Docly

Bộ Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 8 Năm 2022-2023 Có Đáp Án

Bộ Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 8 Năm 2022-2023 Có Đáp Án được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.


Trong quá trình học Vật lý, việc ôn tập và làm đề thi là một phần quan trọng để kiểm tra và củng cố kiến thức của học sinh. Đặc biệt, khi có sẵn đề thi với đáp án, các em có thể nắm vững kiến thức và rèn kỹ năng giải các bài tập và bài toán Vật lý.

Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến các em Bộ Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 8 Năm 2022-2023 Có Đáp Án. Đây là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập hiệu quả và chuẩn bị cho kỳ thi giữa kì 1. Bộ đề thi này được thiết kế theo cấu trúc và nội dung chương trình học, đảm bảo phù hợp với yêu cầu và kiến thức mà các em đã học trong suốt thời gian qua.

Mỗi bộ đề thi trong Bộ Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 8 Năm 2022-2023 Có Đáp Án được cung cấp kèm theo đáp án chi tiết. Đáp án không chỉ giúp các em tự kiểm tra và đánh giá kết quả của mình, mà còn cung cấp lời giải chi tiết cho từng bước giải quyết. Điều này giúp các em hiểu rõ hơn về cách áp dụng lý thuyết và kỹ năng giải quyết vấn đề trong các bài tập và bài toán Vật lý.

Chúng tôi đã tập hợp và biên soạn Bộ Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 8 Năm 2022-2023 Có Đáp Án với sự chăm chỉ và tâm huyết của các giáo viên và chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua việc ôn tập và làm các bài tập trong bộ đề thi này, các em sẽ nắm vững kiến thức và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề Vật lý.

Hãy sẵn sàng và tham gia cùng chúng tôi trong hành trình ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi giữa kì 1.

Đề thi tham khảo

15 Đề Thi Toán 8 Cuối Học Kì 2 Có Đáp Án Và Lời Giải
Tổng Hợp Các Đề Thi Học Kỳ 2 Toán 8 Có Ma Trận Và Đáp Án
Bộ Đề Thi Vật Lý 8 Giữa Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Thi Vật Lý 8 Giữa Học Kì 2 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Thi Vật Lý 8 HK1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline

ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 1)

MÔN: VẬT LÍ-LỚP 8

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau (Từ câu 1 đến câu 15 và ghi vào giấy bài làm - Ví dụ: Câu 1 chọn phương án A, ghi là 1.A).

Câu 1. Một toa tàu đang rời khỏi sân ga. So với nhà ga thì

A. mọi hành khách trên tàu đang đứng yên. B. toa tàu đang chuyển động.

C. hàng cây bên đường đang chuyển động. D. hành lý trên toa tàu đang đứng yên.

Câu 2. Vật nào kể sau có chuyển động đều?

A. Chuyển động của ô tô khi bắt đầu khởi hành. B.Chuyển động của đầu kim đồng hồ.

C.Chuyển động của một quả bóng lăn trên sân cỏ. D.Chuyển động của một người đang chạy.

Câu 3. Một người đi được quãng đường S1 hết t1 giây ,đi được quãng đường S2 hết t2 giây .Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường S1 và S2 là:

A. . B. . C. . D. .

Câu 4. Một ô tô đi với vận tốc 45 km/h. Con số đó cho ta biết

A. quãng đường đi của ô tô.

B. thời gian đi của ô tô.

C. mỗi giờ ô tô đi được 45km.

D. ô tô đi được quãng đường 45km.

Câu 5. Lực là đại lượng véctơ vì :

A. lực có độ lớn, phương và chiều

B. lực làm cho vật thay đổi tốc độ

C. lực làm cho vật đứng yên

D. lực làm cho vật chuyển động

Câu 6. Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì:

A. vật chuyển động với tốc độ tăng dần. B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần.

C. vật sẽ tiếp tục đứng yên. D. hướng chuyển động của vật thay đổi.

Câu 7: Muốn giảm lực ma sát thì

A. tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.

B. giảm diện tích mặt tiếp xúc.

C. giảm lực ép lên mặt tiếp xúc.

D. tăng độ nhám mặt tiếp xúc.

Câu 8: Một ô tô chuyển động đều. Lực kéo của động cơ là 800N. Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe là:

A. 1600N.

B. 400N.

C. 8000N.

D. 800N.

Câu 9: Áp lực là:

A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.

B. lực ép có phương song song với mặt bị ép.

C. lực kéo vuông góc với mặt bị ép.

D. lực đẩy vuông góc với mặt bị ép.

Câu 10: Công thức tính áp suất chất rắn là:

A. p = F.S

B. p = S/F

C. p = d.h

D. p = F/S

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 11. (1,0 điểm) Định nghĩa chuyển động đều. Cho ví dụ về chuyển động đều.

Câu 12.(0,5 điểm) Một người đi xe máy với vận tốc 48 km/h trong thời gian 1,5 giờ . Tính quãng đường xe máy đi được?

Câu 13. (1,0 điểm) Một ô tô chạy trên quãng đường dài 30km với vận tốc 40km/h. Sau đó ô tô chạy trên quãng đường tiếp theo với vận tốc 52km/h trong 90 phút.Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường ?

Câu 14.(0,5 điểm) Biểu diễn trọng lực của một vật là 1500N. Tỉ xích tùy chọn.

Câu 15. (0,5 điểm) Tại sao khi ô tô bị sa lầy trong đất bùn, người ta phải chèn dưới bánh xe các vật cứng như tấm ván gỗ cứng hay rơm rạ?

Câu 16. (1,0 điểm) Để tăng áp suất tác dụng lên một bề mặt, ta có thể làm gì? Cho ví dụ.

Câu 17.(0,5 điểm) Một miếng gỗ hình khối hộp có trọng lượng 100N đặt trên mặt bàn nằm ngang, diện tích tiếp xúc giữa khối gỗ với mặt bàn là 400cm2. Tính áp suất của khối gỗ tác dụng lên mặt bàn.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi phương án chọn đúng ghi 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đ/án

B

B

D

C

A

C

A

D

A

D

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu

Lời giải

Điểm

11

1,0đ

-Nêu được định nghĩa về chuyển động đều.

- Cho ví dụ đúng.

0,5

0,5

12

0,5đ

-Ghi đúng công thức: s = v.t

- Thay số tính đúng: s = v. t = 42. 1,5 = 63(km)

0,25

0,25

13

1,0đ

-Đổi đúng: t2 = 90 phút = 3/2h

-Tính đúng thời gian ô tô đi quãng đường thứ nhất: t1 = s1/v1 = 30/40 = 3/4 (h)

-Tính đúng quãng đường tiếp theo ô tô đi được: s2 = v2. t2 = 52.3/2 = 78(km)

-Tính đúng vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường:

0,25

0,25

0,25





0,25

14

0,5đ

-Vẽ hình đúng

Biểu diễn đúng

A

P = 1500 N







500N



1,5cm




0,25



0,25

15

0,5đ

-Ô tô đi trên đường bùn dễ bị sa lầy, vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường có bùn là rất nhỏ, bánh xe không bám vào mặt đường.

-Để khắc phục người ta chèn dưới các bánh xe các vật cứng tấm ván gỗ hay rơm rạ nhằm mục đích tăng lực ma sát.

0,25



0,25


16

1,0đ

+Tăng áp lực (F) đồng thời giảm diện tích (S) lên mặt bị ép.

+Giữ nguyên áp lực (F) đồng thời giảm diện tích (S) lên mặt bị ép.

+Giữ nguyên diện tích (S) đồng thời tăng áp lực (F) lên mặt bị ép.

-Nêu ví dụ đúng

0,25

0,25

0,25

0,25


17

0,5đ

  • Đổi đúng: 400cm2 = 0,04m2

  • Tính đúng: p = P/S = 100/0,04 = 2500(N/m2)

0,25



0,25









ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 2)

MÔN: VẬT LÍ-LỚP 8

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau (Từ câu 1 đến câu 15 và ghi vào giấy bài làm - Ví dụ: Câu 1 chọn phương án A, ghi là 1.A).

Câu 1: Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả nào sau đây đúng?

A. Người lái đò đứng yên so với bờ sông

B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước.

C. Người lái đò đứng yên so với dòng nước

D. Người lái đò chuyển động so với chiếc thuyền.

Câu 2. Vật nào kể sau có chuyển động đều?

A. Đoàn tàu hoả chạy giữa hai ga. B.Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

C.Chuyển động của vật với vận tốc không đổỉ v= 10m/s. D.Chuyển động của ô tô lúc khởi hành.

Câu 3. Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây ,đi được quãng đường s2 hết t2 giây .Vận tốc trung bình của người đó trên tổng quãng đường S1 và S2 là:

A. . B. . C. . D. .

Câu 4. Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết

A. thời gian đi của xe đạp.

B. mỗi giờ xe đạp đi được 12km.

C. quãng đường đi của xe đạp.

D. xe đạp đi được quãng đường 12km.

Câu 5. Đại lượng nào kể sau đây là đại lượng vectơ?

A. Trọng lượng của một vật. B. Khối lượng của một vật.

C. Thể tích của một vật. D.Chiều dài của một sợi dây

Câu 6. Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì:

A. vật chuyển động với tốc độ tăng dần. B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần.

C. hướng chuyển động của vật thay đổi. D. vật vẫn giữ nguyên tốc độ như ban đầu

Câu 7: Muốn tăng lực ma sát thì

A. tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.

B. tăng diện tích mặt tiếp xúc.

C. tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.

D. tăng độ nhám mặt tiếp xúc.

Câu 8: Một tàu hoả chuyển động đều. Lực kéo của động cơ của đầu tàu là 5000N. Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe là:

A. 50000N

B. 5000N;

C. 10000N;

D. 100000N.

Câu 9: Đơn vị của áp suất là:

A. N.m

B. N/m

C. N/m2

D. N/m3

Câu 10: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì :

A. để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.

B. để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất.

C. đtăng áp suất tác dụng lên mặt đất.

D. để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất.



II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 11. (1,0 điểm) Định nghĩa chuyển không động đều. Cho ví dụ về chuyển động không đều.

Câu 12.(0,5 điểm) Một vận động viên xe đạp đi với vận tốc 36km/h trên quãng đường dài 9km. Tính thời gian vận động viên đi hết quãng đường đó?

Câu 13. (1,0 điểm) Một ô tô chạy trên quãng đường đầu với vận tốc 45km/h trong 40 phút. Sau đó ô tô chạy trên quãng đường tiếp theo dài 60km với vận tốc 36km/h.Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường ?

Câu 14.(0,5 điểm) Biểu diễn trọng lực của một vật là 20000N. Tỉ xích tùy chọn.

Câu 15. (0,5 điểm) Tại sao khi ô tô bị sa lầy trong đất bùn, người ta phải chèn dưới bánh xe các vật cứng như tấm ván gỗ cứng hay rơm rạ?

Câu 16. (1,0 điểm) Để giảm áp suất tác dụng lên một bề mặt, ta có thể làm gì? Cho ví dụ.

Câu 17.(0,5 điểm) Một cái bàn có trọng lượng 150N đặt trên mặt đất nằm ngang, diện tích tiếp xúc giữa các chân bàn với mặt đất là 100cm2. Tính áp suất của cái bàn tác dụng lên mặt đất.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi phương án chọn đúng ghi 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đ/án

C

C

A

B

A

D

D

B

C

A

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu

Lời giải

Điểm

11

1,0đ

-Nêu được định nghĩa về chuyển động không đều.

- Cho ví dụ đúng.

0,5

0,5

12

0,5đ

-Ghi đúng công thức: t = s/v

- Thay số tính đúng: t= s/v = 9/36 = 1/4 (h)

0,25

0,25

13

1,0đ

-Đổi đúng: t1 = 40 phút = 2/3h

-Tính đúng quãng đường thứ nhất ô tô đi được:s2 = v2. t2 = 45.2/3 = 30(km)

-Tính đúng thời gian ô tô đi quãng đường tiếp theo: t1 = s1/v1 = 60/36 = 5/3 (h)

-Tính đúng vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường:

0,25

0,25

0,25





0,25

14

0,5đ

-Vẽ hình đúng

Biểu diễn đúng

B

P = 20000 N







5000N






0,25



0,25

15

0,5đ

-Ô tô đi trên đường bùn dễ bị sa lầy, vì lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường có bùn là rất nhỏ, bánh xe không bám vào mặt đường.

-Để khắc phục người ta chèn dưới các bánh xe các vật cứng tấm ván gỗ hay rơm rạ nhằm mục đích tăng lực ma sát.

0,25



0,25


16

1,0đ

+Giảm áp lực (F) đồng thời tăng diện tích (S) lên mặt bị ép.

+Giữ nguyên áp lực (F) đồng thời tăng diện tích (S) lên mặt bị ép.

+Giữ nguyên diện tích (S) đồng thời giảm áp lực (F) lên mặt bị ép.

-Nêu ví dụ đúng

0,25

0,25

0,25

0,25

17

0,5đ

  • Đổi đúng: 100cm2 = 0,01m2

  • Tính đúng: p = P/S = 150/0,01 = 15000(N/m2)

0,25

0,25



ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 3)

MÔN: VẬT LÍ-LỚP 8

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau (Từ câu 1 đến câu 15 và ghi vào giấy bài làm - Ví dụ: Câu 1 chọn phương án A, ghi là 1.A).

Câu 1. Một toa tàu đang rời khỏi sân ga. So với nhà ga thì

A. mọi hành khách trên tàu đang đứng yên. B. toa tàu đang chuyển động.

C. hàng cây bên đường đang chuyển động. D. hành lý trên toa tàu đang đứng yên.

Câu 2. Vật nào kể sau có chuyển động đều?

A. Chuyển động của ô tô khi bắt đầu khởi hành. B. Chuyển động của đầu kim đồng hồ.

C. Chuyển động của một quả bóng lăn trên sân cỏ. D. Chuyển động của một người đang chạy.

Câu 3. Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây ,đi được quãng đường S2 hết t2 giây .Vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường S1 và S2 là:

A. . B. .

C. . D. .

Câu 4. Một ô tô đi với vận tốc 45 km/h. Con số đó cho ta biết

A. quãng đường đi của ô tô.

B. thời gian đi của ô tô.

C. mỗi giờ ô tô đi được 45km.

D. ô tô đi được quãng đường 45km.

Câu 5. Lực là đại lượng véctơ vì :

A. lực có độ lớn, phương và chiều

B. lực làm cho vật thay đổi tốc độ

C. lực làm cho vật đứng yên

D. lực làm cho vật chuyển động

Câu 6. Một vật đang đứng yên chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì:

A. vật sẽ chuyển động. B. vật sẽ chuyển động thẳng đều.

C. vật sẽ tiếp tục đứng yên. D. hướng chuyển động của vật thay đổi.

Câu 7: Muốn giảm lực ma sát thì

A. tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.

B. giảm diện tích mặt tiếp xúc.

C. giảm lực ép lên mặt tiếp xúc.

D. tăng độ nhám mặt tiếp xúc.

Câu 8: Một ô tô chuyển động đều. Lực kéo của động cơ là 800N. Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe là:

A. 1600N.

C. 8000N


B. – 800N.

D. 800N.

Câu 9: Áp lực là:

A. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. B. lực ép có phương song song với mặt bị ép.

C. lực kéo vuông góc với mặt bị ép. D. lực đẩy vuông góc với mặt bị ép.

Câu 10: Công thức tính áp suất chất rắn là:

A. p = F.S

B. p = S/F

C. p = d.h

D. p = F/S

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 11. (2,5 điểm)

a) Định nghĩa chuyển động không đều. Cho ví dụ về chuyển động không đều.

b) Một ô tô chạy trên quãng đường dài 30km với vận tốc 40km/h. Sau đó ô tô chạy trên quãng đường tiếp theo với vận tốc 52km/h trong 90 phút.Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường ?

Câu 12.(1.5 điểm)

a)Một ô tô có trọng lượng 12000 N đứng yên trên mặt đường nằm ngang. Hãy biểu diễn các véc-tơ lực tác dụng lên ô tô với tỉ xích 1,5cm ứng với 4000N.

b)Kể tên các loại lực ma sát ? Nêu ví dụ về sự xuất hiện lực ma sát trong từng trường hợp ?

Câu 13. (1.0 điểm) Trên đoạn đường AB dài 100km, ôtô thứ nhất đi mất thời gian 2giờ; ôtô thứ hai đi ¾ đoạn đường trên mất thời gian 1,25giờ. Ôtô nào chạy nhanh hơn?

----HẾT----

ĐỀ ÔN TẬP GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2022 – 2023 (ĐỀ 4)

MÔN: VẬT LÍ-LỚP 8

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn một phương án trả lời đúng của mỗi câu sau (Từ câu 1 đến câu 15 và ghi vào giấy bài làm - Ví dụ: Câu 1 chọn phương án A, ghi là 1.A).

Câu 1: Người lái đò đang ngồi trên chiếc thuyền thả trôi theo dòng nước. Câu mô tả đúng về người lái đò :

A. đứng yên so với bờ sông

B. chuyển động so với dòng nước.

C. đứng yên so với dòng nước

D. chuyển động so với chiếc thuyền.

Câu 2. Vật nào kể sau có chuyển động đều?

A. Đoàn tàu hoả chạy giữa hai ga.

B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

C. Chuyển động của vật với vận tốc không đổỉ v= 10m/s.

D. Chuyển động của ô tô lúc khởi hành.

Câu 3. Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây ,đi được quãng đường s2 hết t2 giây .Vận tốc trung bình của người đó trên tổng quãng đường S1 và S2 là:

A. . B. . C. . D. .

Câu 4. Một xe đạp đi với vận tốc 12 km/h. Con số đó cho ta biết

A. thời gian đi của xe đạp.

B. mỗi giờ xe đạp đi được 12km.

C. quãng đường đi của xe đạp.

D. xe đạp đi được quãng đường 12km.

Câu 5. Đại lượng nào kể sau đây là đại lượng vectơ?

A. Trọng lượng của một vật. B. Khối lượng của một vật.

C. Thể tích của một vật. D.Chiều dài của một sợi dây

Câu 6. Một vật đang chuyển động thẳng đều chịu tác dụng của hai lực cân bằng, thì:

A. vật chuyển động với tốc độ tăng dần. B. vật chuyển động với tốc độ giảm dần.

C. hướng chuyển động của vật thay đổi. D.vật vẫn giữ nguyên tốc độ như ban đầu.

Câu 7: Muốn tăng lực ma sát thì

A. tăng độ nhẵn mặt tiếp xúc.

B. tăng diện tích mặt tiếp xúc.

C. tăng lực ép lên mặt tiếp xúc.

D. tăng độ nhám mặt tiếp xúc.

Câu 8: Một tàu hoả chuyển động đều. Lực kéo của động cơ của đầu tàu là 5000N. Độ lớn của lực ma sát tác dụng lên các bánh xe là:

A. 50000N

B. 5000N;

C. 10000N;

D. 100000N.

Câu 9: Đơn vị của áp suất là:

A. N.m

B. N/m

C. N/m2

D. N/m3

Câu 10: Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường là để:

A. giảm áp suất tác dụng lên mặt đất.

B. giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất.

C. tăng áp suất tác dụng lên mặt đất.

D. tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất.



II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 11. (2.5 điểm)

  1. Định nghĩa chuyển không động đều. Cho ví dụ về chuyển động không đều.

  2. Một ô tô chạy trên quãng đường đầu với vận tốc 45km/h trong 40 phút. Sau đó ô tô chạy trên quãng đường tiếp theo dài 60km với vận tốc 36km/h.Tính vận tốc trung bình của ô tô trên cả hai quãng đường ?

Câu 12.(1,5 điểm)

  1. Một xe tải có trọng lượng 20000 N đứng yên trên mặt đường nằm ngang. Hãy biểu diễn các véc-tơ lực tác dụng lên ô tô với tỉ xích 1cm ứng với 4000N.

  2. Kể tên các loại lực ma sát ? Nêu ví dụ về sự xuất hiện lực ma sát trong từng trường hợp ?

Câu 13.(1.0 điểm) Tâm và Bình cùng chuyển động đều trên quãng đường 6km. Tâm chuyển động với vận tốc 12km/h .Bình khởi hành sau tâm 15ph và đến sau Tâm 30ph .Hỏi Bình chuyển động với vận tốc bao nhiêu?

----HẾT----



Bộ Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 8 Năm 2022-2023 Có Đáp Án thì các đề thi trong chương trình lớp 8 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

20 Đề Thi HSG Lý 8 Cấp Trường Có Đáp Án Rất Hay
Đề Thi Vật Lý 8 Giữa Học Kì 1 Có Đáp Án Năm 2020-2021
16 Đề Thi Vật Lý 8 Cuối Học Kì 2 Có Đáp Án
Đề Thi HSG Anh 8 Huyện Thanh Oai Có Đáp Án Và File Nghe – Đề Số 2
Đề Thi Giữa Kì 1 Tiếng Anh 8 Năm 2022-2023 Có Đáp Án-Đề 2
Đề Thi Tiếng Anh 8 Học Kì 2 (CT 7 Năm) Năm Học 2020-2021 Phòng GD Ninh Hòa
Đề Thi Giữa Kì 1 Vật Lý 8 Có Lời Giải Và Đáp Án
15 Đề Thi HSG Toán 8 Cấp Huyện Có Đáp Án
20 Đề Thi HSG Toán 8 Có Lời Giải
Đề Thi Giữa Học Kỳ 1 Tiếng Anh 8 Năm 2022-2023 Có Đáp Án-Đề 1
Đề Thi Tiếng Anh 8 Học Kì 2 Có File Nghe Sở GD Quảng Nam 2020-2021