Docly

15 Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Có Đáp Án

15 Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Có Đáp Án được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.

Trên bàn giấy trắng tinh, với chữ viết chì nhòa nhạt từ những học sinh trước, nằm cuốn trong một cuốn sách đáng sợ. Đó là “15 Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1”. Cùng với sự trăn trở và căng thẳng, học sinh lớp 7 vội vàng đến lớp để đối mặt với thách thức mới nhất trong hành trình học tập của mình.

Đề kiểm tra không chỉ đơn giản là một tờ giấy in các câu hỏi, mà nó còn mang theo một tâm hồn tò mò và cảm giác lo lắng. Những ngày trước, học sinh đã tiếp thu kiến thức về Giáo dục công dân, học cách đúc kết, phân tích và hiểu biết về những giá trị nhân văn, đạo đức và xã hội. Và giờ đây, đến lúc phải thể hiện sự hiểu biết và khả năng áp dụng của mình.

Nhưng không chỉ riêng học sinh mới cảm nhận được áp lực này. Cô giáo đứng trước lớp cũng không khỏi lo lắng với việc đánh giá sự tiến bộ của học sinh, và mong muốn rằng mỗi em sẽ vượt qua thử thách này và tiếp tục phát triển trong quá trình học tập.

Với trái tim đập nhanh, bước vào phòng thi, những thí sinh nhìn thấy đề kiểm tra mang đến một thử thách nhưng cũng là một cơ hội để chứng minh khả năng của mình. Từng đề đặt ra những tình huống thực tế, những bài học về đạo đức và xã hội, nhằm khám phá và thể hiện sự nhạy bén, suy nghĩ logic và tư duy đúng đắn của học sinh.

Trên tấm giấy trắng ấy, sẽ lộ ra những câu trả lời đúng sai, nhưng còn quan trọng hơn, đó là sự hiểu biết, ý thức và sự đam mê của mỗi học sinh với môn học Giáo dục công dân. Chính từ những tấm lòng ấy, sẽ xây dựng nên những con người tương lai, những công dân trách nhiệm và ý thức với xã hội.

Đề thi tham khảo

Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Ma Trận
Đề Kiểm Tra GDCD 7 Cuối Học Kì 2 Năm Học 2021-2022 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra GDCD 7 Cuối Học Kì 2 Năm 2022 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Năm 2021-2022 Có Đáp Án

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline



ĐỀ 1

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút


I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm - mỗi câu đúng đạt 0,25đ)

Đọc kĩ đề và chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm của mình

Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị ?

A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà. B. Nói năng đơn giản, dễ hiểu.

C. Không chú ý đến hình thức bề ngoài. D. Sống khoe khoang, đua đòi.

Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính thiếu trung thực?

A. Sống ngay thẳng, thật thà.

B. Giúp đỡ khi bạn thực sự khó khăn.

C. Không nói ra khuyết điểm của bạn vì sợ bạn giận.

D. Luôn đối xử nhân hậu với mọi người.

Câu 3: Những hành vi nào thể hiện tính tự trọng?

A. Bố Hải làm nghề vá xe đạp ở đầu ngõ, Hải xấu hổ khi các bạn cùng lớp biết điều đó.

B. Hoa nhặt được túi xách của ai đánh rơi, trong đó có tiền nên Hoa lấy số tiền đó mua sách vở.

C. Mai bắt chước các kiểu ăn diện để được tiếng là sành điệu.

D. Hải rất thành khẩn nhận lỗi khi mắc khuyết điểm và cố gắng sửa chữa.

Câu 4: Ý kiến nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết tương trợ?

A. Đoàn kết với bạn cùng sở thích thì mới thú vị.

B. Đoàn kết tương trợ không nên có sự phân biệt nào.

C. Đoàn kết với bạn có học lực và hoàn cảnh như mình thì mới có sự bình đẳng.

D. Chỉ nên đoàn kết với những người có thể giúp đỡ mình.

Câu 5: Hành vi nào đúng với truyền thống tôn sư trọng đạo?

A. Lễ phép với tất cả thầy, cô giáo.

B. Không tàm theo lời dạy bảo của thầy, cô giáo.

C. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy, cô giáo đang trực tiếp dạy mình.

D. Không thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ.

Câu 6: Việc làm nào thể hiện sự khoan dung?

A. Khoan dung với bạn bè là nhu nhược.

B. Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn.

C. Nên tha thứ cho những lỗi của bạn khi bạn biết lỗi và sửa đổi.

D. Ai có lòng khoan dung là dễ bị thiệt thòi.

Câu 7: Biểu hiện nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?

A. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có truyền thống gì đáng tự hào.

B. Học tập, làm theo truyền thống của gia đình, dòng họ là không cần thiết.

C. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không cần phát huy.

D. Giới thiệu truyền thống gia đình, dòng họ cho nhiều người biết.

Câu 8: Nối cột A với cột B sao cho đúng.

A

B

Nối

1. Yêu thương con người

2. Đoàn kết, tương trợ

3. Khoan dung

4. Xây dựng gia đình văn hoá

5. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ

A. giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao uy tín cá nhân.

B. là một đức tính quý báu, giúp ta luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

C. giúp ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người và được mọi người yêu quý.

D. giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống; được mọi người yêu quý, kính trọng.

E. giúp ta có thể học tập, có thêm sức mạnh để không ngừng vươn lên, thể hiện lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ, tổ tiên.

G. góp phần hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, đạo đức .


1.-

2.-

3.-

4.-

5.-

II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Bố mẹ Nam đều học hành cao, bố là tiến sĩ, mẹ là thạc sĩ, đều giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước. Điều kiện kinh tế gia đình Nam rất khá giả. Nam rất hãnh diện với các bạn và cho rằng mình chẳng cần học hành nhiều cho vất vả mà vẫn có cuộc sống đàng hoàng vì đã có bố mẹ lo cho mình.

a. Em đồng ý với suy nghĩ của bạn Nam không? Vì sao?

b. Gia đình bạn Nam có truyền thống tốt đẹp gì?

c. Em sẽ góp ý gì cho bạn Nam?

Câu 2 (2,0 điểm). Tình huống: Lan và Hằng là đôi bạn thân. Một hôm, trong giờ kiểm tra môn Sử, Hằng không thuộc bài liền dở vở ra chép. Lan ngồi bên đã nhiều lần nhắc nhở bạn nhưng Hằng vẫn tiếp tục quay bài. Lan đã đứng đứng dậy thưa với cô chuyện đó. Hng bị phê bình và bị điểm kém. Hằng rất giận Lan và không chơi với Lan nữa.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của Lan và Hằng?

b. Bạn Lan là người có đức tính gì đáng quý?

c. Em sẽ làm gì để hai bạn hiểu nhau và chơi với nhau như trước.

Câu 3 (2,0 điểm). Trong lớp 7A có một số bạn tụ tập thành một nhóm chơi riêng với nhau, hay bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác trong lớp.

a. Hãy nêu nhận xét của em về hành vi của nhóm bạn đó?

b. Nếu là thành viên của lớp 7A, em sẽ làm gì?

Câu 4 (1,0 điểm). Hãy cho biết bản thân em đã có ý thức và biểu hiện như thế nào để xây dựng gia đình văn hóa?

Hết







ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: GDCD 7

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Ghi chữ cái của câu trả lời đúng vào ô trống:

Mỗi câu đúng được 0,25 điểm

CÂU

1

2

3

4

5

6

7

ĐÁP ÁN

B

C

D

B

A

C

D

CÂU

8

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-B

4-G

5-E

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

Câu

Nội dung

Điểm



1

a. . Em không đồng ý với suy nghĩ của bạn Nam. Vì: Suy nghĩ của Nam là không thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

b. - Gia đình Nam có truyền thống của một gia đình hiếu học và thành đạt trong cuộc sống do bố mẹ Nam đều là những người có ý chí vươn lên. Đây là truyền thống quý báu của gia đình.

c. - Nam tự hào về gia đình mình thì cũng cần biết giữ gìn truyền thống của gia đình, trước hết là học hành chăm chỉ để trở thành học sinh giỏi. Dù bố mẹ giàu có đến mấy thì mỗi học sinh phải biết sống tự lập, có ý chí, không nên ỷ lại vào bố mẹ. Có như vậy thì truyền thống gia đình sẽ ngày càng thêm rạng rỡ, tốt đẹp.

0,5



0,5



1,0




2

a. Theo em, Lan làm như vậy là đúng. Hành vi của Hằng là sai.

b. Bạn Lan là người có đức tính trung thực. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; Vì trung thực lúc nào cũng là chân lý. Không vì tình bạn mà lại bao che khuyết điểm cho nhau.

c. Theo em, thì Lan sẽ đi nói với Hằng và giải thích cho Hằng hiểu làm như vậy là không đúng và Lan chỉ muốn giúp Hằng, không muốn Hằng gian lận trong bài kiểm tra, muốn Hằng tự làm bài bằng chính sức lực của mình chứ không phải là ghét Hằng.

Còn nếu Hằng muốn thì Lan sẽ giúp Hằng học bài, ôn bài trước khi kiểm tra để Hằng đạt được điểm cao và sẽ giải thích cho các bạn khác trong lớp hiểu.

0,5

0,5



1,0



3

a. Nhận xét:

- Hành vi của nhóm bạn trong lớp 7A là không đúng, đáng phê phán.

- Đó là việc làm chia rẽ, mất đoàn kết vì có sự phân biệt đối xử, thiếu sự cảm thông.

- Việc làm đó sẽ cản trở sự tiến bộ của bản thân các bạn và cả tập thể lớp.

b. Nếu là thành viên của lớp 7A, em sẽ:

- Góp ý cho nhóm bạn đó: Không nên chia thành bè nhóm mà nên hòa đồng với tất cả các bạn trong lớp; không nên bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác.

- Chủ động gần gũi nhóm bạn đó, giúp các bạn nhận ra lỗi của mình.

- Vận động các bạn khác trong lớp tạo điều kiện để nhóm bạn đó sống hòa đồng với mọi người.


1,0





1,0


4

Học sinh nói lên suy nghĩ và biểu hiện của mình thể hiện ý thức xây dựng gia đình văn hoá:

- Thể hiện tốt bổn phận, tách nhiệm đối với gia đình: tích cực trong học tập, sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, tích cực rèn luyện theo các tiêu chuẩn của thành viên trong gia đình văn hóa.

- Tuyên truyền, vận động các thành viên trong gia đình thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước (về bảo vệ môi trường, về nghĩa vụ đóng thuế, về giữ gìn trật tự an ninh…) tuyên truyền nếp sống văn hóa, kế hoạch hóa gia đình.



0,5


0,5



*Lưu ý: Đây chỉ là gợi ý chấm, tùy theo bài làm của học sinh, giáo viên chấm cho phù hợp.



ĐỀ 2

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút



I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm).

* Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng (0.5 đ/câu)

Câu 1: Hành vi nào thể hiện sống giản dị:

A. Giản dị là qua loa đại khái.

B. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.

C. Tổ chức sinh nhật linh đình.

D. Diễn đạt dài dòng.

Câu 2: Người tự tin có biểu hiện:

A. Không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.

B. Đánh giá cao bản thân.

C. Cho rằng việc mình làm không có sai sót.

D. Tin tưởng vào bản thân.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng:

A. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác.

B. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.

C. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.

D. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.

Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực:

A. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình.

  1. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.

  2. Không nói khuyết điểm của bản thân.

D. Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin:

A. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

B. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.

C. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.

D. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

Câu 6: Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?

A. Thương người như thể thương thân.

B. Lá lành đùm lá rách.

C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

D. Trâu buộc ghét trâu ăn.

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa:

  1. Anh em bất hòa.

  2. Giàu có, cha mẹ hay cải nhau.

  3. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.

  4. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.

Câu 8: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:

A. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.

B. Góp phần làm phong phú truyền thống.

C. Giúp ta có thêm kinh nghiệm.

D. Tự hào về truyền thống của gia đình.

Câu 9: Khoan dung có nghĩa:

A. Là dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.

B. Là nghiêm khắc với bản thân mình.

C. Cư xử với mọi người thiếu chân thành.

D. Là rộng lòng tha thứ với người khác.

Câu 10 : Tự tin có ý nghĩa :

A. Đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình.

B. Giúp con người sống đoàn kết, gắn bó với nhau.

C. Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.

D. Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội.

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 11.( 2 điểm ): Thế nào là tự trọng? Vì sao, ở mỗi người cần phải có lòng tự trọng?

Câu 12. ( 3 điểm)

a. Theo em, có phải gia đình giàu có thì lúc nào cũng hạnh phúc không? Vì sao?

b. Để xây dựng gia đình mình trở thành một gia đình văn hóa, em cần phải làm gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN: GDCD Lớp 7

I. Trắc nghiệm: ( 5 điểm)

Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm.

Câu

ĐA

1

B

2

D

3

C

4

A

5

C

6

D

7

D

8

A

9

D

10

C



II. Tự luận: (5 điểm)

Câu 11. (2đ)

A. Tự trọng: Là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với các chuẩn mực xã hội( 1 đ)

b. Cần phải có lòng tự trọng vì: ( 1 đ)

- Tự trọng là phẩm chất đạo đức cần thiết và cao quý của mỗi người.

- Giúp con người có nghị lực để vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Nâng cao phẩm giá, uy tín của bản thân.

Câu 12. (3đ). Yêu cầu học sinh nêu được:

a. Gia đình giàu có không phải bao giờ cũng hạnh phúc: (0,5 đ)

+ Nếu gia đình giàu có mà vợ chồng chung thủy, yêu thương, giúp đỡ nhau, quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái thì gia đình đó mới hạnh phúc. (1.0 đ)

+ Nếu gia đình giàu có mà vợ chồng không yêu thương, không quan tâm đến việc chăm sóc, giáo dục con cái thì gia đình đó không hạnh phúc. (1.0 đ)

b. Liên hệ bản thân: chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà, cha mẹ...(0,5 đ)



ĐỀ 3

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút



I. TRẮC NGHIỆM (3đ)

Câu 1. (1 điểm) Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống trước những việc nên làm của con cái trong gia đình:


A. Về quê thăm ông bà trong dịp nghỉ lễ.


B. Nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.


C. Đi tập thể dục cùng anh chị em.


D. Đề đạt cha mẹ mua cho nhiều đồ dùng đắt tiền.

Câu 2. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

a.(0.5 điểm) Thế nào là gia đình văn hóa?

  1. Các thành viên biết yêu thương nhau B. Các thành viên đều là người nổi tiếng

  1. Các thành viên ít khi gặp gỡ, đoàn tụ

b. (0.25 điểm) Hành động nào sau đây thể hiện sự tự tin của học sinh?

  1. Phát biểu ý kiến trong giờ học B. Có ý kiến nhưng không muốn thể hiện

C. Đợi cô giáo giao nhiệm vụ mới làm

c. (0.25 điểm) Hành động thể hiện sự tự cao của học sinh là gì?

A. Tham gia thảo luận trong nhóm

B. Gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè

C. Nói quá về một số khả năng của mình

Câu 3. (1 điểm) Điền vào chỗ chấm (…) để hoàn thành các nhận định đúng về việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

a. Trong dòng họ có nhiều người cùng làm một công việc để sinh sống, công việc đó được tiếp nối nhiều thế hệ thì tức là dòng họ đó có (1) … truyền thống.

b. Các thế hệ con cháu trong gia đình, dòng họ cần tích cực (2) … truyền thống gia đình, dòng họ mình.

1………………………………….. 2…………………………………..

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Đọc tư liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Susan Boyle sinh ra không may mắn bị một vài khiếm khuyết ở não nên khả năng đọc và học tập rất khó khăn, thường bị bạn bè bắt nạt nhưng cô có niềm đam mê ca hát từ nhỏ. Trong buổi thi hôm 13/4/2009, khán giả thấy một thí sinh có tên Susan Boyle, 47 tuổi, béo ục ịch với hai cằm, mái tóc xơ xác, bước lên sân khấu và thổ lộ ước mơ muốn trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp. Ban giám khảo cúi đầu thở dài trong khi người dẫn chương trình thể hiện gương mặt thiểu não. Cả khán giả xem trực tiếp hoặc qua truyền hình đều nghĩ về một thí sinh sẽ thất bại và chẳng có hy vọng gì, thậm chí có thể trở thành trò cười. Tuy nhiên, khi Susan cất cao giọng và hát ca khúc I Dreamed A Dream, ban giám khảo mở to đôi mắt, đám đông trở nên cuồng nhiệt. Diễn viên Smith nhận xét: “Chúng ta đã đánh giá vẻ ngoài của cô ấy. Những ai nói họ không là nói dối. Cho đến khi cô ấy cất tiếng hát, và chỉ trong vài phút, tất cả khán giả truyền hình phải rưng rưng nước mắt”. Chỉ trong hai tuần sau khi đăng tải trên mạng, ca khúc I Dreamed A Dream của Susan đã được xem 100 triệu lần - phá vỡ mọi kỷ lục trước đó. Sau phần thi của cô, giám khảo Amanda Holden bày tỏ phần biểu diễn của cô “là lời kêu gọi thức tỉnh lớn lao”.

a. (1 điểm) Susan Boyle có những trở ngại gì khi thực hiện ước mơ trở thành ca sĩ?

b. (1.5 điểm) Khi bước lên sân khấu, mọi người có phản ứng như thế nào về Susan Boyle? Cô đã gặt hái được thành công gì tại cuộc thi "Britain’s Got Talent"? Điều đó cho thấy Susan Boyle là người như thế nào?

c. (0.5 điểm) Giám khảo Amanda Holden bày tỏ phần biểu diễn của cô “là lời kêu gọi thức tỉnh lớn lao”. Đó là lời thức tỉnh gì tới chúng ta?

Câu 2. (2 điểm) Em có hiểu như thế nào về câu danh ngôn: “Bạn có thể có nhiều bạn bè nhưng bạn chỉ có duy nhất một gia đình” - Eugene Lebid

Câu 3. (2 điểm) HS chọn 1 trong 2 yêu cầu sau:

A. (2 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 7-10 câu để nói lên quan điểm của em về vấn đề “con cháu có nên tiếp nối nghề nghiệp truyền thống của gia đình dòng họ?”

B. (2 điểm) Kể về một dòng họ ở Việt Nam có truyền thống đáng tự hào.

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đáp án: A-Đ; B-Đ; C-Đ; D-S

Câu 2. Đáp án: A

Câu 3: Đáp án: a: nghề; b: giữ gìn, phát huy

Câu 4: Đáp án: a: A; b: C

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

a. (1 điểm) Susan Boyle có những trở ngại gì khi thực hiện ước mơ trở thành ca sĩ?

Đáp án: Cô sinh ra với não bộ khiếm khuyết, khả năng đọc và học tập bị hạn chế. Lớn lên, cô có 1 ngoại hình không đẹp mắt.

b. (1.5 điểm) Susan Boyle đã gặt hái được thành công gì tại cuộc thi "Britain’s Got Talent"? Điều đó cho thấy Susan Boyle là người như thế nào?

Đáp án: Cô khiến giám khảo ngỡ ngàng, người xem ủng hộ nhiệt liệt. Video của cô được nhiều triệu lượt xem, phá vỡ mọi kỉ lục.

c. (0.5 điểm) Giám khảo Amanda Holden bày tỏ phần biểu diễn của cô “là lời kêu gọi thức tỉnh lớn lao”. Đó là lời thức tỉnh gì tới chúng ta?

Đáp án: Đó là lời thức tỉnh chúng ta hãy tự tin là chính mình, sống với ước mơ, dám thể hiện, đừng vì những khiếm khuyết về bản thân mà tự ti, lo sợ.

Câu 2. (2 điểm) Em có suy nghĩ gì về câu danh ngôn: “Bạn có thể có nhiều bạn bè nhưng bạn chỉ có duy nhất một gia đình - Eugene Lebid

Đáp án:

  • Ý 1 (1đ): Gia đình đáng quý hơn bạn bè bì gia đình là duy nhất, bạn bè thì có nhiều. Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất vì luôn có những người yêu thương, giúp đỡ mình vô điều kiện. Còn bạn bè có nhiều loại.

  • Ý 2 (1đ): Cần biết trân trọng gia đình, luôn ưu tiên yêu thương, chia sẻ với mọi người trong gia đình. Cần hoàn thành tốt bổn phận với gia đình mình.

Câu 3.

HS chọn 1 trong 3 yêu cầu sau:

Câu 1. (2 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 7-10 câu để nói lên quan điểm của em về vấn đề “con cháu có nên tiếp nối nghề nghiệp truyền thống của gia đình dòng họ?”

Đáp án:

- Nên tiếp thu nghề truyền thống nếu nghề đó phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân. Vì đó là điều kiện tốt, thế mạnh giúp mình kiếm sống, phát triển và còn góp phần duy trì truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Không nên nếu nghề đó không phù hợp khả năng, sở thích của mình. Nếu mình có làm cũng không thành công hoặc không phát triển được truyền thống gia đình, dòng họ.

- Cho dù có kế thừa hay không đều cần có thái độ trân trọng với nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.

Câu 2. (2 điểm) Em hãy kể về một dòng họ ở Việt Nam có truyền thống đáng tự hào.

Đáp án: HS sư tầm thông tin và trình bày, cần nói rõ một số thông tin sau:

- Dòng họ nào, ở đâu, truyền thống gì

- Truyền thống của dòng họ đó được các thế hệ xây dựng, phát triển như thế nào

- Bản thân em có thái độ như thế nào về truyền thống của dòng họ đó

Câu 3. (2 điểm) Em hãy kể về một người thân trong gia đình, dòng họ mà em yêu mến, ngưỡng mộ.

Đáp án: HS lựa chọn kể, cần nói rõ một số thông tin sau:

- Người đó là ai, mối quan hệ gì với mình

- Tại sao mình ngưỡng mộ họ

- Bản thân em học tập được điều gì từ họ



ĐỀ 4

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút



I. TRẮC NGHIỆM (3đ)

Câu 1. (1 điểm) Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống trước những việc nên làm của con cái trong gia đình:


A. Cùng mẹ đi mua sắm đồ dùng.


B. Dọn dẹp phòng riêng gọn gàng, sạch sẽ.


C. Trò chuyện cùng người thân.


D. Trêu ghẹo em để cho mình vui.

Câu 2. Khoanh tròn chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất.

a. (0.5 điểm) Việc làm nào của cha mẹ phù với tiêu chí để xây dựng gia đình văn hóa?

A. Cha mẹ cho con cái bày tỏ suy nghĩ B. Cha mẹ cho con cái tự do chơi bời

C. Cha mẹ cho con cái đi làm kiếm sống từ nhỏ

b. (0.25 điểm) Hành động nào dưới đây thể hiện sự tự tin của học sinh?

  1. Tham gia biểu diễn trước trường B. Khi gặp bài toán khó thì bỏ qua không làm

C. Hỏi bạn đáp án để kiểm tra bài làm của mình

b. (0.25 điểm) Việc làm nào sau đây của học sinh thể hiện sự tự cao?

A. Bày tỏ nguyện vọng được làm lớp trưởng với giáo viên

B. Đề xuất ý tưởng trang trí lớp C. Cho rằng mình tài giỏi hơn tất cả mọi người

Câu 3. (1 điểm) Điền vào chỗ chấm (…) để hoàn thành các nhận định đúng về việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.

A. Trong dòng họ có nhiều người cùng am hiểu nhiều lĩnh vực, kiến thức sâu rộng, đỗ đạt cao, tiếp nối nhiều thế hệ thì tức là dòng họ đó có truyền thống về (1) ……..

B. Các thế hệ con cháu trong gia đình, dòng họ cần tích cực (2) … truyền thống gia đình, dòng họ mình.

1…………………………….. 2…………………………………

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Đọc trích đoạn “Thư của Tổng thống Abraham Lincoln gửi thầy Hiệu trưởng của con trai mình” và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm... 

Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu khoanh tay làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhân loại.”

a. (1.5 điểm) Những lời đề nghị trên của Tổng thống Abraham Lincoln thể hiện mong muốn con trai mình được giáo dục đức tính gì? Theo Lincoln thì đức tính đó có những biểu hiện gì?

b. (1 điểm) Đức tính đó có ý nghĩa gì?

c. (0.5 điểm) Tại sao khi chúng ta có niềm tin vào bản thân thì chúng ta có niềm tin vào người khác?

Câu 2. (2 điểm) Em hiểu như thế nào về câu danh ngôn: “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”. (Khuyết danh)

Câu 3. (2 điểm) HS chọn 1 trong 2 yêu cầu sau:

A. (2 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 7-10 câu để nói lên quan điểm của em về vấn đề “con cháu có nên tiếp nối nghề nghiệp truyền thống của gia đình dòng họ?”

B. (2 điểm) Kể về một dòng họ ở Việt Nam có truyền thống đáng tự hào.



ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Đáp án: A-Đ; B-Đ; C-Đ; D-S

Câu 2. Đáp án: A

Câu 3: Đáp án: a: nghề; b: giữ gìn, phát huy

Câu 4: Đáp án: a: A; b: C

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

a. (1.5 điểm) Những lời đề nghị trên của Tổng thống Abraham Lincoln thể hiện mong muốn con trai mình được giáo dục đức tính gì? Theo Lincoln thì đức tính đó có những biểu hiện gì?

Đáp án: Đức tính tự tin. Đức tính được thể hiện: niềm tin vào chính kiến của bản thân, không dao động khi ý kiến đó khác với mọi người; vững vàng với quan điểm, lựa chọn của mình chứ không chạy theo thời thế; bình tĩnh trước những biến động, sự phản ứng của đám đông; có niềm tin tuyệt đối vào bản thân.

b. (1 điểm) Đức tính đó có ý nghĩa gì?

Đáp án: Tự tin giúp con người mạnh mẽ trước khó khăn, có động lực phấn đấu, khẳng định mình, tạo ra ảnh hưởng trong cộng đồng.

c. (0.5 điểm) Tại sao khi chúng ta có niềm tin vào bản thân thì chúng ta có niềm tin vào người khác?

Đáp án: Khi chúng ta có niềm tin vào bản thân, chúng ta nhìn nhận những gì tốt đẹp của bản thân (tính cách, khả năng). Khi đó chúng ta sẽ có cái nhìn lạc quan, khách quan, tích cực về người khác. Vì vậy chúng ta sẽ có niềm tin ở người khác.

Câu 2. (2 điểm) Em có suy nghĩ gì về câu danh ngôn: “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”. Khuyết danh.

  • Ý 1 (1đ): Gia đình không phải chỉ là cái nhà mà mình ở. Gia đình là nơi mình nhận được sự yêu thương. Các thành viên trong gia đình không phải cứ ở cùng nhà là đủ mà cần biết thể hiện sự yêu thương.

  • Ý 2 (1đ): Được sống trong mái nhà yêu thương là hạnh phúc của mọi người.

Câu 3.

HS chọn 1 trong 2 yêu cầu sau:

Câu 1. (2 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 7-10 câu để nói lên quan điểm của em về vấn đề “con cháu có nên tiếp nối nghề nghiệp truyền thống của gia đình dòng họ?”

Đáp án:

- Nên tiếp thu nghề truyền thống nếu nghề đó phù hợp với khả năng, sở thích của bản thân. Vì đó là điều kiện tốt, thế mạnh giúp mình kiếm sống, phát triển và còn góp phần duy trì truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.

- Không nên nếu nghề đó không phù hợp khả năng, sở thích của mình. Nếu mình có làm cũng không thành công hoặc không phát triển được truyền thống gia đình, dòng họ.

- Cho dù có kế thừa hay không đều cần có thái độ trân trọng với nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.

Câu 2. (2 điểm) Em hãy kể về một dòng họ ở Việt Nam có truyền thống đáng tự hào.

Đáp án: HS sư tầm thông tin và trình bày, cần nói rõ một số thông tin sau:

- Dòng họ nào, ở đâu, truyền thống gì

- Truyền thống của dòng họ đó được các thế hệ xây dựng, phát triển như thế nào

- Bản thân em có thái độ như thế nào về truyền thống của dòng họ đó

ĐỀ 5

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút



I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất.( mỗi câu 0.5 điểm)

Câu 1: Hành vi nào thể hiện không sống giản dị?

A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.

B. Diễn đạt dài dòng.

C. Tổ chức sinh nhật gọn nhẹ, tiết kiệm.

D.Giản dị là đạo đức của con người.

Câu 2: Người tự tin có biểu hiện:

A. đánh giá cao bản thân.

B. cho rằng việc mình làm không có sai sót.

C. tin tưởng vào bản thân .

D. không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng?

A. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.

B. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.

C. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.

D. Khúm núm, nịnh bợ để lấy lòng người khác

Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện thiếu trung thực?

  1. Thẳng thắn, công bằng trong công việc.

  2. Nhận lỗi khi mình mắc phải.

  3. Bao che khuyết điểm của bản thân.

  4. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?

  1. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.

  2. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.

  3. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

  4. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

Câu 6: Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?

A. Lá lành đùm lá rách. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

C. Một câu nhịn chín câu lành. D. Thương người như thể thương thân.

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?

  1. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.

  2. Giàu có, cha mẹ hay cải nhau.

  3. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi đua đòi.

  4. Anh em bất hòa.

Câu 8: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là

A. góp phần làm phong phú truyền thống.

B. giúp ta có thêm kinh nghiệm.

C. tự hào về truyền thống của gia đình.

D. tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống.

Câu 9: Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?

A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.

B. Không nói khuyết điểm của bạn.

C. Chấp nhặt người khác.

D. Bỏ qua lỗi của người khác khi họ biết nhận sai.

Câu 10: “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ thể hiện điều gì?

A. Đoàn kết, tương trợ.

B. Yêu thương con người.

C. Tôn sư trọng đạo.

D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.

II. TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 1. ( 2,0 điểm). Thế nào là tôn sư, trọng đạo? Ý nghĩa của tôn sư, trọng đạo là gì?

Câu 2. ( 1,0 điểm). Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì?

Câu 3. ( 2,0 điểm). Cho tình huống sau.

Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi còn Hưng học kém toán. Mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm kém.

a. Em có tán thành việc làm của Tuấn không ? Vì sao?

b. Nếu em là Tuấn, em sẽ giúp bạn Hưng như thế nào?

ĐÁP ÁN



Câu

ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM

BIỂU ĐIỂM

I. Trắc nghiệm5,0 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

C

C

B

C

A

D

D

D



(Mỗi câu đúng được 0,5 đ)

II. Tự luận.

5,0 điểm

1

(2,0 đ)

* Khái niệm:

Tôn sư trọng đạo là:

+ Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi .

+ Coi trọng và làm theo những đạo lí thầy cô dạy bảo. Có hành động đền đáp công ơn thầy cô.

* Ý nghĩa:

Tôn sư trọng đạo sẽ:

- Giúp ta tiến bộ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội .

- Tôn sư trọng đạo là 1 truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy .







0,5 điểm



0,5 điểm





0.5 điểm

0.5 điểm



2

(1,0 đ)

- Đối với HS:

+ Chăm học, chăm làm, kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em.

+ Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.





0.5 điểm

0.5 điểm



3

(2,0 đ)

a. Nhận xét:

- Không tán thành việc làm của Tuấn.

-Vì: Sẽ làm bạn Hưng không tiến bộ và ngày càng yếu môn toán hơn. Và nếu Tuấn làm như thế là Tuấn và Hưng lừa dối Thầy Cô.

b. Nếu là Tuấn em sẽ:

- Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ bạn Hưng trong học tập để ngày càng tiến bộ hơn.

- Hướng dẫn, chỉ dạy cho bạn Hưng rèn luyện và học tập.





1,0 điểm





1,0 điểm





Lưu ý: Học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.



ĐỀ 6

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút



TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Hành vi nào thể hiện không sống giản dị?

A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu B. Diễn đạt dài dòng.

C. Tổ chức sinh nhật gọn nhẹ, tiết kiệm. D. Giản dị là đạo đức của con người.

Câu 2. Người tự tin có biểu hiện:

A. Đánh giá cao bản thân

B. Cho rằng việc mình làm không có sai sót

C.Tin tưởng vào bản thân

D. Không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.

Câu 3. Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng?

A. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.

B. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.

C. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.

D. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác

Câu 4. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu trung thực?

  1. Thẳng thắn, công bằng trong công việc.

  2. Bao che khuyết điểm của bản thân.

  3. Nhận lỗi khi mình mắc phải.

  4. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình

Câu 5. Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về lòng yêu thương con người?

A. Ăn cây táo rào cây sung. B. Qua cầu rút ván.

C. Thương người như thể thương thân. D. Trâu buộc ghét trâu ăn.

Câu 6. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:

A. Góp phần làm phong phú truyền thống

B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm

C. Tự hào về truyền thống của gia đình

D. Tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ truyền thống.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 ( 3,0 điểm). Thế là gia đình văn hóa? Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa? Bản thân mỗi người và học sinh cần làm gì để xây dựng gia đình văn hóa?

Câu 2 ( 2,0 điểm). Thế nào là tự tin? Bản thân em đã rèn luyện tính tự tin như thế nào?

Câu 3 ( 2,0 điểm). Cho tình huống sau:

Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi còn Hưng lại học kém toán; Mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm kém?

a. Em có tán thành việc làm của Tuấn không?Vì sao?

b. Nếu em là Tuấn, em sẽ giúp bạn Hưng như thế nào?

------------------------------------- HẾT -------------------------------------

ĐÁP ÁN

Câu

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

B

C

C

B

C

D



3,0 điểm

(Mỗi câu đúng được 0,5 đ)



II. Tự luận.

7,0 điểm

1

(3,0 đ)

* Khái niệm:

- Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân

* Ý nghĩa:

+ Đối với cá nhân và gia đình:

- Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi người. Gia đình văn hóa góp phần rất quan trọng hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có đạo đức, có văn hóa và chính những con người đó đem lại hạnh phúc và sự phát triển bền vững cho gia đình.

+ Đối với xã hội:

- Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có hạnh phúc, bình yên thì xã hội mới ổn định, vì vậy xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, hạnh phúc.

* Trách nhiệm:

- Mỗi người thực hiện tốt bổn phận trách nhiệm của mình đối với gia đình, sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.

- HS phải chăm học, chăm làm, kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ, thương yêu anh chị em, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình



0,5 điểm







1 điểm









0,5 điểm





0,5 điểm





0,5 điểm

2

(2,0 đ)

* Khái niệm:

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin củng là người cương quyết, dám nghĩ, dám làm.

* Cách rèn luyện:

- Chủ động tự giác học tập.

- Tham gia các hoạt động tập thể...

- Rèn luyện tự tin, bỏ thói quen rụt rè, tự ti, ba phải...

- Tích cực giao lưu, trò chuyện, hợp tác với mọi người xung quanh.

1,0 điểm







0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

3

(2,0 đ)

a. Nhận xét:

- Không tán thành việc làm của Tuấn.

-Vì: Sẽ làm bạn Hưng không tiến bộ và ngày càng yếu môn toán hơn. Và nếu Tuấn làm như thế là Tuấn và Hưng lừa dối Thầy Cô.

b. Nếu là Tuấn em sẽ:

- Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ bạn Hưng trong học tập để ngày càng tiến bộ hơn.

- Hướng dẫn, chỉ dạy cho bạn Hưng rèn luyện và học tập.





1,0 điểm



1,0 điểm





ĐỀ 7

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút



Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính giản dị?

A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ khó hiểu. B. Nói năng cộc lốc, trống không.

C. Đối xử với mọi người luôn chân thành, cởi mở. D. Đua đòi theo cách ăn mặc của mọi người.

Câu 2: Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện lòng tự trọng?

A. Chết vinh hơn sống nhục. B. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C. Cây ngay không sợ chết đứng. D. Tất cả đều đúng.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?

A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn. B. Không nói khuyết điểm của bạn.

C. Chấp nhặt người khác. D. Bỏ qua lỗi của người khác khi họ biết nhận sai.

Câu 4: Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?

A. Lá lành đùm lá rách. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

C. Trâu buộc ghét trâu ăn. D. Thương người như thể thương thân.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?

A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.

B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.

C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

Câu 6: “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ thể hiện điều gì?

A. Đoàn kết, tương trợ. B. Yêu thương con người.

C. Tôn sư trọng đạo. D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.

Câu 7: Trong các câu dưới đây, câu tục ngữ nào không thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo:

A. Lá lành đùm lá rách. B. Không thầy đố mày làm nên.

C. Muốn sang thì bắt cầu Kiều

Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy. D. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

Câu 8: Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện tính trung thực:

A. Làm hộ bài cho bạn. B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.

C. Nhận lỗi thay cho bạn. D. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.

Câu 9: Khi bạn ngồi bên cạnh bị ốm không đi học được, em sẽ làm gì? 

A. Đến động viên, chép bài giúp bạn ấy.  B . Kệ bạn ấy.

C. Không quan tâm, việc ai người đó làm. D. Cầu mong bạn ấy ốm thật lâu.

Câu 10: Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào định nghĩa “tự tin”:

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi công việc, dám tự...................... và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động.

A. khuyên bảo. B. cân nhắc mình. C. quyết định. D. định hướng.

Câu 11: Ý kiến nào dưới đây là đúng về lòng tự trọng?

A . Tự trọng là coi trọng danh dự của mình.

B . Tự trong là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người.

C . Tự trong là từ chối sự giúp đỡ của người khác, kể cả bạn bè và người thân.

D. Tự trong là biết coi trong và giữ gìn phẩm cách của mình.

Câu 12: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?

A. Giàu có, cha mẹ hay cải nhau. B. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.

C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng. D. Anh em bất hòa.

Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: (2 điểm)Thế nào là gia đình văn hóa? Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì?

Câu 2: (2.5 điểm)

a. Có ý kiến cho rằng: “Lòng yêu thương con người sẽ làm cho xã hội tốt đẹp hơn”. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?

b. Em đồng ý với ý kiến nào sau đây? Giải thích lí do mà em lựa chọn?

- Gia đình dòng họ giàu mới có truyền thống tốt đẹp, cần giữ gìn và bảo vệ.

- Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp đáng trân trọng và tự hào.

- Gia đình dòng họ thì không có gì đáng trân trọng và tự hào.

Câu 3: (1.5 điểm) Vì sao phải chúng ta phải biết tôn sư trọng đạo?

Câu 4: (1 điểm) Tình huống: Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan, Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng.

a. Em có nhận xét gì thái độ, hành vi của Lan?

b. Nếu là Lan, khi Hằng vô tình vẩy mực vào vở của mình, em sẽ xử sự như thế nào?

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

Phần I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm)



Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Chọn

C

D

D

C

B

D

A

B

A

C

D

B



Phần II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu

Đáp án

Biểu điểm









1.

- Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với hàng xóm, láng giềng, hoàn thành nghĩa vụ công dân.

1 điểm

- Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải:

VD: + Chăm ngoan học giỏi.

+ Kính trọng giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

+ Không đua đòi ăn chơi.

+ Không ham những thú vui thiếu lành mạnh.

1 điểm

(HS nêu ít nhất 4 ý) (HS có thê nêu nhứng ý khác).



2a.

- Em đồng ý với ý kiến trên.

- Vì chính lòng yêu thương con người làm cho xã hội trở nên lành mạnh, trong sáng, cải thiện cái tốt, diệt trừ cái ác, cái xấu. Từ đó, giúp cho con người có cuộc sống thanh thản, hạnh phúc.

0,25 điểm



0,75 điểm







2b.

- Em đồng ý với ý kiến: Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp đáng trân trọng và tự hào.

- Lí do mà em lựa chọn: Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp như: cần cù lao động, yêu nước chống giặc ngoại xâm, đoàn kết tương trợ, yêu thương con người, đoàn kết tương trợ, kính trên nhường dưới,... ai cũng có quyền tự hào về gia đình, dòng họ của mình.

0,25 điểm



1,25 điểm

(HS có thể giải thích khác nếu hợp lí vẫn cho điểm tối đa)





3.

- Đối với bản thân: Trở thành người tốt có ích cho xã hội

- Đối với xã hội: Thầy cô giáo có công dạy dỗ, cho chúng ta những bài học, kiến thức để bước vào đời. Đó là đạo lí tốt đẹp. Truyền thống quý báu của dân tộc.

0,5 điểm



1 điểm

(HS có thể giải thích khác nếu hợp lí vẫn cho điểm tối đa)

4a.

- Lan là người không có lòng khoan dung, hay chấp nhặt và trả đũa người khác.

0,5 điểm

4b.

- Nếu là Lan khi bị Hằng vô tình dây mực ra vở, em sẽ bình tĩnh, khuyên Hằng nên cẩn thận trong mọi việc.

0,5 điểm





ĐỀ 8

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút



Câu 1 (3 điểm)

Thế nào là tôn sư trọng đạo ? Ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống ? Trong cuộc sống và học tập hằng ngày em đã và sẽ làm gì để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo ?

Câu 2 (3 điểm)

Em hãy nêu ý nghĩa của yêu thương con người ? Hãy nêu 2 việc làm mà lớp em, trường em đã làm thể hiện lòng yêu thương con người ? Nêu 2 câu tục ngữ hoặc ca dao nói về lòng yêu thương con người.

Câu 3 ( 4 điểm)

Theo lời tâm sự của Chị Nguyễn Ngọc Thanh (Hai Bà Trưng, Hà Nội): "Con mình 16 tuổi, cao to khoẻ mạnh, đẹp trai, nhiều cô dòm ngó, vậy mà cư xử rất lơ ngơ, vô tình làm mình buồn lắm. Mình đi làm về mệt đứt hơi, nhờ con dắt xe lên thềm, nhưng cu cậu lủi mất. Một lần đẩy xe trượt chân, mẹ và xe bay luôn xuống dốc, bực quá mình mắng "con thiếu ý thức tự giác và vô tâm với mẹ quá". Con phang ngang một câu: “Xe mẹ mẹ dắt, đừng làm phiền con".

Câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi và lời nói của bạn nam trong lời tâm sự của mẹ ? Em rút ra bài học gì cho bản thân qua tình huống trên ?



----------------Hết------------------


ĐÁP ÁN


Câu

Yêu cầu về nội dung

Điểm







Câu 1

(3 điểm)


* Tôn sư trọng đạo là: Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt đối với những thầy, cô giáo đã dạy mình), ở mọi lúc mọi nơi; coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.



1


* Ý nghĩa:

- là truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- là nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người, giúp con người biết sống ân nghĩa, thủy chung thể hiện đạo lí làm người.


0,5


0,5

* Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo em sẽ: Vâng lời , lễ phép với thầy cô ;Chăm học, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao

1








Câu 2

(3 điểm)


* Ý nghĩa của yêu thương con người

-Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc

- Người có lòng yêu thương được mọi người quý mến, kính trọng.


1

*Hãy nêu 2 việc làm mà lớp em, trường em đã làm thể hiện lòng yêu thương con người:

Vd : - Tặng bánh trung thu cho trẻ em nghèo

- Quyên góp cứu trợ đồng bào bị lũ lụt

1

*Nêu 2 câu tục ngữ hoặc ca dao nói về lòng yêu thương con người:

VD : “ Thương người như thể thương thân”

Nhường cơm sẻ áo” ....

1


Câu 3

(4 điểm)


a. Nhận xét hành vi của bạn nam trong lời tâm sự của mẹ:

- Hành vi của Vân thể hiện sự vô tâm, vô cảm, vô trách nhiệm, chỉ biết đến mình và không biết yêu thương mẹ mình

2

b. Bài học rút ra

- Bản thân mỗi con người phải ý thức về trách nhiệm của mình đối với gia đình và xã hội, rèn luyện lòng nhân ái, lòng vị tha từ những việc nhỏ nhặt nhất.

- Hãy tự làm giàu tâm hồn mình bằng các tác phẩm văn chương nhân ái

- Lên án mạnh mẽ lối sống ích kỉ, vô tâm, vô cảm.


1,5




0,5


0,5


-----------------Hết-----------------


ĐỀ 9

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút



I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Hành vi nào thể hiện không sống giản dị?

A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu B. Diễn đạt dài dòng.

C. Tổ chức sinh nhật gọn nhẹ, tiết kiệm. D.Giản dị là đạo đức của con người.

Câu 2 Người tự tin có biểu hiện:

A. Đánh giá cao bản thân B. Cho rằng việc mình làm không có sai sót

C.Tin tưởng vào bản thân D. Không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng?

A. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác. B. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.

C. Biết giữ gìn danh dự cá nhân. D. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác

Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu trung thực?

  1. Thẳng thắn, công bằng trong công việc.

  2. Nhận lỗi khi mình mắc phải.

  3. Bao che khuyết điểm của bản thân.

  4. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?

  1. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.

  2. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.

  3. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

  4. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

Câu 6: Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về lòng yêu thương con người?

A. Ăn cây táo rào cây sung. B. Qua cầu rút ván.

C. Thương người như thể thương thân. D. Trâu buộc ghét trâu ăn.

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?

  1. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.

  2. Giàu có, cha mẹ hay cải nhau.

  3. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.

  4. Anh em bất hòa.

Câu 8: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:

A. Góp phần làm phong phú truyền thống B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm

C. Tự hào về truyền thống của gia đình D. Tiếp nối phát triển và làm rạng truyền thống.

II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)

Câu 1. ( 2,0 điểm). Thế nào là tôn sư, trọng đạo? Ý nghĩa của tôn sư, trọng đạo là gì?

Câu 2. ( 2,0 điểm). Thế nào là tự tin? Bản thân em đã rèn luyện tính tự tin như thế nào?

Câu 3. ( 2,0 điểm). Cho tình huống sau.

Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi còn Hưng lại học kém toán; Mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm kém?

a. Em có tán thành việc làm của Tuấn không?Vì sao?

b. Nếu em là Tuấn, em sẽ giúp bạn Hưng như thế nào?

ĐÁP ÁN

Câu

ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM

BIỂU ĐIỂM

I. Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

C

D

B

C

A

D



4,0 điểm

(Mỗi câu đúng được 0,5 đ)



II. Tự luận.

6,0 điểm

1

(2,0 đ)

* Khái niệm:

- Tôn sư: tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi lúc mọi nơi.

- Trọng đạo: coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lí mà thầy đã dạy cho mình.



.Ý nghĩa:

- Là truyền thống quý báu của dân tộc, chúng ta cần phải phát huy.





0,5 điểm



0,5 điểm





1,0 điểm

2

(2,0 đ)

* Khái niệm:

Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin củng là người cương quyết, dám nghĩ, dám làm.

* Cách rèn luyện:

- Chủ động tự giác học tập.

- Tham gia các hoạt động tập thể...

- Rèn luyện tự tin, bỏ thói quen rụt rè, tự ti, ba phải...

- Tích cực giao lưu, trò chuyện, hợp tác với mọi người xung quanh.

1,0 điểm







0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

0,25 điểm

3

(2,0 đ)

a. Nhận xét:

- Không tán thành việc làm của Tuấn.

-Vì: Sẽ làm bạn Hưng không tiến bộ và ngày càng yếu môn toán hơn. Và nếu Tuấn làm như thế là Tuấn và Hưng lừa dối Thầy Cô.

b. Nếu là Tuấn em sẽ:

- Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ bạn Hưng trong học tập để ngày càng tiến bộ hơn.

- Hướng dẫn, chỉ dạy cho bạn Hưng rèn luyện và học tập.





1,0 điểm





1,0 điểm





ĐỀ 10

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút



Câu 1: (3 điểm)

Tình huống: Lan và hằng là đôi bạn thân. Một hôm, trong giờ kiểm tra sử, hằng không thuộc bài liền dở vở ra chép. Lan ngồi bên đã nhiều lần nhắc nhở bạn nhưng Hằng vẫn tiếp tục quay bài. Lan đã đứng đứng dậy thưa với cô chuyện đó. Hằng bị phê bình và bị điểm 0. Hăng rất giận Lan và không chơi với lan nữa.

a. Nếu em là người cùng lớp với 2 bạn em có ý kiến như thế nào về việc này?(1đ)

b. Em hiểu thế nào là trung thực?(1đ)

c. Em sẽ làm gì để 2 bạn hiểu nhau và chơi với nhau như trước.(1đ)

Câu 2: (3 điểm)

















Cơm từ thiện Giúp đỡ cụ già Phục vụ nước uống từ thiện



a. Những hình ảnh trên nói lên đức tính gì sau đây: Tự trọng, giản dị, tôn sư trọng đạo, yêu thương con người, tự tin. (1đ)

b. Hãy nêu khái niệm về bài học em đã chọn?(1đ)

c. Để rèn luyện bản thân có được những phẩm chất tốt đẹp đó, em phải làm gì?(1đ)

C âu 3: (2 điểm)























a. Em có nhận xét gì về bạn Tùng qua dòng chữ trên. Theo em Tùng có đức tính gì? Tự trọng là gì?(1đ)

b. Bản thân em để có lòng tự trọng em phải làm gì ?(1đ)

Câu 4: (2 điểm)

- Chín bỏ làm mười

- Một sự nhịn chín sự lành

- Giơ cao đánh khẽ

a. Các câu tục ngữ trên muốn nói đức tính nào?(1đ)

b. Em hiểu thế nào là tính khoan dung?(1đ)

--------------------------------------------------------------

ĐÁP ÁN



Câu 1: (3 điểm)

a. Theo em Lan làm như vậy là đúng. Vì trung thực lúc nào cũng là chân lý. Không vì tình bạn mà lại bao che khuyết điểm cho nhau......( Hs giải thích theo ý cá nhân)(1đ)

b. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải;(1đ)

c. Theo mình thì Lan sẽ đi nói với Hằng và giải thích cho Hằng hiểu làm như vậy là không đúng và Lan chỉ muốn giúp Hằng, không muốn Hằng gian lận trong bài kiểm tra, muốn Hằng tự làm bài bằng chính sức lực của mình chứ không phải là ghét Hằng. Còn nếu Hằng muốn thì Lan sẽ giúp Hằng học bài, ôn bài trước khi kiểm tra để Hằng đạt được điểm cao và sẽ giải thích cho các bạn khác trong lớp hiểu. ( Tùy theo cách trình bày của hs) (1đ)

Câu 2: (3 điểm)

a. Những hình ảnh trên thể hiện yêu thương con người.(1đ)

b. Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là người gặp khó khăn, hoạn nạn.(1đ)

c. Biểu hiện của lòng yêu thương con người: Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, bất hạnh của người khác; dìu dắt, nâng đỡ người có lỗi lầm, giúp họ tìm ra con đường đúng đắn, biết hy sinh quyền lợi của bản thân cho người khác. (1đ)

Câu 3: (2 điểm)

a. Theo em bạn Tùng là người biết tự trọng,(0.5đ)

Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết cách điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.(0.5đ)

b. Ý nghĩa của tự trọng:

- Giúp con người có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vươn lên tự hoàn thiện mình.(0.5đ)

- Tránh được những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội. (0.25đ)

- Được mọi người quí trọng. (0.25đ)

Câu 4: (2 điểm)

a. Theo em những câu tục ngữ trên nói về tính khoan dung. (1đ)

b. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ.Người có lòng khan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.(1đ)

ĐỀ 11

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút



I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm). Khoanh tròn vào ý đúng:

Câu 1. Trong các biểu hiện sau đây. theo em biểu hiện nào nói lên tính giản dị?

A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy.

B. Nói năng cộc lốc, trống không.

C. Làm việc gì cũng sơ sài.

D. Đối với mọi người luôn chân thành, cởi mở.

Câu 2. Câu nào sau đây nói về tính không trung thực?

A. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. B. Cây ngay không sợ chết đứng.

C. Ăn ngay nói thẳng. D. Gió chiều nào che chiều ấy.

Câu 3. Sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội là đức tính:

A. Trung thực B. Tự trọng

C. Sống giản dị D. Tôn trọng kỉ luật

Câu 4. Em tán thành ý kiến nào dưới đây về tính trung thực?

A. Cần phải trung thực trong những trường hợp cần thiết

B. Chỉ cần trung thực đối với cấp trên

C. Có thể không nói đúng sự thật khi không có ai biết rõ sự thật

D. Phải trung thực với mọi người và trung thực với chính bản thân mình.

Câu 5. Trong những hành vi sau đây em đồng ý với hành vi nào thể hiện tính trung thực?

A. Làm hộ bài cho bạn.

B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm

C. Nhận lỗi thay cho bạn.

D. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.

Câu 6. Thấy bạn mở tài liệu trong giờ kiểm tra, nhưng không nói với thầy cô là biểu hiện:

A. Tự trọng B. Thiếu tự trọng

C. Không trung thực D. Trung thực

Câu 7. Câu ca dao tục ngữ nào nói lên phẩm chất tự trọng?

A. Đói cho sạch, rách cho thơm B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

C. Gọi dạ bảo vâng D. Kính trên nhường dưới

Câu 8. Câu ca dao tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” nói lên phẩm chất đạo đức gì?

A. Trung thực B. Tự trọng

C. Sống giản dị D. Tôn trọng kỉ luật

Câu 9. Em không tán thành với việc làm nào dưới đây khi nói về lòng yêu thương con người?

A. Giúp đỡ người khác với thái độ kể cả, ban ơn

B. Giúp đỡ người khác một cách vô tư, không nghĩ đến sự trả ơn

C. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện

D. Tha thứ, dìu dắt những người có lỗi lầm để họ tiến bộ.

Câu 10. Câu ca dao tục ngữ nào nói lên phẩm chất sống giản dị:

A. Gọi dạ bảo vâng B. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

C. Ăn ngay nói thẳng D. Kính trên nhường dưới

Câu 11. Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về lòng tự trọng?

A. Tự trọng là giấu những điều mà mình không biết

B. Tự trọng là coi trọng danh dự của mình

C. Tự trọng là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người

D. Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình

Câu 12. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực?

A. Không nói khuyết điểm của bản thân

B. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn

C. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình

D. Gặp người lớn Nam chào lễ phép

Câu 13. Việc làm nào sau đây thể hiện sự thiếu tự trọng?

A. Vứt vỏ kẹo sang chỗ của bạn để không bị cô giáo phê bình.

C. Xin cô giáo cho gỡ điểm vì bị điểm kém.

B. Giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

D. Nhờ bạn giảng bài hộ khi không hiểu.

Câu 14. Giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao phẩm giá, uy tín là ý nghĩa của:

A. Tự trọng B. Thiếu tự trọng

C. Sống giản dị D. Trung thực



Câu 15. Người biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội là người có:

A. Tính tự tin B. Tính tự trọng

C. Tính tự kiêu D. Tính tự ái.

Câu 16. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng yêu thương con người?

A. Gió chiều nào che chiều ấy B. Lời nói, gói vàng

C. Lá lành đùm lá rách D. Ăn chắc, mặc bền

Câu 17. Khoan dung có nghĩa là rộng lòng ...

  1. trắc ẩn B. hối hận

  1. tha thứ D. nhân nghĩa

Câu 18. Hành vi nào không biểu hiện lòng yêu thương con người?

A. Giúp đỡ người gặp khó khăn.

B. Chia sẻ nỗi buồn với người khác.

C. Đem lại niềm vui cho mọi người.

D. Giúp kẻ đang bị truy nã trốn thoát.

Câu 19. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?

A. Quan tâm giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình, còn những người khác thì không quan tâm

B. Không quan tâm đến mọi người xung quanh

C. Thờ ơ khi người khác đau khổ hay gặp hoạn nạn

D. Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện

Câu 20. Mặc dù nghèo khó nhưng ông Thanh vẫn cố vươn lên trong cuộc sống là biểu hiện:

A. Tự trọng B. Thiếu tự trọng

C. Không trung thực D. Trung thực

Câu 21. Cách ứng xử nào sau đây không thể hiện lòng yêu thương con người?

  1. Hòa đồng với người phạm lỗi lầm biết ăn năn hối cải

  2. Biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau

  3. Không căm thù bất kì ai (Kể cả quân giặc cướp nước và bè lũ bán nước)

  4. Cùng chia sẻ, gánh vác khó khăn với những người xung quanh

Câu 22. Biểu hiện nào là không tôn sư trọng đạo?

A. Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô

B. Chúc mừng thầy cô nhân ngày 20/11

C. Vò nát bài kiểm tra, ném vào ngăn bàn khi bị điểm kém

D. Chăm học, vâng lời thầy cô.

Câu 23. Hành vi nào không biểu hiện tính tôn sư trọng đạo?

A. Trật tự nghe giảng bài B. Ăn uống trong lúc thầy cô đang giảng bài

C. Thăm lại thầy cô giáo cũ D. Lễ phép chào khi gặp các thầy cô

Câu 24. Tôn sư trọng đạo là tôn kính và biết ơn:

A. Thầy cô giáo cũ B. Thầy cô đang dạy mình

C. Những người làm thầy cô giáo D. Thầy cô giáo mới

Câu 25. Trong các hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện sự tôn sư trọng đạo?

A. Tặng quà thầy để thầy cho điểm cao.

B. Gặp người lớn ngoài đường liền ngã mũ chào.

C. Đến thăm thầy cô giáo nhân ngày 20/11.

D. Vâng lời bố mẹ con học thật giỏi.

Câu 26. Thái độ kiểu cách, khách sáo là biểu hiện của:

A. Trung thực B. Sống giản dị

C. Tự trọng D. Không sống giản dị

Câu 27. Trong cuộc sống chúng ta ủng hộ cách xử sự nào sau đây?

  1. Thấy nhà hàng xóm bị cháy vẫn ung dung bình chân như vại

  2. Đánh người chạy đi không đánh người chạy lại

  3. Thấy người khác chết mà không cứu

  4. Chẳng ăn được thì đạp đổ

Câu 28. Hành vi nào tsau đây thể hiện lòng khoan dung:

  1. Đổ lỗi cho người khác

  2. Hay chê bai người khác

  3. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người

  4. Mắng nhiếc người khác, nặng lời khi không vừa ý.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Thế nào là khoan dung ? Nêu ý nghĩa và cách rèn luyện.

Câu 2 (2,0 điểm): Dòng họ của Hòa bao đời nay không có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Hòa cảm thấy xấu hổ và không bao giờ giới thiệu dòng họ mình với bạn bè.

Em có đồng tình với suy nghĩ của Hoà không? Vì sao?

Em sẽ góp ý gì cho Hoà?

ĐÁP ÁN



  1. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

Đáp án

D

D

C

D

B

C

A

Câu

8

9

10

11

12

13

14

Đáp án

A

A

B

D

C

A

A

Câu

15

16

17

18

19

20

21

Đáp án

B

C

C

D

D

A

C

Câu

22

23

24

25

26

27

28

Đáp án

C

B

C

C

D

B

C



II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm







1

(1,0 điểm)

- Khoan dung nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.

- Ý nghĩa: khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ mọi người với nhau trở lên lành mạnh, thân ái.

- Cách rèn luyện: Mỗi chúng ta cần sống cởi mở gần gũi và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trê cơ sở những chuẩn mực xã hội.



0,5







0,25



0,25



2

(2,0 điểm)

- Không đồng tình với suy nghĩ của Hoà vì dòng họ nào cũng có truyền thống tốt đẹp như cần cù lao động, yêu nước, đoàn kết…ai cũng có quyền tự hào về dòng họ của mình.



- Góp ý cho Hoà: Hoà cần tìm hiểu về truyền thống dòng họ mình để biết rõ những truyền thống tốt đẹp của dòng họ. Không xấu hổ, tự ti mà hãy giới thiệu với bạn bè. Bản thân phải cố gắng học tập thật tốt để làm vẻ vang dòng họ.




1,0



1,0





ĐỀ 12

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút



Câu 1: (2.0đ) Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm sau

  1. .............................là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sông ngay thẳng , (2).............................................và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm (3)..................................là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà (4)............................hoặc làm sai sự thật.

Câu 2: (2.0đ). Nêu một số biểu hiện của tôn sư trọng đạo.

Câu 3: (3.0đ). Khoan dung là gì ? Khoian dung có ý nghĩa như thế nào ? Để rèn luyện đức tính khon dung học sinh chúng ta cần phải làm gì ?

Câu 4: (3.0đ). Cho tình huống

Giờ kiểm tra Vật lý cả lớp chăm chú làm bài. Hoa làm bài xong nhìn sang bên trái, thấy đáp số của Hùng khác đáp số của mình, Hoa vội vàng chữa bài lại, sau đó Hoa quay sang phải thấy Mai làm khác mình, Hoa cuống lên định chép nhưng đã muộn, vừa lúc đó, cô giáo nhắc cả lớp nộp bài.

Câu hỏi: Em hãy nhận xét hành vi của Hoa trong tình huống trên.

HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: Giáo dục công dân – Lớp 7



Câu 1: (2.0đ) HS Lần lượt điền đúng các cụm từ như sau: (mỗi ý đúng cho 0,5đ)

1. Trung thực.

2. Thật thà.

3. Người trung thực.

4. Che dấu.



Câu 2: (2.0đ) Hs nêu được một số biểu hiện cụ thể như sau: (Điền được từ 4-5 biểu hiện cho 2 đ; mỗi ý đúng = 0,5đ)

- Cư xử lễ độ, vâng lời thầy cô giáo.

- Thực hiện tốt nhiệm vụ của người Hs làm cho thầy cô giáo vui lòng.

- Nhớ ơn thầy cô giáo cả khi không còn học với thầy cô đó nữa

- Quan tâm thăm hỏi thầy cô; Giúp đỡ thầy cô khi cần thiết.



Câu 3: (3.0đ) Hs nêu được các ý cơ bản sau

- Khái niêm: (1.0đ)

Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác, khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm

- Ý nghĩa: (1.0đ)

+ Đố với cá nhân: khoan dung là một đức tính quý báu. Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mên và có nhiều bạn tốt.

+ Đối với xã hội: Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giưa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

- Cách rèn luyện để có đức tính khoan dung: (1.0đ)

Hãy sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.



Câu 4: (3.0đ) Hs nêu được các ý cơ bản sau:

- Hoa hành động như vậy là không nên. (0.5đ)

- Vì:

+ Hành vi của Hoa là thiếu tự tin vào bản thân. (1.0đ)

+ Hành động một cách không chắc chắn, hoang mang dao động, chưa cương quyết, tỏ ra lúng túng, sợ sệt, thiếu bình tĩnh khi phải đối mặt với vấn đề của mình. (1.0đ)

+ Cần phải tin vào mình không phụ thuộc dựa dâm vào người khác. (0.5đ)



ĐỀ 13

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút



A. Trắc nghiệm (3 điểm):

Khoanh tròn vào chữ cái đầu trước câu trả lời đúng

Câu 1 (0,5 điểm) Ý kiến nào dưới đây là đúng về lòng tự trong?

A . Tự trọng là giấu những điều mà mình yếu

B . Tự trong là luôn đề cao cá nhân mình trước mọi người

C . Tự trong là từ chối sự giúp đỡ của người khác, kể cả bạn bè và người thân

D . tự Trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách của mình

Câu 2 (0,5 điểm) Hành vi nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết, tương trợ?

A . Chép bài cho bạn khi bạn bị ốm

B . Làm bài tập hộ bạn

C . Cho bạn chép bài để bạn cùng được điểm cao như mình

D . Giảng cho bạn bài tập khó ở nhà

Câu 3 (0,5 điểm) Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?

A . Quan tâm giúp đỡ những người đã giúp đỡ mình, còn những người khác thì không quan tâm

B . Giúp đỡ người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn

C . Thờ ơ khi người khác đau khổ hay gặp hoạn nạn

D . Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện

Câu 4. (0,5 điểm) Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây về dòng họ:

  1. Gia đình dòng họ nào cũng có những truyền thống tốt đẹp.

  2. Gia đình, dòng họ là truyền thống của ngày xưa.

  3. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình là thể hiện lòng biết ơn ông bà cha mẹ.

  4. Không cần giữ gìn truyền thống vì đó là những gì lạc hậu.

Câu 5 (1 điểm)

Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai khi nói về người có tính tự tin?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Ý kiến

đúng

sai

A . Người tự tin là người có tính kiên quyết trong học tập, trong công việc



B . Người tự tin là người luôn nghe theo ý kiến của số đông



C . Người tự tin là người không bao giờ tin vào người khác



D . Người tự tin là người chủ động tự làm công việc của mình, không dựa dẫm vào người khác



PHẦN II – TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm) Thế nào là trung thực?

Câu 2 (3,5 điểm) Bố mẹ Minh đều học hành cao, bố là tiến sĩ, mẹ là thạc sĩ, đều giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước. Điều kiện kinh tế gia đình Minh rất khá giả. Minh rất hãnh diện với các bạn và cho rằng mình chẳng cần học hành nhiều cho vất vả mà vẫn có cuộc sống đàng hoàng vì đã có bố mẹ lo cho mình. Suy nghĩ của Minh có thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hay không? Vì sao?

Câu 3 ( 2 điểm) Là học sinh, em cần thể hiện tôn sư trọng đạo như thế nào cho đúng?

Câu 4 (1 điểm) Bản thân em đã có ý thức và biểu hiện như thế nào để xây dựng gia đình văn hóa?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 đ )

Câu 1-4

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

A-D

B-D

C

Câu 5 (1 điểm)

Những ý kiến dưới đây là đúng hay sai khi nói về người có tính tự tin?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng)

Ý kiến

đúng

sai

A . Người tự tin là người có tính kiên quyết trong học tập, trong công việc

X


B . Người tự tin là người luôn nghe theo ý kiến của số đông


X

C . Người tự tin là người không bao giờ tin vào người khác


X

D . Người tự tin là người chủ động tự làm công việc của mình, không dựa dẫm vào người khác

X




II. TỰ LUẬN (7 Đ)

Câu 1 (0,5 điểm)

Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người trung thực là người không chấp nhận sự giả dối, gian lận, không vì lợi ích riêng của mình mà che giấu hoặc làm sai lệch sự thật.

Câu 2 (3.5 điểm)

- Suy nghĩ của Minh là không thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. ( 1 điểm) vì:

- Gia đình Minh có truyền thống của một gia đình hiếu học và thành đạt trong cuộc sống do bố mẹ Minh đều là những người có ý chí vươn lên. Đây là truyền thống quý báu của gia đình. (1 điểm)

- Minh tự hào về gia đình mình thì cũng cần biết giữ gìn truyền thống của gia đình, trước hết là học hành chăm chỉ để trở thành học sinh giỏi. Dù bố mẹ giàu có đến mấy thì mỗi học sinh phải biết sống tự lập, có ý chí, không nên ỷ lại vào bố mẹ. Có như vậy thì truyền thống gia đình sẽ ngày càng thêm rạng rỡ, tốt đẹp. (1 điểm)

Câu 3 (2 điểm)

Học sinh cần thể hiện tôn sư trọng đạo như:

- Làm tròn bổn phận của người HS: chăm học, chăm làm, lễ độ, vâng lời thầy cô giáo, thực hiện đúng những lời dạy của thầy cô giáo, làm vui lòng thầy cô. (1 điểm)

- Thể hiện lòng biết ơn với thầy cô: thường xuyên quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết. (1 điểm)

Câu 4 (1 điểm)

Học sinh nói lên suy nghĩ và biểu hiện của mình thể hiện ý thức xây dựng gia đình văn hoá:

- Thể hiện tốt bổn phận, trách nhiệm đối với gia đình: tích cực trong học tập, sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, tích cực rèn luyện theo các tiêu chuẩn của thành viên trong gia đình văn hóa. (0,5 điểm)

- Tuyên truyền, vận động các thành viên trong gia đình thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước ( về bảo vệ môi trường, về nghĩa vụ đóng thuế, về giữ gìn trật tự an ninh … ) ; tuyên truyền nếp sống văn hóa, kế hoạch hóa gia đình. ( 0,5 điểm)



ĐỀ 14

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng (0.25 đ/câu)

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây là trung thực:

A. Thẳng thắn nhận khuyết điểm. B. Chào hỏi thầy, cô giáo.

C. Giúp bạn khi gặp khó khăn. D. Tiêu xài hợp lí.

Câu 2: Thấy các bạn đánh nhau trong lớp, em sẽ:

A. Cùng hưởng ứng. B. Không quan tâm.

C. Can ngăn ngay. D. Xúi giục các bạn khác đánh phụ.

Câu 3: Lòng tự trọng giúp chúng ta :

A. Có cá tính. B. Nâng cao uy tín, phẩm giá.

C. Có lòng tin. D. Sống có trách nhiệm.

Câu 4: Việc làm nào sau đây thể hiện sự thiếu tự trọng?

A. Vứt vỏ kẹo sang chỗ của bạn để không bị cô giáo phê bình.

C. Xin cô giáo cho gỡ điểm vì bị điểm kém.

B. Nhờ người thân giúp đỡ khi gặp khó khăn.

D. Nhờ bạn giảng bài hộ khi không hiểu.

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là không yêu thương con người:

A. Đem lại niềm vui cho người khác. B. Ganh ghét, đố kị.

C. Tham gia hoạt động từ thiện. D.Tha thứ cho người khác khi họ hối hận.

Câu 6: Em không đồng ý với ý kiến nào sau đây khi chúng ta sống đoàn kết, tương trợ:

A. Dễ hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.

C. Được mọi người yêu quý.

B. Có sức mạnh vượt qua khó khăn.

D. Có chỗ dựa trong mọi việc, đỡ tốn nhiều công sức.

Câu 7: Ta có thể rèn luyện tính tự tin bằng cách:

A. Liều mạng, hiếu thắng. B. Phiêu lưu, mạo hiểm.

C. Chủ động, tự giác trong mọi việc D. Ba phải, a dua, cơ hội.

Câu 8: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:

A.Góp phần làm phong phú truyền thống B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm

C. Tự hào về truyền thống của gia đình D. Tiếp nối phát triển và làm rạng truyền thống

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1: (2.5đ) Khoan dung là gì? Cho ví dụ? Tại sao trong cuộc sống chúng ta phải có lòng khoan dung?

Câu 2: (2.5đ) Thế nào là gia đình văn hóa? Học sinh làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?

Câu 3: ( 3.0đ) Cho tình huống: Hồng và Hương chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát tuyển chọn có một câu Hồng không làm được. Thấy vậy, Hương đưa bài của mình cho Hồng xem nhưng Hồng vẫn ngồi im và không nhìn bài của bạn. Hương rất giận và cho rằng Hồng đã phụ sự giúp đỡ của mình.

Hỏi:

a/ Theo em, việc làm của Hồng là đúng hay sai? Vì sao?

b/ Nếu là Hồng, em sẽ nói với Hương như thế nào để bạn hiểu và không giận mình?

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN: GDCD Lớp 7

I. Trắc nghiệm: (2 điểm)

Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,25 điểm.



Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

B

A

B

D

C

D



II. Tự luận: (8 điểm)

Câu 1: (2.5đ)

Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm . ( 1.0 đ)

Cho ví dụ: (0.5đ)

Ý nghĩa: Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến,tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. ( 1.0 đ)

Câu 2: (2.5đ)

Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân. ( 1.0 đ)

Trách nhiệm của học sinh: Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình. ( 1.0 đ)

Câu 3:(3.0)

Học sinh tự làm ( mỗi câu 0.5đ)

Gợi ý:

a/ Việc làm của Hồng là đúng. (0.5 đ)

Vì thể hiện lòng tự trọng của mình, dù không làm bài được nhưng kiên quyết không nhìn bài của bạn….(1.5 đ)

b/ Em sẽ nói với Hương rằng: Cảm ơn bạn đã giúp đỡ nhưng hãy để cho mình thử sức trong kì thi này để biết được năng lực của mình đến đâu và qua đó mình sẽ cố gắng hơn…(1.0)



ĐỀ 15

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

Môn GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Thời gian: 45 phút

I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng (0.25 đ/câu)

Câu 1: Hành vi nào thể hiện sống giản dị?

A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu C. Diễn đạt dài dòng.

B. Tổ chức sinh nhật linh đình. D.Giản dị là qua loa đại khái.

Câu 2 Người tự tin có biểu hiện:

A. Đánh giá cao bản thân B. Cho rằng việc mình làm không có sai sót

C.Tin tưởng vào bản thân C. Không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.

Câu 3: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng?

A. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác. C. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.

B. Biết giữ gìn danh dự cá nhân. D. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác

Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực?

  1. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.

  2. Không nói khuyết điểm của bản thân.

  3. Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi.

D.Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình

Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?

  1. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.

  2. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.

  3. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.

  4. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.

Câu 6: Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?

A. Lá lành đùm lá rách. B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

C.Trâu buộc ghét trâu ăn. D. Thương người như thể thương thân.

Câu 7: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?

  1. Giàu có, cha mẹ hay cải nhau.

  2. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.

  3. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.

  4. Anh em bất hòa.

Câu 8: Câu tục ngữ nào thể hiện sống giản dị?

A. Ân trả nghĩa đền. C.Uống nước nhớ nguồn

B. Nhất tự vi sư,bán tự vi sư D. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

II. TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1: (2.5đ) Khoan dung là gì? Cho ví dụ? Tại sao trong cuộc sống chúng ta phải có lòng khoan dung?

Câu 2: (2.5đ) Thế nào là gia đình văn hóa? Học sinh làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa?

Câu 3: ( 3.0đ) Cho tình huống: Hồng và Hương chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát tuyển chọn có một câu Hồng không làm được. Thấy vậy, Hương đưa bài của mình cho Hồng xem nhưng Hồng vẫn ngồi im và không nhìn bài của bạn. Hương rất giận và cho rằng Hồng đã phụ sự giúp đỡ của mình.

Hỏi:

a/ Theo em, việc làm của Hồng là đúng hay sai? Vì sao?

b/ Nếu là Hồng, em sẽ nói với Hương như thế nào để bạn hiểu và không giận mình?

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm: (2 điểm)

Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,25 điểm.



Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A

C

B

A

B

C

C

D



II. Tự luận: (8 điểm)

Câu 1: (2.5đ)

Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm . ( 1.0 đ)

Cho ví dụ: (0.5đ)

Ý nghĩa: Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến,tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. ( 1.0 đ)

Câu 2: (2.5đ)

Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân. ( 1.0 đ)

Trách nhiệm của học sinh: Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình. ( 1.0 đ)

Câu 3:(3.0)

Học sinh tự làm ( mỗi câu 0.5đ)

Gợi ý:

a/ Việc làm của Hồng là đúng. (0.5 đ)

Vì thể hiện lòng tự trọng của mình, dù không làm bài được nhưng kiên quyết không nhìn bài của bạn….(1.5 đ)

b/ Em sẽ nói với Hương rằng: Cảm ơn bạn đã giúp đỡ nhưng hãy để cho mình thử sức trong kì thi này để biết được năng lực của mình đến đâu và qua đó mình sẽ cố gắng hơn…(1.0)





Ngoài 15 Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Có Đáp Án thì các đề thi trong chương trình lớp 7 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Xem thêm

Bộ Đề Thi Địa Học Kì 1 Lớp 7 Năm 2021-2022 Có Đáp Án Và Ma Trận
10 Đề Thi Địa Học Kì 1 Lớp 7 Có Đáp Án
10 Đề Thi Địa Lý Lớp 7 Cuối Học Kì 2 Có Đáp Án
Bộ Đề Thi Công Dân 7 Học Kì 2 Kết Nối Tri Thức Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra GDCD 7 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Và Ma Trận-Đề 1
Đề Kiểm Tra GDCD 7 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án Và Ma Trận-Đề 1
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Năm Học 2022-2023 Có Đáp Án Và Đặc Tả
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án Và Đặc Tả
Đề Kiểm Tra GDCD 7 Cuối Học Kì 2 Kết Nối Tri Thức Có Đáp Án
Đề Kiểm Tra 1 Tiết GDCD 7 Học Kì 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án