Bộ Đề Kiểm Tra 15 Phút GDCD 11 HK1 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 11
Bộ Đề Kiểm Tra 15 Phút GDCD 11 HK1 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 11 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
>>> Mọi người cũng quan tâm:
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
ĐỀ 1 |
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KỲ I MÔN GDCD LỚP 11 Thời gian: 15 phút |
Câu 1: Để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, sự tăng trưởng kinh tế phải dựa trên:
A. Cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ.
B. Phát triển kinh tế ổn định.
C. Cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng.
D. Vận động trong một cơ cấu nhất định.
Câu 2: Trên thị trường việc trao đổi hàng hoá dựa trên:
A. Nhu cầu người tiêu dùng B. Nguyên tắc ngang giá
C. Giá cả hàng hoá D. Chất lượng hành hoá
Câu 3: Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành :
A. Công cụ lao động. B. Lực lượng sản xuất.
C. Tư liệu sản xuất. D. Phương tiện lao động.
Câu 4: Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người, là:
A. Đối tượng lao động. B. Tư liệu lao động.
C. Phương tiện lao động. D. Công cụ lao động.
Câu 5: Yếu tố nào sau là một trong những đối tượng lao động trong nghành công nghiệp khai thác
A. Máy cày. B. Than. C. Sân bay. D. Nhà xưởng.
Câu 6: Lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa và dịch vụ
A. chợ B. thị trường
C. sàn giao dịch D. thị trường chứng khoán
Câu 7: Hoạt động nào sau đây là trung tâm, cơ bản nhất của xã hội loài người?
A. Hoạt động thực nghiệm khoa học B. Hoạt động sản xuất của cải vật chất.
C. Hoạt động giáo dục D. Hoạt động chính trị- xã hội.
Câu 8: Khi cất trữ tiền tệ người ta thường cất trữ tiền vàng chứ không phải tiền giấy là vì
A. khi cất trữ tiền giấy lâu sẽ bị mất giá trị còn tiền vàng thì không
B. tiền giấy dễ hư hỏng, rách nát, tiền vàng thì không
C. tiền vàng trao đổi phổ biến trên thế giới.
D. tiền vàng có thể làm trang sức
Câu 9: Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?
A. Phương tiện lưu thông.
B. Phương tiện giao dịch.
C. Phương tiện thanh toán.
D. Thước đo giá trị.
Câu 10: Sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi có đầy đủ mấy điều kiện ?
A. 3 điều kiện B. 4 điều kiện C. 2 điều kiện D. 5 điều kiện
Câu 11: Tiền tệ có mấy chức năng?
A. 5. B. 2 C. 4. D. 3.
Câu 12: Đối với thợ may, đâu là đối tượng lao động?
A. Vải B. Áo, quần C. Máy khâu D. Kim chỉ.
Câu 13: Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành :
A. Phương tiện lao động. B. Lực lượng sản xuất.
C. Công cụ lao động. D. Tư liệu sản xuất.
Câu 14: Giá trị của hàng hóa được biểu hiện thông qua yếu tố nào?
A. Giá trị sử dụng của hàng hóa B. Lao động xã hội của người sản xuất.
C. Giá trị số lượng, chất lượng D. Giá trị trao đổi
Câu 15: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất
A. Đối tượng lao động. B. Máy móc hiện đại.
C. Sức lao động. D. Tư liệu lao động.
Câu 16: Giá trị hàng hóa là:
A. Lao động cá nhân của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
B. Lao động hao tổn trong sản xuất hàng hóa
C. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa
D. Lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hoá
Câu 17: Hàng hóa là một phạm trù
A. Văn hóa B. Lịch sử. C. Kinh tế. D. Chính trị.
Câu 18: Bác A trồng rau sạch để bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua gạo. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì?
A. Thước đo giá trị. B. Phương tiện thanh toán.
C. Phương tiện giao dịch. D. Phương tiện lưu thông.
Câu 19: Trong các yếu tố cấu thành tư liệu lao động, yếu tố nào dưới đây quan trọng nhất
A. Công cụ lao động. B. Hệ thống bình chứa của sản xuất.
C. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. D. Cơ sở vật chất.
Câu 20: Yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố cấu thành của tư liệu lao động ,là:
A. Công cụ lao động. B. Kết cấu hạ tầng.
C. Phương tiện lao động. D. Hệ thống bình chứa
Câu 21: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
A. Giá trị của hàng hoá và chất lượng của hàng hoá
B. Giá trị sức lao động tạo ra hàng hoá
C. Giá trị sử dụng và giá cả
D. Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hoá
Câu 22: Trong nền kinh tế hàng hóa, người tiêu dùng muốn có giá trị sử dụng của hàng hóa thì trước hết phải thực hiện được điều gì cho nhà sản xuất?
A. Giá trị B. Giá trị trao đổi C. Lao động cá biệt D. Giá trị xã hội
-------------------------------------------------------- HẾT ----------
ĐÁP ÁN
1 |
C |
6 |
B |
11 |
A |
16 |
C |
2 |
B |
7 |
B |
12 |
A |
17 |
B |
3 |
C |
8 |
A |
13 |
D |
18 |
D |
4 |
A |
9 |
C |
14 |
D |
19 |
A |
5 |
B |
10 |
A |
15 |
C |
20 |
A |
|
|
|
|
|
|
21 |
D |
|
|
|
|
|
|
22 |
D |
ĐỀ 2 |
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KỲ I MÔN GDCD LỚP 11 Thời gian: 15 phút |
Câu 1: Hoạt động nào của con người được coi là cơ bản nhất và là cơ sở của đời sống xã hội?
A. Hoạt động chính trị. C. Hoạt động nghệ thuật, thể thao.
B. Hoạt động sản xuất của cải vật chất. D. Hoạt động thực nghiệm khoa học.
Câu 2: Sức lao động là:
A. Người lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất.
B. Hoạt động có mục đích của con người để tạo ra của cải.
C. Lao động của con người.
D. Toàn bộ thể lực và trí lực của con người có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Câu 3: Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình?
A. Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội.
B. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú.
C. Xây dựng gia đình văn hóa.
D. Tạo điều kiện vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng.
Câu 4: Trong tư liệu lao động, bộ phận nào cần được phát triển đi trước một bước so với đầu tư sản xuất trực tiếp?
A. Công cụ lao động. C. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.
B. Lao động. D. Nguyên liệu cho sản xuất.
Câu 5: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm:
A. Lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động.
B. Lao động, sức lao động và đối tượng lao động.
C. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
D. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động và tư liệu sản xuất.
Câu 6: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì?
A. Đối tượng lao động. C. Công cụ lao động.
B. Tư liệu lao động. D. Tài nguyên thiên nhiên.
Câu 7: Nhận định đúng về phát triển kinh tế:
A. Phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế bền vững.
B. Phát triển kinh tế là sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
C. Phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống.
D. Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.
Câu 8: Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào bắt nguồn từ tự nhiên?
A. Sức lao động. C. Lao động.
B. Đối tượng lao động và tư liệu lao động. D. Chỉ có đối tượng lao động.
Câu 9: Hàng hóa là:
A. Sản phẩm của lao động để thỏa mãn nhu cầu của con người.
B. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua mua bán.
C. Sản phẩm được mọi người công nhận là hàng hóa.
D. Sản phẩm được sản xuất ra để bán.
Câu 10: Bản chất của tiền tệ là gì?
A. Thước đo giá trị của hàng hóa.
B. Phương tiện để lưu thông hàng hóa và để thanh toán.
C. Hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò làm vật ngang giá chung.
D. Tiền giấy, tiền vàng và ngoại tệ.
Câu 11: Giá cả của hàng hóa là:
A. Sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
B. Sự thỏa thuận giữa người mua và người bán.
C. Số tiền mà người mua phải trả cho người bán.
D. Giá tiền đã in trên sản phẩm hoặc người bán quy định.
Câu 12: Thị trường bao gồm những yếu tố cơ bản nào?
A. Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ. C. Hàng hóa, người mua, người bán.
B. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. D. Người mua, người bán, tiền tệ.
Câu 13: Chức năng tiền tệ thế giới được sử dụng khi nào?
A. Tiền rút khỏi lưu thông.
B. Dùng tiền để chi trả sau khi giao dịch, mua bán.
C. Trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia.
D. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
Câu 14: Hãy chỉ ra đâu là chức năng của tiền tệ?
A. Thước đo kinh tế. C. Thước đo giá cả.
B. Thước đo thị trường. D. Thước đo giá trị.
Câu 15: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây?
A. Giá trị sử dụng và giá trị. C. Giá trị và giá trị trao đổi.
B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. D. Giá trị sử dụng và giá cả.
Câu 16: Tiền tệ có 5 chức năng. Chức năng nào không đòi hỏi nhất thiết là tiền vàng?
A. Chức năng thước đo giá trị.
B. Chức năng phương tiện cất trữ.
C. Chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán.
D. Chỉ chức năng phương tiện lưu thông.
Câu 17: Tiền tệ ra đời là do:
A. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa.
B. Quá trình phát triển lâu dài của lưu thông hàng hóa.
C. Quá trình phát triển lâu dài của phân phối hàng hóa.
D. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của 4 hình thái giá trị.
Câu 18: Công thức của lưu thông hàng hóa khi tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi là:
A. T – H – T’. C. H – T – H.
B. T – H – T. D. T – H – T – H’.
Câu 19: Khi nào sản phẩm của lao động mang hình thái hàng hóa?
A. Khi nó được người sản xuất hàng hóa sản xuất ra.
B. Khi nó là đối tượng mua - bán trên thị trường.
C. Khi nó thỏa mãn một nhu cầu bất kỳ nào đó của con người.
D. Khi nó được mọi người công nhận là hàng hóa.
Câu 20: “Khi giá cả một loại hàng hóa nào đó tăng lên thì người sản xuất nói chung sẽ tăng sản xuất mặt hàng ấy, nhưng có thể làm cho người tiêu dùng giảm nhu cầu về hàng hóa ấy”. Nhận định trên phản ánh chức năng nào của thị trường?
A. Chức năng điều tiết. C. Chức năng thừa nhận.
B. Chức năng thông tin. D. Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật.
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
|
|
|
|
|
x |
|
|
|
|
x |
|
|
|
x |
|
|
|
|
x |
B |
x |
|
|
|
|
|
|
x |
x |
|
|
x |
|
|
|
|
|
|
x |
|
C |
|
|
x |
x |
x |
|
|
|
|
x |
|
|
x |
|
|
x |
|
x |
|
|
D |
|
x |
|
|
|
|
x |
|
|
|
|
|
|
x |
|
|
x |
|
|
|
ĐỀ 3 |
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT HỌC KỲ I MÔN GDCD LỚP 11 Thời gian: 15 phút |
Câu 1: Quá trình sản xuất là sự kết hợp của các yếu tố:
A. Sức lao động với công cụ lao động.
B. Lao động với tư liệu lao động.
C. Sức lao động với đối tượng lao động và tư liệu lao động.
D. Lao động với đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Câu 2: Trong nền sản xuất lớn hiện đại, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng và quyết định quá trình sản xuất?
A. Công cụ lao động. C. Tư liệu lao động.
B. Đối tượng lao động. D. Sức lao động.
Câu 3: Yếu tố nào không phải là tư liệu lao động?
A. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. C. Hệ thống bình chứa của sản xuất.
B. Công cụ lao động. D. Nguyên liệu.
Câu 4: Tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế là:
A. Giống nhau. C. Không có liên hệ với nhau.
B. Giống nhau, có liên hệ với nhau. D. Khác nhau, nhưng có liên hệ với nhau.
Câu 5: Bộ phận nào của tư liệu lao động được coi là tiêu chí phản ánh đặc trưng phát triển của một thời đại kinh tế?
A. Công cụ lao động. C. Hệ thống bình chứa của sản xuất.
B. Nhà cửa, kho bãi để chứa đựng, bảo quản. D. Kết cấu hạ tầng của sản xuất.
Câu 6: Đối tượng lao động là:
A. Các vật có trong tự nhiên.
B. Những vật mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi chúng cho phù hợp với mục đích của con người.
C. Những vật dùng để truyền dẫn sức lao động của con người.
D. Công cụ lao động.
Câu 7: Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội là:
A. Đồng nghĩa. C. Độc lập với nhau.
B. Trái ngược nhau. D. Có liên hệ với nhau và làm điều kiện cho nhau.
Câu 8: Trong tư liệu lao động, bộ phận nào quyết định đến năng suất lao động?
A. Sức lao động. C. Công cụ lao động.
B. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. D. Nguyên liệu cho sản xuất.
Câu 9: Nhận định sai về đối tượng lao động:
A. Bất kì yếu tố tự nhiên nào cũng là đối tượng lao động.
B. Mọi nguyên liệu đều là đối tượng của lao động.
C. Đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ.
D. Không phải mọi đối tượng lao động đều là nguyên liệu.
Câu 10: Giá trị của hàng hóa được quyết định bởi:
A. Công dụng của hàng hóa. C. Nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
B. Quan hệ cung - cầu về hàng hóa. D. Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa.
Câu 11: Các chức năng của tiền tệ là:
A. Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện trao đổi, phương tiện cất trữ, tiền tệ thế giới.
B. Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán, phương tiện mua bán, tiền tệ thế giới.
C. Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới.
D. Thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán.
Câu 12: Nhận định không đúng về sản phẩm và hàng hóa:
A. Mọi sản phẩm đều là kết quả của sản xuất. C. Mọi sản phẩm đều là hàng hóa.
B. Mọi hàng hóa đều là sản phẩm. D. Không phải mọi sản phẩm đều là hàng hóa.
Câu 13: Hàng hóa là:
A. Sản phẩm của lao động để thỏa mãn nhu cầu của con người.
B. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua - bán.
C. Sản phẩm ở trong kho bãi.
D. Sản phẩm được sản xuất ra để đem bán.
Câu 14: Ý kiến nào dưới đây đúng về bản chất của tiền tệ?
A. Tiền tệ là tiền do nhà nước phát hành, vàng, ngoại tệ.
B. Là phương tiện để trao đổi hàng hóa và để thanh toán.
C. Là hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung.
D. Là thước đo giá trị của hàng hóa.
Câu 15: Thị trường có những mối quan hệ cơ bản nào?
A. Hàng hóa - tiền tệ, mua - bán, cung - cầu, giá cả hàng hóa.
B. Hàng hóa - tiền tệ, người mua - người bán.
C. Hàng hóa, người mua - người bán.
D. Người mua - người bán, giá cả hàng hóa.
Câu 16: Các chức năng cơ bản của thị trường là gì?
A. Thực hiện, thông tin, điều tiết. C. Kiểm tra, đánh giá.
B. Thừa nhận, kích thích. D. Điều tiết, thừa nhận.
Câu 17: Thị trường là lĩnh vực trao đổi, mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế tác động qua lại lẫn nhau để:
A. Trao đổi thông tin với nhau.
B. Xác định giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ.
C. Xác định thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Tăng cường quảng cáo về sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Câu 18: Khi người sản xuất đem hàng hóa ra thị trường, những hàng hóa nào thích hợp với nhu cầu, thị hiếu của xã hội thì bán được. Trong trường hợp này, thị trường thực hiện chức năng gì?
A. Kích thích. C. Thông tin.
B. Điều tiết. D. Thực hiện.
Câu 19: Tiền tệ thực hiện chức năng phương tiện thanh toán khi nào?
A. Khi tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ.
B. Khi tiền dùng để chi trả sau khi giao dịch mua bán.
C. Khi tiền dùng làm môi giới trong trao đổi hàng hóa.
D. Khi tiền dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa.
Câu 20: Khi nào sản phẩm của lao động mang hình thái hàng hóa?
A. Khi nó được người nhận sản xuất ra.
B. Khi nó được mọi người công nhận là hàng hóa.
C. Khi nó là đối tượng mua - bán trên thị trường.
D. Khi nó thỏa mãn nhu cầu bất kỳ của con người.
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
|
|
|
|
x |
|
|
|
x |
|
|
|
|
|
x |
x |
|
|
|
|
B |
|
|
|
|
|
x |
|
|
|
|
|
|
x |
|
|
|
x |
|
x |
|
C |
x |
|
|
|
|
|
|
x |
|
|
x |
x |
|
x |
|
|
|
|
|
x |
D |
|
x |
x |
x |
|
|
x |
|
|
x |
|
|
|
|
|
|
|
x |
|
|
Ngoài Bộ Đề Kiểm Tra 15 Phút GDCD 11 HK1 Có Đáp Án – Công Dân Lớp 11 thì các đề thi trong chương trình lớp 11 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Bộ đề kiểm tra 15 phút GDCD lớp 11 Học kì 1 là một tài liệu hữu ích để đánh giá kiến thức và nhận thức của các bạn về lý thuyết, quyền nghĩa vụ công dân, đạo đức và vai trò của công dân trong xã hội.
Bộ đề bao gồm một số câu hỏi ngắn và bài tập nhỏ để đánh giá hiểu biết của bạn về các khái niệm, quyền và nghĩa vụ của công dân, cũng như khả năng phân tích và đưa ra quan điểm cá nhân.
Đáp án đi kèm với bộ đề sẽ giúp bạn tự kiểm tra kết quả và hiểu rõ hơn về cách giải quyết từng câu hỏi. Điều này sẽ giúp bạn củng cố kiến thức và phát triển khả năng tư duy phản biện và giao tiếp trong lĩnh vực GDCD.
Bộ Đề Kiểm Tra 15 Phút GDCD lớp 11 Học kì 1, kèm theo đáp án, là công cụ hữu ích để rèn kỹ năng và trau dồi kiến thức trong môn học này. Chúng tôi hy vọng rằng bộ đề này sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức, phát triển nhận thức công dân và đạt kết quả tốt trong môn học GDCD.
Chúc các bạn thành công trong việc học tập và kiểm tra GDCD lớp 11 Học kì 1!
>>> Bài viết liên quan: