xảy ra trong ADN.
C. Trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nu xảy ra trong ARN.
D. Vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.
Câu 5: Đột biến gen:
A. Phát sinh trong nguyên phân của các tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
B. Thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài trong cùng một điều kiện sống.
C. Phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và được di truyền qua đời sau nhờ sinh sản hữu tính.
D. Phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
Câu 6: Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào:
1. số lượng gen có trong cấu trúc gen 2. đặc điểm cấu trúc gen
3. cường độ, liều lượng, loại tác nhân gây đột biến 4. sức chống chịu của cơ thể dưới tác động môi trường
Phương án đúng là:
A. 1 ,2 .
B. 2, 3.
C. 3, 4.
D. 2, 4
Câu 7: Tần số đột biến gen phổ biến dao động từ:
A. 10-8 đến 10-6
B. 106 đến 108
C. 10-6 đến 10-4
D. 104 đến 106
Câu 8: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Mã di truyền là mã bộ ba.
B. Một bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin.
C. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin.
D. Tất cả các sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Câu 9: Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hidro của gen nhưng không làm thay đổi số nu của gen?
A. Đảo vị trí một số cặp nu.
B. Thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác.
C. Thêm một cặp nu.
D. Mất một cặp nu.
Câu 10: Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phân 1 aa nhưng không làm thay đổi số lượng aa trong chuỗi polipeptit tương ứng?
A. Thêm một cặp nu ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen.
B. Mất một cặp nu ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen.
C. Mất 3 cặp nu ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen.
D. Thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen.
Câu 11: Căn cứ vào đâu để phân biệt đột biến trội và đột biến lặn?
A. Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp theo.
B. Mức độ biểu hiện của đột biến.
C. Tác nhân gây đột biến.
D. Loại tế bào bị đột biến
Câu 12: Một đột biến điểm ở gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự di truyền bệnh trên?
A. Nếu mẹ bị bệnh, bố không bị bệnh thì các con của họ đều bị bệnh.
B. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
C. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con gái của họ bị bệnh.
D. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thì tất cả con trai của họ bị bệnh.
Câu 13: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là:
A. Gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
B. Gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
C. Gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
D. Gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng
Câu 14: Sử dụng 5BU để gây đột biến ở Operon Lac của E.coli thu được đột biến ở giữa vùng mã hóa của gen Lac Z. Hậu quả của đột biến này đối với sản phầm của các gen cấu trúc sau đây là không đúng?
A. sự thay thế nu dẫn đến sự hình thành bộ ba kết thúc ở gen Lac Z, làm sản phẩm của gen này tạo ra không hoàn chỉnh và thường mất chức năng. Đồng thời, sản phẩm của gen cấu trúc còn lại Lac Y và lac A cũng không được tạo ra.
B. Nu trong gen Lac Z bị thay thế, nhưng aa không bị thay thế → sản phẩm của các gen cấu trúc Lac Z, Y và A được dịch mã bình thường.
C. Sự thay thế nu dẫn đến sự thay thế aa trong sản phẩm của Lac Z, thường làm giảm hoặc mất hoạt tính của enzim này, sản phẩm của gen cấu trúc còn lại (lac Y và A) vẫn được tạo ra bình thường.
D. Nu trong gen Lac Z bị thay thế, trình tự aa trong gen Lac Z bị thay đổi nhiều làm mất hoạt tính của enzim này, sản phẩm của gen cấu trúc còn lại (Lac Y và Lac A) vẫn được tạo ra bình thường.
Câu 15: Hóa chất gây đột biến nhân tạo 5 Brom Uraxin (5BU) sẽ tác động gây ra loại đột biến:
A. Thay thế cặp AT bằng cặp GX.
B. Thay thế cặp GX bằng cặp XG.
C. Thay thế cặp AT bằng cặp TA.
D. Thay thế cặp GX bằng cặp AT.
Câu 16: Một phân tử ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử Acridin chèn vào mạch khuôn sẽ phát sinh dạng đột biến:
A. Thêm một cặp nu.
B. Thay thế cặp AT bằng cặp GX.
C. Mất một cặp nu.
D. Thay thế cặp GX bằng cặp AT.
Câu 17: Hóa chất gây đột biến 5BU khi thấm vào tế bào gây ra đột biến thay thế cặp AT thành cặp GX quá trình thay thế này được mô tả theo sơ đồ:
A. A-T → X-5BU → G-5BU → G-X.
B. A-T → A-5BU → G-5BU → G-X.
C. A-T → G-5BU → X-5BU → G-X.
D. A-T → G-5BU → G-5BU → G-X.
Câu 18: Điều giải thích nào sau đây là đúng với tác dụng gây ion hóa của các tia phóng xạ?
A. Năng lượng sẽ được truyền qua các phân tử làm các phân tử này mất electron, như vậy kết quả thu được khi chiếu tia phóng xạ là một electron bị tách ra.
B. Năng lượng sẽ tách electron làm biến đổi ion âm thành ion dương.
C. Năng lượng sẽ làm cho các nguyên tử bị mất điện tử trở thành ion dương, như vậy kết quả thu được khi chiếu tia phóng xạ là một ion dương và một electron.
D. Năng lượng sẽ gắn thêm electron vào ion dương biến đổi ion dương này thành ion âm.
Câu 19: Các tia phóng xạ có tác dụng kích thích trong gây đột biến, điều lí giải nào sau đây là đúng về cơ chế tác dụng của tia phóng xạ?
A. các tia phóng xạ mang năng lượng lớn nên sẽ tách các electeron của các phân tử axit nu gây đột biến.
B. các tia phóng xạ làm cho khả năng hóa hợp của các nguyên tử tăng lên bằng cách làm cho electeron ở lớp ngoài cùng thay đổi quĩ đạo hoạt động, các liên kết yếu bị phá hủy làm cho các phân tử tăng khả năng hóa hợp.
C. các tia phóng xạ xuyên sâu nên tách các phân tử nước gây mất nước và làm đứt các liên kết.
D. các tia phóng xạ truyền năng lượng làm cho các phân tử trong tế bào sẽ tăng hoạt động dẫn đến đột biến.
Câu 20: Trong các tác nhân gây đột biến sau đây, tác nhân nào không cùng nhóm với các tác nhân còn lại ?
A. 5-BU
B. EMS
C. consixin.
D. Acridin.
Câu 21: Xét về mặt tiến hóa vai trò cơ bản nhất của đột biến gen là:
A. Tăng khả năng thích nghi của sinh vật trước môi trường sống.
B. Làm nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
C. Tạo ra nhiều alen mới nên được coi là nguyên liệu thứ cấp.
D. Giúp đào thải các cá thể có hại tạo giống tốt.
Câu 22: Gây đột biến nhân tạo nhằm:
A. cải tiến vật nuôi, cây trồng.
B. tạo nguyên liệu cho quá trình chọn giống.
C. tạo các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao.
D. tạo các sản phẩm sinh học có chất lượng cao.
Câu 23: Giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen có điểm nào khác nhau?
1. đột biến gen làm gen thay đổi cấu trúc còn biến dị tổ hợp thì không.
2. nguyên nhân của đột biến gen là do tác nhân môi trường còn biến dị tổ hợp là do sự tổ hợp lại VCDT vốn có ở bố mẹ cho con thông qua giảm phân và thụ tinh.
3. đối với tiến hóa của loài thì đột biến gen có vai trò quan trọng hơn; đột biến gen xuất hiện đột ngột, gián đoạn còn biến dị tổ hợp có thể định hướng trước.
Đáp án đúng:
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3.
C. 2, 1.
D. 1, 3.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây về đột biến gen ở loài sinh sản hữu tính là không đúng?
A. Các đột biến xuất hiện trong tế bào sinh tinh và sinh trứng mới được di truyền cho các thế hệ sau.
B. Các đột biến trội gây chết có thể truyền cho thế hệ sau qua các cá thể có kiểu gen dị hợp.
C. Các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN.
D. Đột biến làm tăng sự thích nghi, sức sống và sức sinh sản của sinh vật có xu hướng được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
Câu 25: Hiện tượng nào sau đây là đột biến?
A. Người bị bệnh bạch tạng có da trắng, mắt trắng, má hồng.
B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào màu xuân.
C. Số lượng hồng cầu của người trong máu tăng lên khi di chuyển lên núi cao sống.
D. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.
Câu 26: Việc phát hiện hồng cầu hình liềm do sự thay thế nu cặp TA bằng cặp AT ở codon 6 của gen βglobin dẫn đến sự thay axit amin bằng phương pháp:
A. di truyền học phân tử.
B. nghiên cứu tế bào.
C. nghiên cứu di truyền quần thể.
D. nghiên cứu phả hệ.
Câu 27: Đột biến nào dưới đây là đột biến dịch khung biết rằng trình tự gốc là 5ʹ–ATGGGACTAGATACC–3ʹ
(Chú ý: Đây chỉ là mạch mang mã gốc, mã mở đầu quy định cho methionine).
A. 5ʹ–ATGGGACTAAGATACC–3ʹ
B. 5ʹ–ATGGGACTAGTTACC–3ʹ
C. 5ʹ–ATGCGACTAGATACC–3ʹ
D. 5ʹ–ATGGGTCTAGATACC–3ʹ
Câu 28: Một nghiên cứu trên phân tử protein chuột cho thấy, đoạn polypeptid ở thế hệ sau có sự khác biệt so với ở thế hệ trước;
Thế hệ trước:….. Phe – Ser – Lys – Leu –Ala– Val,
Thế hệ sau :…...Phe – Ser – Lys
Biết rằng các bộ ba mã hóa cho các axit amin nói trên được quy định theo bảng dưới đây:
Điều gì đã xảy ra đối với đoạn gen trên của đối tượng nghiên cứu?
A. Đột biến thêm cặp nucleotit.
B. Đột biến bộ ba mã hóa aa thành bộ ba kết thúc.
C. Đột biến mất cặp nucleotit.
D. Không phải do hậu quả của đột biến.
Câu 29: Cho các trường hợp sau :
1- Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất một cặp nucleotit
2- Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở một cặp nucleotit
3- mARN được tạo ra sau phiên mã bị mất một nucleotit
4- mARN được tạo ra sau phiên mã thay một nucleotit
5- Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất một aa
6- Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế một aa
Có mấy trường hợp là đột biến gen.
A. 2
B. 4
C. 5
D. 6
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT –P4
Câu 1: B
A- Đúng . Đột biến gen làm xuất hiện các alen mới trong quần thể
B- Sai Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc trong gen không làm thay đổi vị trí của gen nên không làm thay đổi vị trí của gen trên NST
C - Đột biến gen có thể làm biến đổi một hoặc một số cặp nu trong gen- đúng đột biến gen làm thay đổi trình tự nucleotit trong gen
D- Đúng . Gen bị biến đổi , nên sản phẩm do gen quy định cũng bị biến đổi.
Câu 2: B
Dạng đột biến thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác loại thì chỉ bộ ba có cặp nu thay thế mới thay đổi còn các bộ ba khác không thay đổi.
Câu 3: C
Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình
Câu 4: B
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nu xảy ra trong ADN
Câu 5: C
A – Sai . Đột biến gen phát sinh trong nguyên phân của các tế bào mô sinh dưỡng sẽ không di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính
B. – Sai .Đôt biến ít xảy ra, tần số đột biến gen rất thấp từ 10-6 đến 10-4
C-Đột biến gen phát sinh trong giảm phân sẽ được đi vào giao tử và truyền cho thế hệ sau
D- Sai . Đột biến gen phát sinh trong giảm phân sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể
Câu 6: B
Tần số đột biến ở một gen phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc gen, và cường độ ,liều lượng, loại tác nhân gây đột biến
Câu 7: C
Tần số đột biến gen phổ biến dao động từ 10-6 đến 10-4
Câu 8: C
Do mã di truyền mang tính thoái hóa có nhiều bộ ba cùng mã hóa một aa nên xảy ra trường hợp đột biến đồng nghĩa ( bộ ba bị đột biến và bô ba gốc ban đấu cùng mã hóa cho 1 aa)
Câu 9: B
Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi số liên kết hidro của gen nhưng không làm thay đổi số nu của gen là dạng đột biến thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác
Câu 10: D
Thêm, mất một cặp nucleotit ở bộ mã thứ 5 của gen làm thay đối thì sẽ làm dịch khung bộ ba mã hóa aa trên m ARN => làm thay đổi toàn bộ aa trong chuỗi peptit kể từ sau bộ mã hóa thứ 5
Mất 3 cặp nu ở bộ ba mã hóa thứ năm=> mất aa do bộ ba thứ 5 mã hóa của gen làm cho chuỗi peptit bị mất đi một aa
Thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác ở bộ ba mã hóa thứ năm của gen => bộ ba thứ 5 có thể bị thay thế bằng một bộ ba khác mã hóa aa khác ( đột biến khác nghĩa )
Câu 11: A
Đột biến trội là đột biến được thể hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp hoặc dị hợp được biểu hiện ra ngay ở thể hệ đầu
Đột biến lặn là đột biến không được biểu hiện ở thể dị hợp, được tham gia vào quá trình sinh sản hữu tính và có cơ hội được thể biểu thế hệ sau trong trang thái đồng hợp lặn
Dựa vào sự biểu hiện của kiểu hình của thể đột biến ở thế hệ đầu hay thế hệ tiếp theo
Câu 12: A
Đột biến ti thể là đột biến ngoài tế bào chất không liên quan đến các gen trong nhân , các đột biến này sẽ được di truyền theo dòng mẹ
Trong quá trình thụ tinh, hợp tử được được nhận bộ NST đơn bội có nguồn gốc từ bố, bộ NST đơn bội với tế bào chất có nguồn gốc từ mẹ
Như vậy nếu mẹ bị đột biến trong ti thể thì sẽ truyền cho tất cả các con ,
Trong trường hợp bố bị bệnh và mẹ bình thường thì các con không bị đột biến
Câu 13: A
Gen ung thư biểu hiện thành bệnh ngay thế hệ đầu => những gen ung thư là những gen trội
Các gen này thường thấy ở tế bào sinh dưỡng vì vậy chúng không di truyền được cho thế hệ sau
Câu 14: D
Đột biến thay thế trong vùng mã hóa thì có thể xảy ra các kiểu đột biến sau
- Đột biến đồng nghĩa => Không làm ảnh hưởng đến đột biến các gen khác dịch mã bình thường
- Đột biến sai nghĩa => Thay thế bộ ba này bằng bộ ba khác => hoạt tính của enzyme n ít binh ảnh hưởng chị bị giảm chứ không mất hoàn toàn các gen khác vẫn được dịch mã bình thường
- Đột biến vô nghĩa => bộ ba kết thúc làm sản phẩm tạo ra không hoàn chỉnh và các sản phẩm của gen Y và A cũng ko được tạo ra
Câu 15: A
Hóa chất gây đột biến nhân tạo 5 Brom Uraxin (5BU) sẽ tác động gây ra loại đột biến thay thế cặp AT bằng cặp GX
Câu 16: A
Một phân tử ADN đang trong quá trình nhân đôi, nếu có một phân tử Acridin chèn vào mạch khuôn sẽ có các nucleotit tự do liên kết bổ sung với phân tử Acridin nên trên mạch mới tổng hợp có thêm một nucleotit
Nếu Acridin chèn vào mạch mới tổng hợp thì sau khi kết thúc quá trình nhân đôi các enzyme sửa sai sẽ nhận dang và bỏ Acridin ra khỏi mạch mới tổng hợp tạo ra đột biến mất nucleotit
Câu 17: B
Khi 5BU thấm vào tế bào dẫn đến hiện tượng thay thế A- T bằng G-X . Quá trình này được mô tả như sau :
A-T → A-5BU → G-5BU → G-X
Câu 18: A
Năng lượng sẽ được truyền qua các phân tử làm các phân tử này mất electron, như vậy kết quả thu được khi chiếu tia phóng xạ là một electron bị tách ra
Câu 19: C
Các tia phóng xạ có tác dụng kích thích trong gây đột biến các tia phóng xạ xuyên sâu nên tách các phân tử nước gây mất nước và làm đứt các liên kết
Câu 20: C
5-BU thấm vào tế bào gây hiện tượng thay thế cặp A-T bằng cặp G- X
EMS (Etyl Metyl-Sunfomat) là đồng đẳng của A và G gây đột biến thay thế cặp G-X thành cặp A-T
Acridin gây đột biến thêm hoặc mất nucleotit
Consixin làm rối loạn quá trình hình thành thoi vô sắc trong phân bào gây đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Vậy trong tất cả các nhóm tác nhân gây đột biến thì tác nhân khác loại là cosixin
Câu 21: B
Trong quá trình tiến hóa thì đột biến làm xuất hiện các alen mới nhờ đó tạo các nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa
Câu 22: B
Đột biến nhân tạo nhằm mục đích tạo ra nhiều giống vật nuôi và cây trồng mới
Câu 23: A
Bảng phân biệt đột biến gen và biến dị tổ hợp
Câu 24: B
A – Đúng – các đột biến xuất hiện trong các tế bào sinh dục tham gia vào quá trình thụ tinh và truyền lại cho thế hệ sau
B – Sai – Các đột biến gây trội gây chết thì không được truyền lại cho thê hệ sau
C- Đúng - Các đột biến có thể xảy ra ngẫu nhiên trong quá trình sao chép ADN
D- Đúng - Đột biến làm tăng sự thích nghi, sức sống và sức sinh sản của sinh vật có xu hướng được chọn lọc tự nhiên giữ lại
Câu 25: A
Các hiện tượng cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào màu xuân, số lượng hồng cầu của người trong máu tăng lên khi di chuyển lên núi cao sống, một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa thể hiện sự biến đổi của kiểu hình khi môi trường thay đổi ( thường biến )
Người bị bệnh bạch tạng có da trắng, mắt trắng, má hồng là do hiện tượng thay đổi cấu trúc gen
Câu 26: A
Người ta đã phát hiện bệnh hồng cầu hình liềm do sự thay thế nu cặp TA bằng cặp AT ở codon 6 của gen βglobin dẫn đến sự thay axit amin bằng phương pháp di truyền học phân tử
Câu 27: A
Đột biến dịch khung là đột biến làm thay đổi trình tự aa trong mạch polipeptit được do thêm hoặc mất nucleotit
Trong tất cả các mạch ADN ở các đáp án A, B , C , D thì có mạch A có 17 nucleotit (nhiều hơn mạch mã gốc 1 nucleotit), các mạch còn lại có số lượng nucleotit bằng với mạch ban đầu 16 nucleotit
Câu 28: B
Thế hệ trước trong chuỗi peptit có 6 aa nhưng thế hệ sau chỉ có 3 aa trong chuỗi => đã xảy ra hiện tượng đột biến gen
Hiện tượng mất aa trong chuỗi peptit là do đột biến thay thế bộ ba mã hóa aa thành bộ ba không mã hóa aa ( bộ ba kết thúc )
Câu 29: A
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen nên ta có trường hợp 1 và 2 là đột biến gen
ĐỘT BIẾN GEN – PHẦN 5
Câu 1: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm, số nu loại T nhiều gấp 2 lần số nu loại G. Gen A bị đột biến điểm thành gen a, alen a có 2798 liên kết hidro và có chiều dài giảm đi 3.4 A0. Số lượng từng loại nu của alen a là :
A. A=T=800, G=X=399
B. A=T=801, G=X=400
C. A=T=799, G=X=401
D. A=T=799, G=X=400
Câu 2: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 408 nm, số nu loại T nhiều gấp 2 lần số nu loại G. Gen A bị đột biến điểm thành gen a, alen a có 2798 liên kết hidro . Số lượng từng loại nu của alen a là :
A. A=T=800, G=X=399
B. A=T=801, G=X=400
C. A=T=799, G=X=401
D. A=T=799, G=X=400
Câu 3: Gen B có 390 G và tổng số liên kết hidro là 1670 liên kết, bị đột biến thay thế một cặp nu này bằng một cặp nu khác thành gen b. Gen b nhiều hơn gen B 1 liên kết hidro, số nu từng loại của gen b là:
A. A=T=249, G=X=391
B. A=T=251, G=X=389
C. A=T=610, G=X=390
D. A=T=250, G=X=390
Câu 4: Gen A có chiều dài 0, 408 µm , tổng số lien kết hidro là 3050 gen bị đột biến làm giảm 5 liên kết hidro nhưng chiều dài của gen không bị thay đổi . Số nucleotit từng loại của gen đó là
A. A= T = 555, G= X = 645
B. A=T = 645, G=X = 555
C. A=T = 550 , G= X= 650
D. A= T = 650 , G= X = 550
Câu 5: Một gen S có 3000 liên kết H và có số nu loại G bằng 2 lần số nu loại A. Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen S giảm đi 85 A0. Biết rằng số nu bị mất có 5 nu loại X. Số nu A và G của gen sau đột biến lần lượt là :
A. 370 và 730
B. 375 và 745
C. 375 và 725
D. 355 và 745
Câu 6: Một alen A có 4900 liên kết hidro và có tỉ lệ G/A = 1/2 bị đột biến thành alen a có 4901 liên kết hidro và có khối lượng 126.104 đvC. Số nu mỗi loại của gen sau đột biến là
A. T=A=1399, G=X=701
B. T=A=1401, G=X=699
C. T=A=1398, G=X=702
D. A=T=1402, G=X=698
Câu 7: Gen B có 900 nu loại A và có tỉ lệ = 1,5. Gen B bị đột biến dạng thay thế một cặp GX bằng một cặp AT trở thành alen b. Tổng số liên kết hidro của alen b là:
A. 3599
B. 3601
C. 3899
D. 3600
Câu 8: Gen A có chiều dài 153 nm và có 1169 liên kết hidro đã bị đột biến thành gen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong hai lần nhân đôi môi trường đã cung cấp 1083 nu loại A và 1617 nu loại G. Dạng đột biến xảy ra với gen A là :
A. thay thế 1 cặp AT bằng 1 cặp GX
B. mất 1 cặp AT
C. mất 1 cặp GX
D. thay thế 1 cặp GX bằng 1 cặp AT
Câu 9: Gen D có 3600 liên kết hidro và số nu loại A chiếm 30% tổng số nu của gen. Gen D bị đột biến mất 1 cặp AT thành gen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân 1 lần, số nu mỗi loại mà môi trường cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A=T=1800, G=X=1200
B. A=T=899, G=X=600
C. A=T=1799, G=X=1200
D. A=T=1199, G=X=1800
Câu 10: Giả sử 1 phân tử 5-brôm uraxin xâm nhập vào một tế bào (A) ở đỉnh sinh trưởng của cây lưỡng bội và được sử dụng trong tự sao ADN. Trong sè tÕ bµo sinh ra tõ tế bào A sau 3 đợt nguyên phân thì số tế bào con mang gen đột biến (cặp A-T thay bằng cặp G-X) là:
A. 2 tế bào.
B. 1 tế bào.
C. 4 tế bào.
D. 8 tế bào
Câu 11: Giả sử trong một gen có một gen có một bazo nitro guanin trở thành dạng hiếm thì sao hai lần nhân đôi có tối đa bao nhiêu gen đột biến thay thế G- X bằng A-T .
A. 2
B. 1
C. .3
D. 4
Câu 12: Giả sử trong gen có ba zo nito hiếm dạng A* thì sau 5 lần nhân đôi sẽ có tối đa bao nhiêu gen đột biến dạng thay thế A-T bằng G – X
A. 12
B. 13
C. 14
D. 15
Câu 13: Một đoạn exon có 15 bộ ba. Do đột biến đoạn exon đó bị mất 3 cặp nuclêôtit kề nhau. Điều nào sẽ xẩy ra đối với đoạn đoạn polipeptit tương ứng với xác suất cao nhất ?
A. Bị thiếu một axit amin.
B. Bị thiếu một axit amin và thay thế một axit amin.
C. Bị thiếu một axit amin và thay thế 2 axit amin.
D. Bị thiếu một số axit amin do xuất hiện bộ ba kết thúc.
Câu 14: Một đột biến thêm 1 hoặc 1 số cặp nucleotit trong một gen gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của gen đó trong một số trường hợp, nhưng ở các trường hợp khác thì không. Kiểu thêm cặp nucleotit nào dưới đây nhiều khả năng làm mất chức năng của protein do gen mã hóa hơn cả?
A. Một cặp nucleotit được thêm ngay sau điểm bắt đầu dịch mã.
B. Ba cặp nucleotit được thêm ngay trước điểm bắt đầu dịch mã.
C. Một cặp nucleotit được thêm trong vùng mã hóa gần điểm bắt đầu dịch mã.
D. Một cặp nucleotit được thêm trong vùng mã hóa gần bộ ba kết thúc.
Câu 15: Sử dụng dữ liệu sau để trả lời câu hỏi 15 đến 18
Gen dài 3060 A0, có tỉ lệ A /G= 3/7 G. Sau đột biến chiều dài của gen không đổi và có tỉ lệ A/G= 42,18%.
Dạng đột biến đã xảy ra với gen nói trên liên quan đến mấy cặp nu của gen?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 16: Số liên kết hidro của gen sau đột biến là:
A. 2430
B. 2433
C. 2070
D. 2427
Câu 17: Khi gen đột biến tái sinh liên tiếp 3 đợt thì nhu cầu từng loại nu sẽ tăng hay giảm đi là:
A. AT giảm 21 cặp nu và GX tăng 21 cặp
B. AT tăng 21 cặp nu và GX giảm 21 cặp nu
C. AT tăng 7 cặp nu và GX giảm 7 cặp nu
D. AT giảm 7 cặp nu và GX tăng 7 cặp nu
Câu 18: Nếu trong phân tử protein có thêm 1 aa mới, dạng đột biến cụ thể sẽ là:
A. có 1 cặp nu bị thay thế tại mã mở đầu
B. cả 3 cặp nu bị thay thế nằm trong 1 bộ ba mã hóa
C. có 2 cặp nu bị thay thế tại mã mở đầu
D. có 1 cặp nu bị thay thế ở bất kì bộ ba mã hóa nào đó trừ mã mở đầu và kết thúc.
Câu 19: Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 19 đến 21
Gen có 1170 nu và có G = 4A. Sau đột biến, phân tử protein giảm xuống 1 aa và có thêm 2 aa mới.
Chiều dài của gen đột biến là:
A. 3978 A0
B. 1959 A0
C. . 1978,8 A0
D. 1968,6A0
Câu 20: Gen có 1170 nu và có G = 4A. Sau đột biến, phân tử protein giảm xuống 1 aa và có thêm 2 aa mới.
Dạng đột biến gen xảy ra là:
A. Mất ba cặp nu ở ba bộ ba mã hóa kế tiếp nhau
B. mất 2 cặp nu ở một bộ ba
C. mất 3 cặp nu ở ba bộ ba mã hóa bất kì
D. mất 2 cặp nu ở 1 bộ ba mã hóa
Câu 21: Gen có 1170 nu và có G = 4A. Sau đột biến, phân tử protein giảm xuống 1 aa và có thêm 2 aa mới.
Khi gen đột biến nhân đôi liên tiếp 3 lần, nhu cầu nu loại A giảm xuống 14 nu, số liên kết hidro bị phá hủy qua quá trình trên sẽ là:
A. 13104
B. 11417
C. 11466
D. 11424
Câu 22: Một gen không phân mảnh mã hóa được 498 axit amin trong prôtêin hoàn chỉnh, gen này bị đột biến mất một bộ ba mã hóa. Khi gen đột biến phiên mã môi trường nội bào cung cấp 7485 ribônuclêôtit tự do. Có bao nhiêu phân tử mARN được tạo thành
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 8.
Câu 23: Một gen của vi khẩn E. côli có tỷ lệ A/G = 2/3 đã tổng hợp một chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh gồm 498 axitamin. Một đột biến xảy ra ở gen này không làm thay đổi số nuclêôtit của gen. Gen sau khi đột biến có tỷ lệ A/G = 66,48%. Dạng đột biến gen và số cặp nuclêôtit liên quan là:
A. thay thế một gặp G-X bằng một cặp A-T.
B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.
C. thay thế hai cặp A-T bằng hai cặp G-X.
D. thay thế hai cặp G-X bằng hai cặp A-T.
Câu 24: Đoạn đầu của một gen cấu trúc ở vi khuẩn E. côli có trình tự các nuclêôtit trên 1 mạch bổ sung như sau:
5’ .........A A T A T G X A A T T G T A T A T G A A G G......3’
Nếu một đột biến xảy ra do thêm 1 cặp nuclêôtit ngay sau cặp nuclêôtit thứ 8 tính từ đầu gen thì đoạn pôlipeptit tương ứng khi dịch mã có số axit amin là:
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
Câu 25: Gen bình thường có các nuclêôtit như sau : 600A và 900G. Gen đột biến sinh ra do thay thế nuclêôtit. Gen đột biến tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 601A và 899G. Đây là đột biến
A. thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp T-A.
B. thay thế 1 cặp A-T bằng G-X.
C. thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T.
D. thay thế 1 cặp X-G bằng 1 cặp G-X.
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT – P5
Câu 1: D
Đổi 408nm = 4080Ao
Số nucleotit của gen A là :
4080/ 3.4 x 2 = 2400 nu
Ta có T = A = 2 G = 2X nên
A= T = 2400 : ( 2+2+1+1) x 2 = 800
G=X = 800 : 2 = 400
Số liên kết hidro trong gen a là : 2A+ 3G= 400x3 + 800x 2 = 2800
Gen a có 2798 liên kết hidro và chiều dài giảm đi 3.4 A0 vậy gen a giảm đi 2 liên kết
Vậy gen đột biến mất một cặp A-T
Câu 2: D
Đổi 408nm = 4080Ao
Số nucleotit của gen A là :
4080/ 3.4 x 2 = 2400 nu
Ta có T = A = 2 G = 2X nên
A= T = 2400 : ( 2+2+1+1) x 2 = 800
G=X = 800 : 2 = 400
Số liên kết hidro trong gen a là : 2A+ 3G= 400x3 + 800x 2 = 2800
Gen A bị đột biến điểm thành gen a và gen a có 2798 liên kết hidro giảm 2 liên kết H
Vậy gen đột biến mất một cặp A-T
Câu 3: A
Gen B có
2G+3 A = 1670
G= 390 => A= 250
Gen B bị đột biến thay thế một cặp nu thành gen b và gen b nhiều hơn gen B một liên kết H
Đột biến thay thế cặp G-X bằng cặp A-T
Vậy số lượng từng loại nucleotit trong gen b đột biến là
A= T = 250- 1= 249
G= X = 390+1 = 391
Câu 4: A
0,408 µm = 4080 A0
Số lượng nucleotit trong gen A là
(4080 : 3.4) x 2 = 2400
Theo bài ra ta có
2A + 3 G = 3050 và 2 G + 2 A = 2400
ð G = 650 và A= 550
Gen bị đột biến làm giảm 5 liên kết hidro nhưng chiều dài cảu gen không thay đổi nên gen bị đột biến thay thế 5 cặp G-X bằng cặp A-T
Vậy số lượng từng lọai nucleotit trong gen đôt biến là
A= T = 555, G= X = 645
Câu 5: D
Gen S ban đàu có 3000 liên kết H và có G = 2 A nên
2A + 3 G = 2A + 6 A = 3000 => A = 375
G = 2 x A = 2 x 375 = 750
Số nuclotit mất trong đột biến là
(85 : 3.4) x 2 = 25 nu
Có 5 nu loại X bị mất => số lượng các laoij nu bị mất khi đột biến xảy ra là
G = X = 5 nu
A = T = {50 – ( 2x5 )} : 2 = 20
Số lượng A và G của gens au đột biến là
A= 375 – 20 = 355
G = 750- 5 = 745
Câu 6: A
Gen A có 4800 liên kết H và A = 2 G nên ta có
2A+ 3 G = 4 G + 3 G = 4900 => G = 700 và A = 1400
Gen bị đôt biến có 126 . 104 đvC số lượng nucleotit trong gen bị đột biến là
126. 104 : 300 = 4200( bằng với gen A)
Gen a nhiều hơn gen A một lên kết H nên gen A bị đột biến thya thế một cặp A- T thành một cặp G- X
Vậy số lượng nucleotit từng loại trong gen bị đột biến là
T=A=1399, G=X=701
Câu 7: A
Gen B có 900 nu loại A và có tỉ lệ 1,5 .
Theo nguyên tắc bổ sung ta có A= T và G = X nên ta có A = 1, 5 G
ð G = A : 1.5 = 900 : 1.5 = 600
Gen B thay thê một cặp G – X bằng A- T nên ta sẽ có số lien kết hidro trong gen đột biến là
2 x 900 + 3 x 600 – 1 = 3599
Câu 8: A
Đổi 153nm = 1530 A 0
Số lượng nucleotit trong gen A là
1530 : 3,4 x 2 = 900
Số nucleotit loại A và G trong gen A là
G= 1169 – 900 = 269
A = 900 : 2 - 269 = 181
Số nucleotit loại A và G trong cặp gen Aa là
A = 1083 : ( 22 – 1 ) = 361
G = 1617 : ( 22 – 1 ) = 539
Vậy số nucleotit loại A và G trong gen a là
A = 361 – 181 = 180
G = 539 – 269 = 270
Vậy gen A đã thay thế một cặp A- T bằng 1 cặp G – X
Câu 9: C
Gen D có A = 30 % nên G = 20%=> 2A = 3 G
Gen có 3600 liên kết hidro nên ta có :
2A + 3 G = 3G + 3 G = 3600 => G = 600 , A = 900
Gen d bị mất một cặp A – T nên
A= T = 900 – 1 = 899
G = X = 600
Số nucleotit các loại trong cặp gen Dd là
A = T = 900 + 899 = 1799
G = X = 600 x 2 = 1200
Số lượng nucleotit môi trường cần cung cấp cho mọt lầm nhân đôi là
A = T = 1799 x ( 21 – 1 ) = 1799
G = X = 1200x ( 2 1 – 1 ) = 1200
Câu 10: B
1 phân tử 5-brôm uraxin xâm nhập vào một tế bào gây ra đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X .Quá trình đột biến được mô tả bằng các quá trình sau
A-T → A-5BU → G-5BU → G-X
Như vậy phân tử ADN cần pahir trả qua 3 lần nhân lên ( tương ứng với 3 lần nguyên phân ) thì tạo ra một gen đột biến ( tương ứng với 1 tế bào mang gen đột biến )
Câu 11: B
Gen tự nhân đôi 2 lần thì sẽ tạo được 22 = 4 gen , trong số 4 gen này có ½ số gen không có đột biến , ½ số gen còn lại ở dạng tiền đột biến G*- T( vì trong quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo ngyên tắc bán bảo toàn trong số các phân tử ADN con luôn có một phân tử ADN có mang bazo nitro hiếm của ADN ban đầu )
Vậy số gen bị đột biến là ½ . 4 – 1 = 1 gen
Câu 12: D
Gen tự nhân đôi 5 lần thì sẽ tạo được 25 = 32 gen , trong số 32 gen này có ½ số gen không có đột biến , ½ số gen còn lại ở dạng tiền đột biến A*- X vì trong quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo ngyên tắc bán bảo toàn trong số các phân tử ADN con luôn có một phân tử ADN có mang bazo nitro hiếm của ADN ban đầu )
Vậy số gen bị đột biến là ½ . 32 – 1 = 15 gen
Câu 13: B
Đột biến mất 3 cặp N liền kết thì có hai trưởng hợp xảy ra
TH 1 : Mất ba cặp nu trong một bộ ba mã hóa aa => mất một aa
TH 2 : Mất ba cặp nucleotit ở hai bộ ba liền kề => mất một aa và dẫn đến hiện tượng thay thế một aa
Câu 14: A
A- Thêm 1 cặp nu ngay sau điểm bắt đầu dịch mã thì gây đột biến dịch khuôn toàn bộ mạch mARN => mã mở đầu bị thay đổi thành một bộ ba mã hóa khác nghiêm trọng nhất là toàn bộ trình tự aa trong mạch không được tổng hợp .
B- Không ảnh hưởng tới trình tự aa trong chuỗi peptit đauọc tổng hợp
C- Thêm một cặp nucleotit trong vùng mã hóa gần điểm khởi đầu dịch mã gây đột biến dịch mã từ điểm đột biến trở đi
D- Thêm một cặp nucleotit được thêm vào trong vùng mà hóa gần bộ ba kết thúc làm dịch mã mạch khuôn từ điểm đột biến trở đi
Câu 15: C
Số lượng nucleotit trong gen ban đầu là
(3060 : 3.4 )x 2 = 1800
A = 3/7 G nên 2 A + 2 G = 2 . 3 / 7 G + 2 G = 1800
=>G = 630
=> A = 270
Chiều dài của gen không bị thay đổi nên đột biến đó là đột biến thay thế một số cặp nucleotit
Adb = 270– x va G db = 630 + x
Ta có
270 – x / 630 + x = 42.18%
=>270 – x / 630 + x = 2109/ 5000
=> x = 3
Đột bién thay thế 3 cặp A- T bằng 3 cặp G- X
Câu 16: B
Số liên kết H cuả gen ban đầu là
2 A + 3 G = 2430
Thay thế 3 cặp A- T bằng 3 cặp G –X thì số lien kết H tang lên 3 liên kết
2430 + 3 = 2433
Câu 17: A
Gen nhân đổi 3 lần thì số gen con cần môi trường cung cấp nucleoti là
23 – 1 = 7
Khi gen bị đột biến thì gen tăng thêm 3 cặp G- X và giảm đi 3 cặp A- T
Số nucleotit loại A- T môi trường cung cấp cho 3 đợt nhân đôi sẽ giảm đi bằng với số nucleotit loại G- X sẽ tăng lên là
3 x 7 = 21
Câu 18: B
Có một aa mới => 3 nucleotit bị thay thế cùng nằm trong một bộ ba mã hóa
Câu 19: C
Đột biến mất một aa và có theem aa mới nên gen đột biến bị mất đi 3 nu ở ba bộ ba kế tiếp nhau
Số nucleotit ở gen đột biến sẽ là
1170 – (3 x 2) = 1164
Chiều dài cuả gen đột biến là
1164 : 2 x 3.4 = 1978.8A0
Câu 20: A
Đột biến mất 3 nucleotit ở ba bộ ba kế tiếp
Câu 21: B
Gen nhân đôi 3 lấn nên số phân tử ADN mới đưuọc tổng hợp là
23 - 1 = 7
Số nucleotit loại A trong phân tử giảm xuống là
14 : 7 = 2
=> mất 1 G
Gen ban đầu có số nucleotit là
A = 1170 : ( 4 + 1 ) : 2 = 117
G = 117 x 4 = 468
Số liên kết H sau đột biến là :
(468 - 1) x 3 + (117 -2 ) x 2 = 1631
Số liên kết Hi dro bị phá hủy là
1631 x 7 = 11417
Câu 22: C
Gen phân mảnh có 498 aa mã hóa => đột biến mất đi 1 bộ ba mã hóa => còn có 497 axitamin trong phân tử protein .
Số bộ ba trong phân tử mARN bị đột biến là : 497 + 1 +1 = 499
Số nucleotit môi trường cần cung cấp để tổng hợp một phân tử protein là :
499 x 3 = 1497
Số phân tử mARN được tạo ra là :
7485 : 1497 = 5 phân tử
Câu 23: B
Câu 24: C
GEN BAN ĐẤU
Mạch bổ sung 5’ .........A A T A T G X A A T T G T A T A T G A A G G......3’
Mạch gốc 3' .........T T A TA X G T T A A X A T A T A X T T X X ......5'
m ARN 5’ .........A A U A U G X A A UUG U A U A U G A A G G......3’
GEN ĐỘT BIẾN
Mạch bổ sung 5’ .........A A T A T G X A N A T T G TA TA T G A A G G......3’
Mạch gốc 3' .........T T A TA X G T N T A A X AT AT A X T T X X ......5'
m ARN 5’ .........A A U A U G XArNu AUU GUA UAU G A A G G......3’
Sau bộ ba mở đầu có 5 bộ ba mã hóa aa nên đoạn polipeptide tương ứng khi dịch mã có số aa là 5
Câu 25: C
Gen thay thế cặp G-X bằng 1 cặp A-T
Ngoài 145 câu trắc nghiệm chuyên đề đột biến gen luyện thi THPT Quốc gia thì các đề thi trong chương trình lớp 12 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Việc luyện thi chuyên đề đột biến gen là một phần quan trọng trong việc chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia môn Sinh học. Qua bộ câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề đột biến gen gồm 145 câu, các thí sinh đã có cơ hội tiếp cận với các khái niệm, quy tắc và ứng dụng của đột biến gen.
Việc làm quen với bộ câu hỏi này không chỉ giúp thí sinh nắm vững kiến thức, mà còn giúp rèn luyện kỹ năng giải đề và làm quen với cấu trúc và dạng câu hỏi thường gặp trong kỳ thi THPT Quốc gia. Các thí sinh đã có cơ hội áp dụng kiến thức và kỹ năng của mình để giải quyết các tình huống và bài toán liên quan đến đột biến gen.
Đột biến gen đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hóa và di truyền của các loài. Nắm vững kiến thức về đột biến gen giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc bảo vệ và nghiên cứu gen, cũng như ứng dụng của nó trong các lĩnh vực như y học, nông nghiệp và môi trường.
Hy vọng qua việc luyện thi chuyên đề đột biến gen, các thí sinh đã củng cố kiến thức và nâng cao khả năng giải đề của mình. Đồng thời, bộ câu hỏi này cũng đánh thức sự tò mò và tư duy sáng tạo của các thí sinh, khám phá thêm về thế giới đầy thú vị của di truyền và đột biến gen.
Chúc mừng các thí sinh đã hoàn thành bộ câu hỏi trắc nghiệm chuyên đề đột biến gen. Hãy tiếp tục ôn tập và luyện thi với những tài liệu khác, nắm vững kiến thức và cải thiện kỹ năng giải đề. Chúng tôi tin rằng sự chuẩn bị kỹ càng sẽ giúp các thí sinh tự tin và thành công trong kỳ thi THPT Quốc gia.