Tiêu chí phụ là gì? Tiêu chí phụ của các trường đại học 2023
Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe tới khái niệm Tiêu chí phụ trong xét tuyển đại học rồi phải không? Vậy tiêu chí phụ là gì? Tiêu chí phụ được áp dụng như thế nào? Tiêu chí phụ bao gồm những loại nào?….. Để giải đáp chi tiết nhất những thắc mắc này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Trang tài liệu nhé!
Mục lục
Tiêu chí là gì?
Tiêu chí là những chuẩn mực cụ thể được đặt ra và dùng để đưa ra các đánh giá cụ thể và khách quan nhất về một sự vật hay sự việc bất kỳ nào đó. Các chuẩn mực đó có thể là những chuẩn mực về thời gian, chuẩn mực về năng suất, chuẩn mực về chất lượng, cùng với đó là việc xem xét sự tuân thủ theo đúng các quy định đã được đề ra. Kết quả được được ra cuối cùng sẽ phản ánh được sự bền vững cùng như tính hiệu quả của những tiêu chí được sẻ dụng trong quy trình đánh giá.
Tiêu chí phụ là gì?
Tiêu chí phụ nói chung là những tiêu chí mà con người đưa ra để đánh giá xem xét một vấn đề gì đó, và dùng trong việc lựa chọn đánh giá xem cái nào tốt hơn rồi lựa chọn.
Còn trong tuyển sinh, tiêu chí phụ là cách đánh giá đối với những thí sinh có cùng điểm số như nhau, chọn ra những thí sinh đáp ứng đầy đủ các tiêu chí phụ. Quyết định đến việc ai sẽ dành được suất trúng tuyển cuối cùng, còn ai sẽ phải dừng lại ở đây.
Ví dụ: Nếu có 2 thí sinh bằng điểm nhau cùng nộp đơn xét tuyển vào trường mà chỉ được chọn một người thì nhà trường sẽ đưa ra tiêu chí phụ để xem ai có điểm môn Toán cao hơn thì sẽ chọn thí sinh đó. Và khi đó, môn Toán chính là tiêu chí phụ mà nhà trường đặt ra cho các thí sinh.
Tiêu chí phụ gồm những loại nào?
Tiêu chí phụ không có một quy định cụ thể nào cả. Mà sẽ tùy thuộc vào từng tiêu chí tuyển sinh của trường mà sẽ có những tiêu chí phụ khác nhau.
Nếu sau khi công bố mức điểm sàn của trường sẽ lấy từ cao xuống thấp. Nếu nhà trường lấy hết các bạn có tổng điểm bằng nhau thì có thể thừa chỉ tiêu. Nhưng nếu không lấy thì sẽ thiếu chỉ tiêu. Chính vì thế, mỗi trường sẽ đặt ra các tiêu chí phụ khác nhau để đảm bảo việc tuyển đủ chỉ tiêu.
Do đó, tiêu chí phụ sẽ được các trường áp dụng như sau:
Tiêu chí phục ưu tiên theo môn thi
Ưu tiên theo môn thi chính là hình thức thường được sử dụng nhất tại các trường Đại học hiện nay. Đối với những thí sinh có điểm bằng nhau thì nhà trường có thể dựa vào điểm thi của môn chính nhân đôi hoặc một trong những môn nằm trong tổ hợp xét tuyển.
Ví dụ: Trường Đại học Thương Mại cũng ưu tiên các môn lần lượt ngành Ngôn ngữ Anh là điểm bài thi Tiếng Anh; với chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại (D03) là điểm bài thi Tiếng Pháp; với Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại (D04) là điểm bài thi Tiếng Trung.
Hay trường Đại học Mỏ địa chất sẽ ưu tiên thí sinh có điểm môn Toán cao hơn. Và những trường Đại học khác cũng tương tự như vậy.
Tiêu chí phụ ưu tiên theo nguyện vọng
Trên thực tế có một số trường lại áp dụng ưu tiên theo nguyện vọng của thí sinh. Nếu trường hợp thí sinh có cùng điểm số, sau khi ưu tiên theo môn mà vẫn không xét tuyển được thì tiếp tục ưu tiên người đăng ký thứ tự nguyện vọng cao hơn.
Chẳng hạn như thí sinh nào đăng ký xét tuyển vào trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam là nguyện vọng 1 thì sẽ được ưu tiên xét tuyển trước.
Tiêu chí phụ dựa vào điểm xét tuyển chưa làm tròn
Theo như quy định chung thì các bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy tính và được quy đổi sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi trắc nghiệm. Tổng điểm của tổ hợp môn xét tuyển sẽ được làm tròn đến 0.25 điểm. Điểm của thí sinh gần tiệm cận nào thì làm tròn tới tiệm cận đó. Tuy nhiên, có nhiều trường áp dụng tiêu chí phụ là tổng điểm 3 môn chưa làm tròn như Đại học Ngoại Thương.
Theo đó, nhà trường sẽ xem tổng điểm của thí sinh nào cao hơn khi chưa làm tròn thì sẽ lựa chọn thí sinh đó. Và tất nhiên thí sinh còn lại sẽ phải tạm dừng cuộc chơi.
Nhìn chung, tiêu chí phụ đối với mỗi trường và mỗi ngành là khác nhau. Tiêu chí phụ sẽ được phân chia và được các trường Đại học sử dụng linh hoạt để tuyển sinh.
Tiêu chí phụ có hẳn là “phao cứu trợ” cho các thí sinh?
Như các bạn biết thì phao cứu sinh chính là vật dùng để cứu người trong lúc đuối nước, thế nhưng trong trường hợp này thì phao cứu sinh này có thể cứu các bạn thí sinh hay không?
Chắc chắn ở ngoài kia có rất nhiều em học sinh trong kì thi trung học phổ thông quốc gia có tổng điểm thi bằng nhau, thế nhưng có em đỗ có em lại trượt. Phao cứu trợ này chỉ cứu được một người trong các em đó. Vậy thì đối với một số bạn may mắn hơn sẽ là phao cứu sinh nổi, còn một số bạn kém may mắn thì lại trở thành phao cứu sinh chìm. Điều này, chỉ bất lợi cho các bạn học sinh, tuy nhiên lại rất có lợi cho nhà trường.
Tiêu chí phụ có thực sự là phao cứu sinh
Với hình thức sử dụng tiêu chí phụ trong xét tuyển đầu vào đại học, nhà trường vừa có thể đáp ứng đủ chỉ tiêu tuyển sinh, và vừa có thể lựa chọn được những thí sinh có đầu vào tốt. Chính vì thế mà tiêu chí phụ lại trở thành cái “phao” lớn cho chính nhà trường chứ không phải những em học sinh nữa. Vậy làm sao để tiêu chí phụ trở thành phao cứu sinh “nổi” đối với mỗi em học sinh, và cách các em nắm chắc trên tay tấm “vé” bước vào cánh cửa đại học?
– Thứ nhất, các em nên chuẩn bị sẵn cho những mục tiêu mà mình muốn hướng đến là gì, tìm hiểu về ngành mà mình mong muốn học. Sau đó hãy tìm hiểu và tham khảo kĩ những tiêu chí tuyển sinh của trường và các tiêu chí phụ như thế nào.
– Thứ hai, tận dụng công nghệ thông tin các em có thể lên mạng tìm hiểu xem điểm chuẩn của các trường những năm trước là như thế nào, sau đó dựa vào đó làm mục tiêu phấn đấu.
Top 100 trường đại học công bố tuyển sinh 2023
Danh sách các trường đại học và học viện trong miền Bắc và miền Nam Việt Nam theo thứ tự từ STT 1 đến 100:
Miền Bắc:
- Đại học Thương mại
- Đại học Y tế Công cộng
- Đại học Thuỷ lợi
- Đại học Kinh tế quốc dân
- Đại học Xây dựng
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội)
- Đại học Ngoại ngữ (Đại học Quốc gia Hà Nội)
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
- Viện Y khoa Tokyo (Đại học Y khoa Tokyo)
- Đại học Thủy lợi
- Đại học Hà Nội
- Đại học Ngoại thương
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Đại học Bách khoa (Đại học Đà Nẵng)
- Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng)
- Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng)
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật (Đại học Đà Nẵng)
- Đại học Công nghệ Thông tin Việt – Hàn (Đại học Đà Nẵng)
- Đại học Đà Nẵng (phân hiệu Kon Tum)
- Khoa Y Dược (Đại học Đà Nẵng)
- Viện nghiên cứu khoa học Việt – Anh (Đại học Đà Nẵng)
- Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
- Đại học Phenikaa
- Đại học Lâm Nghiệp
- Đại học Kinh tế – Kỹ thuật – Công nghiệp
- Đại học Nông Lâm Bắc Giang
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học Mở Hà Nội
- Đại học Ngoại ngữ
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Bách khoa Hà Nội
- Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
- Đại học Hùng Vương
- Đại học Kinh Bắc (Bắc Ninh)
- Đại học Công nghệ giao thông vận tải
- Đại học Sư phạm Nghệ thuật trung ương
- Đại học Điện lực
- Đại học Công nghệ giao thông vận tải
- Trường Quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)
- Đại học Kinh tế – Công nghệ Thái Nguyên
- Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội)
- Học viện Kỹ thuật mật mã
- Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
- Đại học Kinh tế – Công nghệ Thái Nguyên
- Đại học Nguyễn Trãi
- Đại học Hải Dương
- Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Đại học Dược Hà Nội
Miền Nam:
- Học viện Hàng không Việt Nam
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng)
- Đại học Nha Trang
- Đại học Yersin Đà Lạt
- Đại học Lâm Nghiệp (phân hiệu Đồng Nai)
- Đại học Nông Lâm TP.HCM
- Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM
- Đại học Luật TP.HCM
- Đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM)
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Ngân hàng TP.HCM
- Đại học Quản lý và Công nghệ TP.HCM
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Đại học Công nghệ miền Đông
- Đại học Công nghệ TP.HCM
- Đại học Hoa Sen
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Quốc tế Miền Đông
- Đại học Quốc tế Sài Gòn
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Đông Á
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long
- Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu
- Đại học Phan Thiết
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học Thái Bình Dương
- Đại học Kiên Giang
- Đại học D