Toán lớp 5 Bài 80 em ôn lại những gì đã học
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau nắm vững kiến thức và ôn lại những điều quan trọng đã học qua bài toán lớp 5 Bài 80 em ôn lại những gì đã học. Toán là một môn học thú vị và quan trọng, và việc hiểu rõ từng bước giải của bài toán này sẽ giúp chúng ta củng cố kỹ năng và áp dụng chúng trong các tình huống thực tế.
Mục lục
A – Hoạt động thực hành
Câu 1: Trang 62 sách VNEN toán 5 tập 2
Cùng nhau viết các công thức tính diện tích hình tam giác, hình thang, hình bình hành và hình tròn. Lấy ví dụ.
Đáp án
Diện tích hình tam giác:
Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo) rồi chia cho 2.
Ví dụ: Độ dài đáy là 9cm và chiều cao tương ứng là 4cm. Tính diện tích hình tam giác?
Giải: Diện tích hình tam giác là:
Diện tích hình thang:
Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2
Ví dụ: Độ dài hai đáy lần lượt là 14cm và 11cm; chiều cao là 4cm. Tính diện tích hình thang?
Giải: Diện tích hình thang là:
Diện tích hình bình hành:
Diện tích hình bình hành bằng tích của đường cao nhân với cạnh đáy mà đường cao đó hạ xuống
S = a x h
Ví dụ: Đường cao 7dm, độ dài đáy 4dm. Tính diện tích hình bình hành?
Giải: Diện tích hình bình hành là: S = 4 x 7 = 28 (dm2)
Diện tích hình tròn:
Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14
S= r x r x 3,14
Ví dụ: Bán kính r =0,4 dm . Tính diện tích hình tròn?
Giải: Diện tích hình tròn là: S= 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
Câu 2: Trang 62 sách VNEN toán 5 tập 2
Cho hình bình hàng MNPQ (xem hình vẽ) có MN= 18cm, chiều cao KH=9cm. So sánh diện tích hình tam giác KQP với tổng diện tích của tam giác MKQ và hình tam giác KNP?
Trả lời:
– Diện tích hình bình hành MNPQ là:
S = 18 x 9 = 162 (cm2)
– Diện tích hình tam giác KQP là:
– Tổng diện tích hai hình tam giác MKQ và KNP là:
162 – 81 = 81 (cm2)
– Vậy diện tích hình tam giác KQP bằng tổng diện tích của tam giác MKQ và hình tam giác KNP
Câu 3: Trang 62 sách VNEN toán 5 tập 2
– Cho hình bên, hãy tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn
Trả lời:
– Bán kính hình tròn là:
5 : 2 = 2,5 (cm)
– Diện tích hình tròn là:
S = 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2)
– Diện tích hình tam giác ABC là:
– Vậy phần diện tích đã tô màu của hình tròn là:
19,625 – 6 = 13,625 (cm2)
Đáp số: 13,625 cm2
B – Hoạt động ứng dụng
Câu 1: Trang 62 sách VNEN toán 5 tập 2
– Cho hình bên, hãy tính diện tích phần đã tô màu của hình tròn
Trả lời:
– Bán kính hình tròn là:
5 : 2 = 2,5 (cm)
– Diện tích hình tròn là:
S = 2,5 x 2,5 x 3,14 = 19,625 (cm2)
– Diện tích hình tam giác ABC là:
– Vậy phần diện tích đã tô màu của hình tròn là:
19,625 – 6 = 13,625 (cm2)
Đáp số: 13,625 cm2
Câu 2: Trang 63 sách VNEN toán 5 tập 2
Một biển giao thông có đường kính 40cm. Diện tích hình mũi tên trên biển báo bằng 1/5 diện tích của biển báo đó. Tính diện tích mũi tên trên biển?
Phương pháp giải
– Tính bán kính hình tròn ta lấy đường kính chia cho 2.
– Tính diện tích biển báo giao thông ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
– Tính diện tích hình mũi tên trên biển báo ta lấy diện tích biển báo giao thông nhân với .
Đáp án
Bán kính của biển báo giao thông là:
40 : 2 = 20 (cm)
Diện tích của biển báo giao thông là:
S = 20 x 20 x 3,14 = 1256 (cm2)
Diện tích mũi tên của biển báo giao thông là:
1256 : 5 = 251,2 (cm2)
Đáp số: 251,2 cm2