Docly

Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi GDCD 9 Năm 2022 – 2023

>>> Mọi người cũng quan tâm:

Đề Kiểm Tra GDCD 9 Học Kì 1 Năm 2022-2023 (Đề 1) Có Đáp Án
Các Dạng Toán 9 Bài 1 Căn Bậc Hai Có Lời Giải [Update 2023]
Toán 9 Bài 2 Căn Bậc Hai Và Hằng Đẳng Thức Có Lời Giải
Đề Cương Ôn Tập GDCD 9 Giữa Học Kỳ 1 Năm 2022-2023 Có Đáp Án
Toán 9 Bài 2 Căn Bậc Hai Và Hằng Đẳng Thức Có Lời Giải (Tiếp Theo)

Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi GDCD 9 Năm 2022 – 2023 – Công Dân Lớp 9 là tài liệu học tập được Trang Tài Liệu biên soạn và sưu tầm từ những nguồn dữ liệu mới nhất hiện nay. Tài liệu này sẽ giúp các em luyện tập, củng cố kiến thức từ đó nâng cao điểm số cho môn học. Ngoài ra, cũng giúp các thầy cô giáo có nguồn tài nguyên phong phú để giảng dạy.

Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline.


PHẦN PHÁP LUẬT LỚP 6


BÀI 12 CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM

  1. Tên 4 nhóm quyền và một số quyền trong bốn nhóm theo công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Tên 4 nhóm quyền:

Nhóm quyền sống còn.

Nhóm quyền bảo vệ

Nhóm quyền phát triển,

Nhóm quyền tham gia.

Một số quyền trong 4 nhóm quyền:

ví dụ: quyền được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe, quyền không bị phân biệt đối xử, không bị bóc lột và xâm hại, quyền được học tập, vui chơi giải trí, quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng…

  1. Ý nghĩa của công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Đối với trẻ em: trẻ em được sống hạnh phúc, được yêu thương chăm sóc, dạy giỗ do đó được phát triển đầy đủ.

VD: trẻ em được sống chung với cha mẹ, được cha mẹ chăm sóc, nuôi dạy…

Đối với thế giới: Trẻ em là chủ nhân của thế giới tương lai. Trẻ em được phát triển dầy đủ sẽ xây dựng nên một thế giới tương tai tốt đẹp, văn minh, tiến bộ.

VD: Trẻ em được học tập tốt, lớn lên sẽ giúp ích cho đất nước, xã hội.

  1. Trách nhiệm:

- Biết nhận xét đánh giá việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em ở bản thân và bạn bè.

VD: đối với quyền học tập đã học tốt hay còn lười học. Đối với quyền được vui chơi giải trí có tham gia vui chơi lành mạnh hay ham chơi quá đà…

- Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của bản thân.

VD: Nếu bị bóc lột bị xâm hại, bị lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật…thì phải phản đối và báo cho bố mẹ, thầy cô, người có trách nhiệm biết để ngăn chặn. Làm theo sự chỉ dẫn của cha mẹ, thầy cô, chăm học, chăm làm, tham gia các hoạt động của nhà trường…

- Tôn trọng quyền của mình và của mọi người.

VD: Tự hào về quyền của mình, quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của bản thân. Không xâm phạm đến quyền của người khác. Phê phán hành vi xâm phạm quyền trẻ em.


BÀI 13 CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

  1. Công dânlà dân của một nước.

Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước và công dân nước đó.

Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch Việt Nam.

  1. Mối quan hệ giữa công dân và nhà nước.

Được thể hiện ở chỗ: công dân có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước; công dân được nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

  1. Trách nhiệm:

Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp theo lứa tuổi.

VD: chăm chỉ học tập, thực hiện nghiêm túc quy định của nhà trường…

Tự hào là cong dân nước CHXHCNVN.

VD: Không chấp nhận những hành vi coi thường hoặc xúc phạm danh nghĩa công dân nước việt nam.


BÀI 14 THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG.

  1. Nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông.

Do ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt, đường xấu và hẹp, người tham gia giao thông đông, phương tiện tham gia giao thông không bảo đảm an toàn.

Nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thức của người tham gia giao thông (kém hiểu biết về luật ATGT, hoặc biết nhưng không tự giác chấp hành.)

  1. Những quy định của pháp luật

Người đi bộ:

Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

Người đi xe đạp:

Không đi xe dàn hàng ngang, lạnh lách, đánh võng; không đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác; Không sử dụng ô, điện thoại di động;

Không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

Không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.

Đối với trẻ em;

Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn. Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy.

  1. Tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng:

Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

4. Biển báo hiệu đường bộ gồm ba nhóm chính, quy định như sau:

a) Biển báo cấm: hình tròn, nền trắng, viền đỏ, hình vẽ màu đen, biểu thị các điều cấm;

b) Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng, có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.

c) Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành;

4. Ý nghĩa của việc thực hiện trật tự ATGT.

- Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi người, tránh tai nạn đáng tiệc sảy ra, gây hậu quả đau lòng cho bản thân và mọi người.

VD: Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông…

- Bảo đảm cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của xã hội.

VD: Đi đúng phần đường quy định, chấp hành biển báo hiệu giao thông…

5. Trách nhiệm:

- Phân biệt hành vi đúng với hành vi vi phạm pháp luật an toàn giao thông.

VD: Đi xe vượt đèn đỏ, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm…

- Biết thực hiện đúng luật ATGT, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

VD: Không đi xe dàn hàng ngang, không lạng lách đánh võng…

- Tôn trọng những quy định về trật tự ATGT.

VD: Đi xe máy, xe điện phải đội mũ bảo hiểm.

- Ủng hộ việc làm chấp hành luật ATGT, phê phán hành vi vi phạm luật ATGT.

BÀI 15: quyền và nghĩa vụ học tập

  1. Ý nghĩa của việc học tập:

Đối với bản thân: Giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

VD: Trẻ em đủ 6 tuổi phải được đi học lớp 1…

Đối với gia đình: Góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc.

VD: Các thành viên trong gia đình được đi học, có trình độ học vấn sẽ biết yêu thương giúp đỡ, chia sẻ công việc cùng nhau, gia đình sẽ vui vẻ và hạnh phúc hơn.

Đối với xã hội: Giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh.

VD: Trẻ em được học tập, giáo dục tốt sau này sẽ trở thành những bác si, kĩ sư góp phần phát triển đất nước giàu mạnh.

  1. Nội dung của quyền và nghĩa vụ học tập:

- Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Quyền và nghĩa vụ đó được thể hiện:

+ Mọi công dân có thể học không hạn chế, từ tiểu học đến trung học, đại học; có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.

VD: Tuy điều kiện mà mọi người có thể học đại học chính quy, học liên thông, học tại chức…

+ Trẻ em trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ bắt buộc phải hoàn thành giáo dục tiểu học (từ lớp 1 đến lớp 5), là cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục nước ta.

VD: Trẻ em đủ 6 tuổi phải đi học lớp 1 và hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.

  1. Trách nhiệm của gia đình:

Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em mình được học tập, rèn luyện tham gia các hoạt động của nhà trường. Người lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em mình.

VD: Cha mẹ phải cho con trong độ tuổi đi học được đến trường học tập và tham gia thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ…

  1. Vai trò của nhà nước:

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành: giúp đỡ người nghèo, con em dân tộc thiểu số, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật.

VD: Nhà nước mở trường học, trung tâm để dạy học cho trẻ em khuyết tật, trẻ em lang thang cơ nhỡ…

  1. Trách nhiệm của công dân:

- Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

VD: hành vi đúng: chăm học trung thực trong thi, kiểm tra…

Hành vi sai: lười học, gian lận trong thi cử…

- Thực hiện tốt quyền và nghãi vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện.

VD: Chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó trong học tập

- Tôn trọng quyền học tập của mình và người khác.

VD: tích cực, tự giác, học bài, làm bài…

BÀI 16. QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM.

Nội dung cơ bản của quyền:

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không ai được xâm phạm đến thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật.

VD: Nếu bắt người phải có quyết định của tòa án hoặc của viện kiểm sát.

Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác. Nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.

VD: Đánh người gây thương tích phải bồi thường tiền điều trị.

Ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi cá nhân:

Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền quan trọng nhất, đáng quý nhất của công dân vì nó gắn liền với mỗi con người, nhờ quyền đó mà mỗi công dân có thể sống tự do, bình an.

VD: Nếu đánh người gây thương tích tỉ lệ 11% trở lên phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trách nhiệm:

- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

VD: Chứng kiến hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe của người khác thì không làm ngơ, phải ngăn chặn hoặc báo cho mọi người để được giúp đỡ.

- Biết bảo vệ thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình.

VD: Khi bị người khác xam phạm thân thể, sức khỏe, vu khống, bôi nhọ phải phản đối hoặc tìm sự giúp đỡ của mọi người…

- Tôn trọng thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

VD: Không đánh nhau, chê bai, nói xấu, xúc phạm lẫn nhau…

- Phản đối những hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

VD: ngăn cản hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác…

Bài tập: Khi chứng hành vi xâm phạm sức khỏe, thân thể của người khác hoặc khi người khác xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự của mình em sẽ làm gì?

Trả lời: không làm ngơ phải ngăn chặn tùy vào sức lực và điều kiện của mình. Có thái độ phản đối và tìm sự giúp đỡ của mọi người để ngăn chặn hành vi đó.





Bài 17: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở

1. Nội dung: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

VD: Tự ý vào nhà người khác khi không có chủ ở nhà la vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

2. Trách nhiệm:

- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân

VD: Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác

Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ.

Vào nhà của người khác mà không được chủ nhà và pháp luật cho phép.

- Biết đưa ra cách ứng xử trong các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

VD: Không tự tiện vào nhà người khác khi không có chủ ở nhà.

- Bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình.

VD: Biết cảnh giác đề phòng kẻ xấu lừa gạt, xâm phạm chỗ ở, khi bị xâm phạm phải có thái độ phản đối…

- Tôn trọng chỗ ở của người khác.

VD: Không vào nhà người khác khi không có chủ ở nhà.

- Phê phán, tố cáo hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác.

VD: Góp ý, ngăn chặn hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác.

BÀI 18. QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VÀ BÍ MẬT THƯ TÍN, ĐIỆN THOẠI, ĐIỆN TÍN.

Nội dung: thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện tín của người khác; không được nghe trôm điện thoại.

VD: Đọc trộm thư của người khác là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

Trách nhiệm:

- Phân biệt hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

VD hành vi đúng: nhặt được thư của người khác không mở ra xem mà tìm cách trả lại người nhận; không tự ý mở thư của người khác mặc dù là người thân.

Hành vi sai: xem trộm thư, nghe trộm điện thoại; cha mẹ tự ý kiểm soát thư, điện thoại của con; nhặt được thư của người khác đem vứt đi…

- Biết xử lí tình huống phù hợp với quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.

VD: nhặt được thư của người khác tìm cách trả lại.

- Biết bảo vệ quyền của mình, không xâm phạm an toàn và bí mật thư tín của người khác.

VD: + Khi bị người khác chiếm đoạt hoặc xem trôm thư của mình phỉa tỏ thái độ phản đối, yêu cầu họ trả lại;

+ Không xem thư của người khác khi không được sự đồng ý của họ;

+ Nhặt được thư của người khác tìm cách trả lại…

- Tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín của mình và người khác.

VD: thực hiện đúng quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tin.

PHẦN LỚP 7

BÀI 13 QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM

Câu hỏi: Nêu 10 quyền cơ bản của trẻ em? Bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà nước và xã hội? Trách nhiệm của gia đình và nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em? Trách nhiệm của trẻ em trong việc bảo vệ quyền của minhg và bạn bè?

Một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

10 quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em:

+ Quyền được khai sinh có quốc tịch;

+ Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng;

+ Quyền được sống chung với cha mẹ;

+ Quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự;

+ Quyền được chăm sóc sức khỏe;

+ Quyền được tập;

+ Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch;

+ Quyền được phát triển năng khiếu;

+ Quyền có tài sản;

+ Quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội.


Nêu bổn phận của trẻ em đối với gia đình, nhà trường và xã hội:

Đối với gia đình: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà cha mẹ, giúp đỡ gia đình những việc làm vừa sức mình.

VD: Chăm ngoan, học giỏi, giúp đỡ bố mẹ nấu cơm, quét nhà…

Đối với nhà trường: chăm chỉ học tập, kính trọng thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè.

VD: Tự giác học bài, giúp đỡ các bạn học yếu hơn mình.

Đối với xã hội: sống có đạo đức, tuân theo pháp luật, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng bảo vệ tổ quốc và đoàn kết quốc tế.

VD: Phấn đấu học tập tốt, chấp hành nghiêm Luật an toàn giao thông…

Trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em:

Gia đình là người chịu trách nhiệm trước tiên trong việc tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.

VD: gia đình chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo từ khi mới sinh ra, lớn lên cho đi học...

Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, chăm sóc, giáo dục và bồi dưõng các em trở thành người công dân có ích cho đất nước.

VD: Xây dựng nhà trẻ, trường học, tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, trẻ em tiểu học không phải đóng học phí...

Trách nhiệm của bản thân:

- Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Ví dụ: đánh đập hành hạ trẻ em; bắt trẻ em phải làm việc quá sức; không làm khai sinh cho trẻ mới sinh; bỏ rơi trẻ; lợi dụng trẻ em để làm việc phi pháp luật.

- Biết xử lí những tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.

Ví dụ: Bị kẻ xấu đe dọa, lôi kéo vào con đường trộm cắp, tiêm chích ma túy thì phải cương quyết từ chối và tìm cách báo cho người lớn biết. Thấy bạn trốn học đi chơi em phải nhắc nhở khuyên bảo …

- Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

Ví dụ: chăm học, chăm làm, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, đoàn kết với bạn bè. Nhắc nhở các bạn lười học, trốn học đi chơi…

- Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè.

Ví dụ: khi bị xâm hại thân thể, sức khỏe, lạm dụng sức lao động thì phải lên tiếng để được bênh vực và giúp đỡ…trong quan hẹ với bạn bè luôn có thái độ tôn trọng, không xâm phạm quyền của các bạn.




BÀI 14 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

Câu hỏi: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì? Các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Vai trò của MT và tài nguyên thiên nhiên đối với đời sống con người? Nguyên nhân dẫn đên ô nhiễm MT? Những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Những biện pháp cần thiết để bảo vệ MT và TNTN? Trách nhiệm của công dân, học sinh trong việc bảo vệ MT và TNTN?

+ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. VD: rừng cây, đồi núi, sông hồ, nhà máy, khói bụi…

+ TNTN là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống của con người. TNTN là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. VD: rừng cây, động thực vật khoáng sản…

- Các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

MT: rừng cây, đồi núi, sông hồ, nhà máy, đường xá, khói bụi…

TNTN: rừng cây, động thực vật khoáng sản…

- Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

+ Cung cấp cho con người phương tiện sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trường con người không thể tồn tại được. VD: Nếu không có nước để uống con người sẽ chết.

+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. VD: Con người khai thác dầu khí để phục vụ cuộc sống.

- Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên:

Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế

Không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt.

+ Ví dụ về ô nhiễm môi trường: những con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác thải; khói, bụi, rác bẩn từ các nhà máy, khu dân cư xả ra; không khí ngột ngạt; khí hậu biến đổi thất thường…

+ Ví dụ về cạn kiệt tài nguyên: rừng bị chặt phá bừa bãi, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp; đất bị bạc màu; nhiều loài động thực vật bị biến mất; nạn khan hiếm nước sạch…

Những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

+ Bảo vệ môi trường và TNTN là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của quốc gia là sự nghiệp của toàn dân.

+ Một số quy định về bảo vệ nguồn nước, không khí, bảo vệ rừng, , bảo vệ động thực vật quý hiếm:

Cấm thải chất thải chưa được xử lí , các chất độc, chất phóng xạ vào đất, nguồn nước

Cấm thải khói bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí

Cấm phá hoại, khai thác rừng trái phép.

Cấm khai thác, kinh doanh các loài động thực vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục nhà nước cấm.

Biện pháp cần thiết để bảo vệ MT và TNTN

+ Giữ vệ sịnh MT, đổ rác đúng nơi quy định.

+ Hạn chế dùng chất khó phân hủy, nhựa, nilon, thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải.

+ Tiết kiệm điện, nước sạch.

+ Có ý thức bảo vệ, phê phán đấu tranh với những hành vi hủy hoại đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

- Trách nhiệm của công dân học sinh

+ Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; báo cho người có trách nhiệm biết để xử lí.

Ví dụ: Hành vi đánh bắt cá bằng mìn, kích điện, khai thác rừng bừa bài, đốt rừng làm nương rấy,đổ rác xuống sông hồ, biển, thải chất thải công nghiệp ra môi trường mà chưa qua xử lí…

+ Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

Ví dụ: Giữ vệ sinh trường lớp, thôn xóm, nơi cư trú, thường xuyên vệ sinh trường, lớp, gia đình, ngõ phố. Nhắc nhở các bạn cùng thực hiện.

+ Có ý thức bảo vệ môi trường và TNTN; ủng hộ các biện pháp bảo vệ MT và TNTN.

Ví dụ: trồng cây xanh, vệ sinh đường làng ngõ xóm, tiết kiệm điện, nước sách, hưởng ứng tết trồng cây, ủng hộ Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam; hưởng ứng ngày môi trường thế giới.

+ Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm luật bảo vệ MT.

Ví dụ: phê phán hành vi chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt, buôn bán động thực vật quý hiếm…

BÀI 15 BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA

Câu hỏi 1: Thế nào là DSVH? DSVH phi vật thể? DSVH vật thể? Ý nghĩa của DSVH đối với sự phát triển nền văn hóa VN và thế gới? Những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá? Trách nhiệm của công dân học sinh:

- Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. VD: Vịnh Hạ Long, Thành nhà Hồ, Nhã nhạc cung đình Huế…

+ Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết, lói sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống… VD: Hội gióng, ca trù, hát xoan…

+ Di sản văn hóa vật thể bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. VD: Phố cổ Hội An, Khu di tích Mĩ Sơn…

- Một số di sản văn hoá ở nước ta: áo dài, lễ hội đền Hùng, múa rối nước, cố đô Huế, vịnh Hạ Long, trống đồng Đông Sơn…

- Ý nghĩa của di sản văn hoá:

+ Đối với sự phát triển nền văn hoá Việt Nam: Di sản văn hoá là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống dân tộc, thể hiện công đức của tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trong các lĩnh vực. Các thế hệ sau có thể tiếp thu, kế thừa truyền thống, kinh nghiệm đó để phát triển nền văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc. VD: Dân ca quan họ Bắc Ninh, Mộc bản triều Nguyễn…

+ Đối với thể giới: Di sản văn hoá Việt Nam đóng góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới. Một số di sản văn hoá Việt Nam được công nhận là di sản thế giới và được thế giới tôn vinh, giữ gìn như tài sản quý giá của nhân loại: Cố đô Huế, di tích Mĩ Sơn, vịnh Hạ Long, nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên…

- Những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá:

- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá

  • Nghiêm cấm các hành vi:

+ Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá. VD: Lấy cắp cổ vật mang về nhà.

+ Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá. VD: Đập phá DSVH.

+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh. VD: Xây nhà trên đất di tích.

+ Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh. VD: Buôn bán cổ vật không có giấy phép…

+ Đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.VD: Lợi dụng đi du lịch để mang cổ vật ra nước ngoài…

+ Lợi dụng việc bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hoá để thực hiện các hành vi trái pháp luật. VD: Thu phí tham quan di tích vượt quá mức quy định…

  • Trách nhiệm của công dân học sinh:

+ Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa; biết đấu tranh, ngăn chặn những hành vi đó hoặc báo cho những người có trách nhiệm biết để xử lí.

Ví dụ: Xâm phạm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, mua bán cổ vật, chiếm đoạt di sản văn hóa; nhắc nhở, giải thích, hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm biết để xử lí…

+ Tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ, tôn tạo các di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi.

Ví dụ: Làm vệ sinh khi di tích, danh lam thắng cảnh, phát hiện sự hư hỏng, xuống cấp báo cho cơ quan chức năng biết, tuyên truyền giá trị di sản văn hóa…

+ Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hóa của quê hương đất nước.

VD: Đi tham quan, tìm hiểu DTLS, danh lam thắng cảnh, tìm hiểu về phong tục, tập quán vùng miền (trang phục, món ăn, các loại hình nghệ thuật…); sẵn sàng giới thiệu DSVH của quê hương đất nước cho nhiều người biết.

+ Phê phán, tố giác những hành vi, việc làm phá hoại DSVH, thiếu tôn trọng, coi thường DSVH của dân tộc.

Ví dụ: Những kẻ ăn cắp di vật, cổ vật, bảo vật; xâm phạm trái phép đất đai ở các khu di tích…

Bài tập:

Câu 1: tính đến nay nước ta có bao nhiêu DSVH được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới? kể tên và phân loại các di sản đó?

Phân loại:

Các DSVH của Vn được UNESCO công nhận là DSVH

DSVH Vật thể:

Vịnh Hạ Long- Quảng Ninh (2000, 2011)

Phố cổ Hội An- Quảng Nam (T 12/ 99)

Thánh địa Mĩ Sơn- Quảng Nam (T12/99)

Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng – Quảng Bình T 7/ 2003

Hoàng thành Thăng Long- Hà Nội T8/ 2010

Thành Nhà Hồ- Vĩnh Lộc Thanh Hóa T6/ 2011

Quần thể danh thắng Tràng An- Ninh Bình T6/2014

Quần thể kiến trúc cố đô Huế. T12/93

DSVH phi vật thể:

Nhã nhạc cung đình Huế T11/2003

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên t11/2005

Dân ca quan họ Bắc Ninh T9/ 2009

Ca trù T 10/2009

Hội gióng- Hà Nội t11/2011

Hát xoan- Phú Thọ T11/2011

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương – Phú Thọ T12/2012

Đàn ca tài tử Nam bộ T12/2013

Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh T11/2014

Nghi lễ và Trò chơi kéo co(Di sản đa quốc gia) (VN, HQ, Cam puchia)T12/2015

Tín ngưỡng thờ mẫu T12/2016

Nghệ thuật bài chòi: 7/12/2017

DStư liệu kí ức: Mộc bản triều Nguyễn T1/2010

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm- Yên Dũng Bắc Giang T5/2012

DS văn hóa kí ức: 82 bia tiến sĩ triều Lê- Mạc thuộc Văn miếu Quốc tử giám T3/ 2010

Công viên địa chất toàn cầu; Cao nguyên đá Đồng Văn – Hà Giang T10/2010. Non nước Cao Bằng: 12/4/2018

DS tư liệu chương trình kí ức TG: Châu bản triều Nguyễn 15/4/2014

DS kí ức Tg khu vực Châu Á- TBD: Thơ văn trên kiến trúc cung đình huế, Mộc bản trường học Phú Giang Hà Tĩnh. 19/5/2016


Câu 2: Phân biệt các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam: Hội Gióng, Thành nhà Hồ, Ca trù, Khu danh thắng Tràng An Ninh Bình, Đàn ca tài tử Nam bộ, Cao nguyên đá Đồng Văn, Dân ca quan họ Bắc Ninh… thành hai nhóm chính và giải thích rõ lí do có sự phân loại ấy?

- Phân biệt:

+ Di sản văn hóa phi vật thể: Hội Gióng, Ca trù, Đàn ca tài tử Nam bộ, Dân ca quan họ Bắc Ninh…

+ Di sản văn hóa vật thể: Thành nhà Hồ, Khu danh thắng Tràng An Ninh Bình, Cao nguyên đá Đồng Văn.

- Giải thích:Vì

+ Di sản văn hóa phi vật thể bao gồm tiếng nói, chữ viết, lối sống, lễ hội, bí quyết nghề truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống…

+ Di sản văn hóa vật thể bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.


BÀI 16 QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO.

Câu hỏi: thế nào là tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo? Trách nhiệm của công dân?

- Tín ngưỡng là niềm tin của con người vào một cái gì đó thần bí, hư ảo, vô hình.

Ví dụ: như thần linh, thượng đế, chúa trời...

- Tôn giáo một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, có giáo lí và những hình thức lễ nghi.

Ví dụ : Đạo Phật; Đạo Thiên Chúa giáo; Đạo Hồi…

- Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo: là quyền của công dân có thể theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở.

VD: Theo phật giáo hay thiên chúa giáo…

- Phân biệt được tín ngưỡng, tôn giáo với mê tín dị đoan: mê tín dị đoan là tin một cách mù quáng, dẫn đến mất lí trí, hành động trái lẽ thường, gây hậu quả xấu.

Ví dụ: bói toán, lên đồng, chữa bệnh bằng bùa phép…

  • Những quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Mọi người cần phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của người khác như tôn trọng nơi thờ tự của các tôn giáo; VD: Tôn trọng đền thờ, miếu thờ, nhà thờ...

+ Không được gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa các tôn giáo và giữa người không có tôn giáo với người có tôn giáo. VD: không bài xích, chê bai tôn giáo khác...

+ Nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước. VD: Bói toán, lên đồng, nhập vong...

  • Trách nhiệm của công dân:

+ Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm biết các hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.

Ví dụ: hành vi tuyên truyền tà đạo để mê hoặc người dân trục lợi; núp dưới danh nghĩa truyền đạo để chống phá nhà nước; lập đề điện thờ để kinh doanh, xem bói, chữa bệnh bằng bùa phép...

+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người khác.

Ví dụ: không phân biệt đối xử giữa người có tôn giáo, tín ngưỡng với người không có tôn giáo, tín ngưỡng; không bài xích , gây chia rẽ giữa các tôn giáo, tín ngưỡng.

+ Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

Ví dụ: phê phán các hiện tượng mê tín dị đoan: lên đồng, bói toán, chữa bệnh bằng bùa phép; phê phán chống lại các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như cản trở hoặc cưỡng ép người khác từ bỏ tín ngưỡng tôn giáo của mình, gây mất đoàn kết giữa các tôn giáo, núp danh nghĩa tôn giáo để làm việc phi pháp...





BÀI 17 NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Câu hỏi: Nêu bản chất của nhà nước ta? Thế nào là bộ máy nhà nước?Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan?Trách nhiện của công dân:

Tả lời:

Bản chất của nhà nước ta: Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Thế nào là bộ máy nhà nước:

Bộ máy nhà nước là một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương, có các chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

VD: Cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm Quốc hội, HĐND tỉnh, HĐND huyện, HĐND xã.

Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan:

Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

- Quốc hội: Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, có nhiệm vụ:

+ Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật;

+ Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân.

- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, có nhiệm vụ:

+ Bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;

+ Quyết định kế hoạch phát triển về mọi mặt của địa phương.

Các cơ quan hành chính nhà nước gồm chính phủ và UBND các cấp:

  • Chính phủ do quốc hội bầu ra là cơ quan hành chính cao nhất, có nhiệm vụ:

+ bảo đảm việc chấp hành hiến pháp và pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

+ Thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa…của đất nước, ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.

  • UBND do HĐND cùng cấp bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND.

Các cơ quan xét xử: Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương và các tòa án quân sự.

Các cơ quan kiểm sát: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các viện kiểm sát nhân dân địa phương và các viện kiểm sát quân sự.

Các cơ quan kiểm sát thực hiện quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

  • Trách nhiện của công dân:

+ Nhận biết được một số cơ quan của bộ máy nhà nước trong thực tế.

Ví du: tòa án nhân dân huyện thuộc cơ quan xét xử cấp huyện, ủy ban nhân dân tỉnh thuộc cơ quan hành chính cấp tỉnh…

+ Chấp hành tốt các chính sách và pháp luật của nhà nước.

VD thực hiện trật tự ATGT, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản văn hóa…

+ Tôn trọng nhà nước và các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Tôn trọng chính sách, pháp luật của nhà nước.

VD: có thái độ đúng mực khi tiếp xúc với các cơ quan à cán bộ của cơ quan nhà nước.

+ Phê phán hành vi thiếu tôn trọng cơ quan nhà nước.

VD: chống phá chính quyền địa phương, nói xấu cán bộ nhà nước…

Bài tập: Vì sao nói nhà nước CHXHCNVN là nhà nước của dân, do dân và vì dân?

  • Nhà nước CHXHCNVN … vì nhà nước ta thành quả ách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

  • Nhà nước bảo đảm không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ gìn và nâng cao đời sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân; bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.





BÀI 18 BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CẤP CƠ SỞ XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)

Câu hỏi: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã phường thị trấn gồm những cơ quan nào? Do ai bầu ra? Nhiệm vụ của từng loại cơ quan trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở? Trách nhiệm của công dân đối với các cơ quan cán bộ trong bộ máy nhà nước cấp cơ sở?

Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm có 2 cơ quan:

- Hội động nhân dân xã ( phường, thị trấn) là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra.

- Ủy ban nhân dân ( xã phường, thị trấn) là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do hội đồng nhân dân xã ( phường, thị trấn) bầu ra.

Nhiệm vụ của các cơ quan:

+ HĐND có nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát triển kinh tế xã hội , ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, về quốc phòng và an ninh địa phương; giám sát hoạt động của thường trực hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân xã, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng nhân dân xã.

VD: Tổ chức sản xuất, phát huy thế mạnh của địa phương…

+ UBND là cơ quan chấp hành nghị quyết của HĐND có nhiệm vụ: Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình trong mọi lĩnh vực; kiểm tra chấp hành hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân xã; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

VD: Quản lí đất đai, lâm nghiệp, nông nghiệp, văn hóa, xã hội…

Trách nhiệm của công dân:

+ Chấp hành và vận động cha mẹ, mọi người chấp hành các quy định của cơ quan nhà nước ở địa phương .

VD: chấp hành nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ quân sự, bảo vệ môi trường,…

+ Tôn trọng ủng hộ hoạt động của các cơ quan nhà nước ở cơ sở.

VD: tuyên truyền, giải thích, vận động bà con tham gia các hoạt động do chính quyền địa phương tổ chức.

+ Phê phán hành vi thiếu tôn trọng cán bộ cơ quan nhà nước cấp cơ sở.

VD: nói xấu cán bộ cấp xã, chê bai, coi thường cán bộ và cơ quan cấp cơ sở…


Bài tâp: Kể một số công việc mà cơ quan nhà nước cấp cơ sở xã phường thị trấn đã làm để chăm lo đời sống mọi mặt cho nhân dân?

- Tổ chức lại sản xuất để phát huy thế mạnh của địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân;

- Chăm lo phát triền sự nghiệp giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. VD: xây trường học, trạm y tế, phòng chống dịch bệnh…

- Bảo vệ trật tự an ninh, phòng chống tện nạn xã hội…



























PHẦN LỚP 8

Bài 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

Câu hỏi: Thế nòa là lẽ phải? tôn trọng lẽ phải? biểu hiện của tôn trọng và không tôn trọng lẽ phải? ý ngĩa và cách rèn luyện phẩm chất tôn trọng lẽ phải?

- Lẽ phải là những điều đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.

- Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và không làm những việc sai trái.

VD: Trẻ em phải biết lễ phép với người lớn, vâng lời ông bà, cha mẹ...

- Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải:

+ Chấp hành tốt nội quy, quy định nơi mình sống, học tập và làm việc; không nói sai sự thật; không vi phạm đạo đức và pháp luật; biết đồng tình, ủng hộ ý kiến, quan điểm, việc làm đúng; có thái độ phê phán đối với ý kiến, quan điểm việc làm sai trái...

+ Trái với tôn trọng lẽ phải là không tôn trọng lẽ phải với các biểu hiện cụ thể như: xuyên tạc, bóp méo sự thật, vu khống; bao che, làm theo cái xấu, cái sai; không dám bảo vệ sự thật, bảo vệ cái đúng, cái tốt; không dám đấu tranh chống lại cái sai.

- Ý nghĩa:

+ Tôn trọng lẽ phải giúp con người có cách ứng xử phù hợp;

+ Góp phần xây dựng các mối quan hệ xã hội lành mạnh, tốt đẹp;

+ Góp phần thúc đấy xã hội ổn định, phát triển.

- Rèn luyện phẩm chất tôn trọng lẽ phải bằng cách:

+ Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải.

VD: Tôn trọng sự thật; đồng tình ủng hộ ý kiến, quan điểm, việc làm đúng; có thái độ phê phán đối với ý kiến, quan điểm, việc làm sai trái.

+ Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải.

VD: có ý thức chấp hành nội quy trường lớp; chấp hành quy định chung của cộng đồng nơi ở; có ý thức sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật; biết đồng tình ủng hộ, bảo vệ các ý kiến, quan điểm, hành vi, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.

+ Không đồng tình với những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lý dân tộc.

VD: phê phán, không đồng tình với những hành vi vi phạm nội quy trường lớp học, vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật; các hành vi làm phương hại đến lợi ích chung của tập thể, của xã hội như: chia rẽ, bè phái, gây mất đoàn kết trong tập thể, làm mất trật tự, vệ sinh nơi công cộng; phá hoại tài sản công cộng, làm ô nhiễm môi trường sống; tham ô, hối lộ, sách nhiễu dân lành; khiếu nại, tố cáo sai sự thật...



BÀI 2 LIÊM KHIẾT


- Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh, hám lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen ích kỉ.

VD: bác Hồ là tấm gương sáng về tính liêm khiết.

- Biểu hiện: Không tham lam; không tham ô tiền bạc, tài sản chung; không nhận hối lộ; không sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào mục đích cá nhân; không lợi dụng chức quyền, để mưu lợi cho bản thân.

- Ý nghĩa: Liêm khiết giúp con người sống thanh thản, đàng hoàng, tự tin, không bị phụ thuộc vào người khác và được mọi người xung quanh kính trọng vị nể.

- Rèn luyện tính Liêm khiết:

+ Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam làm giàu bất chính.

VD: hành vi không liêm khiết: tham nhũng, sử dụng tiền của, tài sản chung vào mục đích riêng của cá nhân, ăn hối lộ, làm giàu bất chính.

+ Biết sống liêm khiết, không tham lam.

VD: Không tham lam tiền bạc, tài sản của người khác, cũng như tài sản của lớp, của trường.

+ Kính trọng những người sống liêm khiết; phê phán hành vi tham ô, tham nhũng.

VD: kính trọng người sống trong sạch, không nhỏ nhen, ích kỉ. Phê phán hành vi tham ô, tham lam, lợi dụng chức quyền...



BÀI 3 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC


- Tôn trọng người khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác

- Biểu hiện của tôn trọng người khác: biết lắng nghe, biết cư xử lễ phép, lịch sự với người khác; biết thừa nhận và học hỏi các điểm mạnh của người khác; không xâm phạm tài sản, thư từ, nhật kí, sự riêng tư của người khác; tôn trọng những sở thích, thói quen, bản sắc riêng của người khác…

VD: Không chê bai, chế nhạo khi bạn có điểm khác với mọi người…

- Ý nghĩa của việc tôn trọng người khác:

Người biết tôn trọng người khác sẽ được người khác tôn trọng lại.

Mọi người biết tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần làm cho quan hệ xã hội trong sáng, lành mạnh và tốt đẹp.

- Rèn luyện để trở thành người biết tôn trọng người khác:

+ Biết phân biệt hành vi tôn trọng và thiếu tôn trọng người khác.

Ví dụ: Không tôn trọng người khác như: nói xấu, văng tục, làm tổn thương người khác; chen lấn xô đẩy, làm mất vệ sinh nơi công cộng; tự tiện sử dụng đồ dùng của người khác; xâm phạm bí mật riêng tư của người khác…

+ Biết tôn trọng bạn bè và mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

Ví dụ: tôn trọng danh dự, sức khỏe, bản sắc, thói quen, bí mật riêng tư và các quyền cá nhân của mọi người và bạn bè…

+ Đồng tình, ủng hộ những hành vi biết tôn trọng người khác.

Ví dụ: ủng hộ những hành vi cư xử lễ phép, lịch sự với người khác…

+ Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng người khác.

Ví Dụ: phản đối hành vi nói xấu, văng tục, làm tổn thương người khác; chen lấn xô đẩy, làm mất vệ sinh nơi công cộng; tự tiện sử dụng đồ dùng của người khác; xâm phạm bí mật riêng tư của người khác…



BÀI 4 GIỮ CHỮ TÍN


- Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau.

VD: Bác Hồ hứa mua vòng bạc cho em bé, hai năm sau quay trở lại bác vẫn nhớ và tặng em bé chiếc vòng bạc.

- Biểu hiện của giữ chữ tín: giữ lời hứa, nói là làm, tôn trọng những điều đã cam kết, có trách nhiệm về lời nói, hành vi việc làm của bản thân.

Ý nghĩa của việc giữ chữ tín: Giữ chứ tín là tự trọng bản thân và tôn trọng người khác; giữ chữ tín sẽ nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình.

- Rèn luyện:

+ Biết phân biệt hành vi giữ chữ tín và hành vi không giữ chữ tín.

VD: Không giữ chữ tín; nói một đằng, làm một nẻo; chỉ nói mà không làm; không giữ lời hứa...

+ Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hàng ngày.

VD: Giữ lời hứa, tôn trong những điều đã cam kết với bạn bè và mọi người ỏ nhà ỏ lớp và ngoài xã hội.

+ Có ý thức giữ chữ tín.

VD: Giữ lời hứa, tôn trọng điều đã cam kết, có trách nhiệm với lời nói việc làm của bản thân với mọi người xung quanh...



BÀI 5: PHÁP LUẬT VÀ KỈ LUẬT

Câu hỏi: thế nào là pháp luật và kỉ luật? Mối quan hệ, ý ngĩa và cách rèn luyện pháp luật và kỉ luật?

- Pháp luật là quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế.



Kỉ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng, ( một tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.

Ví dụ: nội quy nhà trường, quy ước của làng văn hóa…

Mối quan hệ:

- Kỉ luật của một tập thể phải phù hợp với pháp luật của nhà nước, không được trái pháp luật.

- Phải thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật vì:

+ Giúp mọi người có chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hành động. xác định được trách nhiệm của cá nhân;

+ Xác định được trách nhiệm của cá nhân, bảo vệ quyền lợi của mọi người;

+ Tạo điều kiện cho cá nhân và xã hội phát triển theo một định hướng chung.

- Rèn luyện bản thân:

- Biết thực hiện đúng các quy định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi.

Ví dụ: thực hiện tốt nội quy trường lớp, nơi mình sinh sống, chấp hành tốt pháp luật của nhà nước.

- Nhắc nhở bạn bè và mọi người cùng thực hiện những quy định của pháp luật và kỉ luật.

VD: nhắc nhở bạn bè thực hiện nôi quy trường, lớp; nhắc mọi người trong gia đình và mọi người xung quanh thực hiện tốt những quy định chung của đời sống cộng đồng; nhắc nhở mọi người thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước.

- Tôn trọng pháp luật và kỉ luật:

VD: tôn trọng và thực hiện tốt nội quy của lớp, trường; chấp hành tốt pháp luật của nhà nươc và những quy định chung của đời sống cộng đồng.

- Đồng tình ủng hộ những hành vi chấp hành tốt pháp luật và kỉ luật. Đấu tranh phê phán những hành vi vi phạm kỉ luật và pháp luật.

Bài tập: Phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật:


Pháp luật

Kỉ luật

- Do nhà nước ban hành

- Có hiệu lực trên phạm vi cả nước

- Biện pháp thực hiện: giáo giục, thuyết phục, cưỡng chế.

- Do tập thể, cộng đồng, cơ quan ban hành.

- Có hiệu lực với một tập thể, một cơ quan.

- Biện pháp: nhắc nhở, phê bình, cảnh cáo, cách chức.




BÀI 6 XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG LÀNH MẠNH

Câu hỏi: Thế nào là tình bạn: Biểu hiện của tình bạn trong sáng lành mạnh? Ý nghĩa và cách xây dựng tình bạn trong sáng lanhg mạnh?

  1. Thế nào là tình bạn:

Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống.

VD: Tình bạn giữa C.Mác và Ăng gen, giữa Lưu Bình và Dương Lễ.

  1. Biểu hiện của Tình bạn trong sáng lành mạnh:

+ Phù hợp với nhau về quan niệm sống;

+ Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau;

+ Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau;

+ Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau,

+ Giúp đỡ nhau lúc khó khăn.

Trái với tình bạn trong sáng lành mạnh: lợi dụng bạn bè, bao che khuyết điểm cho nhau, dung túng nhau làm điều xấu, a dua theo nhau ăn chơi đua đòi đàn đúm, vi phạm pháp luật…

  1. Ý nghĩa:

Giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin, yêu con người và cuộc sống hơn, , biết tự hoàn thiện để sống tốt hơn, xứng đáng với bạn bè hơn.

  1. Rèn luyện:

+ Biết xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh với các bạn trong lớp trong trường và ở cộng đồng.

VD: Luôn thể hiện tình cảm, thái độ, lời nói, cách cư xử, hành vi, việc làm phù hợp với tình bạn trong sáng lành mạnh.

+ Tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh.

VD: Tôn trọng và mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh với bạn bè trong trường, lớp và cộng đồng, kể cả bạn khác giới.

+ Quý trọng người có ý thức xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh, phê phán hành vi lợi dụng bạn bè…

VD: Quý trọng những tình cảm chân thành, thân thiện, biết chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, không lợi dụng bạn bè, bao che, adua theo nhau ăn chơi đua đòi, đàn đúm…

BÀI 8 TÔN TRỌNG HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC.

Câu hỏi: Thế nào là tôn trọng học hỏi các dân tộc khác? Biểu hiện, ý nghĩa và rèn luyên để biết tôn trọng học hỏi các dân tộc khác?

Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác:

Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

VD: bác Hồ 30 năm bôn ba nước ngoài học hỏi kinh nghiệm đấu tranh và tìm ra con đường cứu nước, cứu dân tộc.

Biểu hiện:

+ Tìm hiểu về lịch sử, văn hóa, kinh tế của các dân tộc khác;

+ Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán của họ;

+ Thừa nhận và học hỏi những tinh hoa văn hóa, những thành tựu về các mặt của họ…

Ý nghĩa:

Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm tốt,tìm ra hướng đi phù hợp trong việc xây dựng và phát triển đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của đất nước.

Vì sao phải tôn trọng học hỏi các dân tộc khác:

Vì mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học kĩ thuật, văn hóa nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người, cần được tôn trọng, tiếp thu và phát triển. tôn trong và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.

Rèn luyện:

- Biết học hỏi, tiếp thu tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác.

VD: học hỏi tiếp thu, tinh hoa, kinh nghiệm của các dân tộc khác qua các môn học trong nhà trường, sách báo, intenet, các hoạt động giáo lưu với thanh thiếu nhi quốc tế…

- Tôn trong và khiêm tốn học hỏi các dân tộc khác…

VD: Tôn trọng về ngôn ngữ, trang phục, tập quán của các dân tộc trên thế giới. thừa nhận và học hỏi những tinh hoa văn hóa, những thành tựu về khoa học, về phát triển kinh tế - xã hội … của các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới; không kì thị chế giếu, định kiến với những dân tộc, nền văn hóa khác…


BÀI 9 GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ

Câu hỏi: Cộng đồng dân cư là gì? Thế nào là xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? Ý nghĩa và trách nhiện trong việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư?


Cộng đồng dân cư: là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.

VD: Một làng, một xã, một thôn đều là những cộng đồng dân cư.

Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư: là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng; bài trừ phong tục tập quán lạc hâu, mê tín dị đoan và tích cực phòng chống các tệ nạn xã hội.

VD: Xây dựng làng văn hóa, xã văn hóa…

Ý nghĩa: góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng.

Trách nhiệm:

- Thực hiện tốt và vận động gia đình, hàng xóm cùng thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn hóa của cộng đồng; đồng thời tích cực tham gia những hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng phù hợp với khả năng.

VD: Tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, giữ gìn trật tự an ninh, bài trừ mê tín dị đoan, phòng chống tệ nạn xã hội…

- Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.

VD: Tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư do nhà trường và địa phương tổ chức phù hợp với khả năng: vận động bà con hàng xóm đổ rác đúng nơi quy định, vệ sinh nhà ở, vệ sinh đường làng ngõ xóm…

- Đồng tình ủng hộ chủ trương chính sách về xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng và các hoạt động thực hiện chủ trương đó.

VD: xây dựng gia đình văn hóa, bài trờ mê tín di đoan, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới…


BÀI 10 TỰ LẬP

Câu hỏi: Thế nào là tự lập? biểu hiện và ý nghĩa, cách rèn luyện tính tự lập?

Tự lập là: tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu tạo dựng cuộc sống của mình; không trông chờ dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.

VD: Chị Nguyễn Thị Thắm ở Huyện Đông Sơn Thanh Hóa bị liệt hai tay chị đã quyết tâm luyện viết bằng chân và học tập đạt kết quả cao. Chị còn đạt giải nhất cuộc thi viết chữ đẹp cấp tỉnh.

Biểu hiện: tự tin, bản lĩnh, kiên trì, dám đương đầu với khó khăn, có ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống…

Ý nghĩa:

+ Đối với cá nhân: Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển các nhân giúp con người đạt được thành công trong cuộc sống và được mọi người kính trọng.

+ Đối với gia đình: người tự lập góp phần phát triển kinh tế gia đình, xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc.

+ Đối với xã hội: góp phần thúc đảy sự phát triển cảu xã hội, xây dựng một xã hội tiến bộ văn minh.

Rèn luyện:

- Biết tự giải quyết, tự làm những công việc của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt.

Ví dụ: tự làm bài tập, tự thực hiện các nhiệm vụ được phân công, tự gấp chăn màn, quần áo…

- Ư thích sống tự lập, không dựa dẫm ỉ lại, phụ thuộc người khác.

VD như: thích tự làm lấy tự giải quyết các nhiệm vụ học tập, lao động của bản thân ở trường; tự làm việc nhà không để ai phải nhắc nhở…

- Cảm phục và tự giác học hỏi người sống tự lập, phê phán thói sống dựa dẫm, ỉ lại…

VD: Học hỏi gương tự lập như bác Nguyễn Ngọc Kí, nhưng người khuyết tật, bệnh tật vẫn nghị lực vươn lên trong cuộc sống…


BÀI 11 LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO

Câu hỏi: Thế nào là lao động tự giác và sáng tạo? Biểu hiện của lao động và học tập tự giác, sáng tạo? Ý nghĩa và cách rèn luyện ý thức lao động tự giác và sáng tạo?


- Lao động tự giác sáng tạo là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực bên ngoài; luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.

VD: Bạn Nguyễn Hải Hà đã kiên trì quyết tâm và sáng tạo trong cách học môn tiếng anh đã đạt học bổng du học tại Xin-ga-po.

- Biểu hiện của học tập tự giác, sáng tạo:

+ Tự giác học, làm bài, đọc thêm tài liệu, không đợi ai nhắc nhở, đôn đốc.

+ Luôn suy nghĩ cải tiến phương pháp học tập để nâng cao hiệu quả.

+ Biết trao đổi kinh nghiệm học tập với bạn bè; mạnh dạn hỏi, trao đổi những băn khoăn, vướng mắc với bạn bè, với thầy cô để hiểu rõ, không giấu dốt…

+ Biết nhìn nhận, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau

+ Biết đưa ra ý kiến, quan điểm riêng của mình…

- Ý nghĩa: Lao động tự giác và sáng tạo là giúp con người học tập mau tiến bộ, nâng cao năng suất và chất lượng lao động, phát triển nhân cách; thúc đảy sự phát triển xã hội.

  • Rèn luyện:

+ Biết lập kế hoạch học tập, lao động; biết điều chỉnh lựa chon các biện pháp, cách thức thực hiện để đạt kết quả cao trong lao động học tập.

VD: lập kế hoạch học tập từng ngày, tìm tòi đổi mới phương pháp học tập, lao động. của bản thân, biết tìm tòi đổi mới phương pháp học tập và lao động.

+ Tích cực, tự giác và sáng tạo trong học tập và lao động:.

VD: tự giác học bài, làm bài, tích cực đổi mới phương pháp, suy nghĩ tìm ra nhiều cách giải bài tập khác nhau…

+ Quý trọng những người tự giác, sáng tạo trong học tập và lao động; phê phán những biểu hiện lười nhác trong học tập và lao động.

VD: Học tập các bạn có ý thức vươn lên học giỏi, Phê phán các bạn lười nhác, hay mất trật tự trong giờ học…



BÀI 12 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG GIA ĐÌNH.

Câu hỏi: Nêu quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? Ý nghĩa và trách nhiệm của công dân học sinh đối với quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?

- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà:

+ Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con; không phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức. VD: Cha mẹ có trách nhiệm nuôi các con ăn học nên người.

+ Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. VD: Ông bà bồng bế các cháu khi còn nhỏ, dạy bảo các cháu ngoan ngoãn, vâng lời…

- Quyền và nghĩa vụ của con cháu:

Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.

VD: con, cháu phải lễ phép với ông bà cha mẹ, phải nuôi cha mẹ, ông bà lúc tuổi già.

- Anh chị em:

Anh chị em trong gia đình có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.

VD: Anh chị phải giúp em học tập, chơi với em, chăm sóc cho em…

- Ý nghĩa đối với gia đình và xã hội:

+ Đối với gia đình: Những quy định trên nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc; giúp chúng ta hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình.

+ Đối với XH: Những quy định của PL nêu trên góp phần vào việc giữ gìn và phát huy được truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

  • Trách nhiệm của bản thân:

+ Biết phân biệt hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.

VD: Hành vi vi phạm: cha mẹ bỏ rơi con cái, con cháu ngược đã xúc phạm cha mẹ, ông bà, phân biệt đối xử giữa con trai với con gái, vợ chồng không tôn trọng lẫn nhau…

+ Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong gia đình.

VD: Kính trọng, lễ phép, quan tâm, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu thương hòa thuận, nhường nhịn anh chị em, giúp đỡ gia đình công việc phù hợp với khả năng của mình……

+ Yêu quý các thành viên trong gia đình.

VD: yêu quý cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình.

+ Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.

VD: tông trọng quyền của cha mẹ đối với con, quyền của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, quyền của anh chị em trong gia đình.



BÀI 13 PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI.

Câu hỏi 1: TNXH là gì? Tác hại của TNXH? Quy định của pháp luật về phòng chống TNXH? Trách nhiệm của CD và HS trong việc phòng chống TNXH?

- Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lêch chuẩn mực xã hội vi phạm đạo đức và pháp luật gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Ví dụ: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan….

- T¸c h¹i cña tÖ n¹n x· héi .

Các TNXH gây ra tác hại đối với mỗi cá nhân, gia đình cộng đồng và xã hội như: ¶nh h­­ëng ®Õn søc kháe, tinh thÇn vµ ®¹o ®øc con ng­­êi làm thiệt hại kinh tế gia đình và đất nước, phá vì h¹nh phóc gia ®×nh, gây mất trật tự an ninh xã hội, làm

băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, suy tho¸i gièng nßi d©n téc...

- Những quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội:

+ Cấm đánh bạc dưới bất kì hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.

+ Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy. Những người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện.

+ Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm.

+ Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe. nghiêm cấm trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích; nghiêm cấm dụ giỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng văn hóa phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.

- Trách nhiệm của học sinh tham gia phòng , chống tệ nạn xã hội:

+Phải sống giản dị, lành mạnh, tích cực rèn luyện thể dục thể thao.

VD: Không ăn chơi đua đòi, tham gia các câu lạc bộ thể dục thể thao…

+ Không uống rượu, đánh bạc, đua xe, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, không xem băng hình đồi trụy, bạo lực, không tham gia vào các hoạt động mại dâm…

VD: Tránh xa những bạn ăn chơi đua đòi, tụ tập, không chịu học hành…

+ Biết tự bảo vệ mình và bạn bè, người thân không sa vào tệ nạn xã hội.

VD: Tham gia các hoạt động lành mạnh, bổ ích, không tụ tập chơi bời…

+ Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội ở nhà trường và địa phương tổ chức.

VD: Tham gia phòng trào phòng chống tệ nạn xã hội, phát tờ rơi, văn nghệ tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội…

Bài tập 1: Theo em có những nguyên nhân nào dẫn đến con người sa vào TNXH? Trong những nguyên nhân ấy nguyên nhân nào là quan trọng nhất?

Trả lời:

Nguyên nhân:

Do lười nhác, ham chơi, đua đòi.

Do cha mẹ nuông chiều

Tiêu cức trong xã hội

Do tò mò

Do hoàn cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng con cái

Do bạn bè xấu rủ rê lôi kéo

Do bị ép buộc khống chế

Do thiếu hiểu biết…

Trong đó có 3 nguyên nhân chính là:

Do lười nhác, ham chơi, đua đòi.

Do tò mò

Do thiếu hiểu biết…




BÀI 14 PHÒNG CHỐNG NHIỄM HIV/AIDS

Câu hỏi: HIV/AIDS là gì? Tính chất nguy hiểm? Quy định của pháp luật? Biện pháp phòng chống nhiễm HIV/AIDS? Trách nhiệm của công dân học sinh?

- HIV là tên của một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV, thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau đe dọa tính mạng con người.

- Tính chất nguy hiểm Đó là: hủy hoại sức khỏe, cướp đi tính mạng con người; phá hoại hạnh phúc gia đình; hủy hoại tương lai nòi giống của dân tộc; ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội của đất nước.

- Những quy định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS:

+ Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng, chống lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội; tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ở gia đình và cộng đồng.

+ Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi lây truyền HIV/AIDS khác.

+ Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV/AIDS của mình, không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS nhưng người nhiễm HIV/AIDS phải thực hiện các biện pháp phòng chống lây truyền bệnh để bảo vệ sức khỏe cộng đồng

- Các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS:

+ Sống an toàn, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy, mại dâm; + Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS;

+ Tích cưc tham gia các hoạt động phòng, chống nhiễm HIV/AIDS ở nhà trường và cộng đồng.

- Trách nhiệm của học sinh:

+ Biết tự phong, chống nhiễm HIV/AIDS và giúp người khác phòng chống.

VD: sống lành mạnh, không tiêm chích ma túy ma túy, yêu cầu làm xét nghiệm cẩn thận trước khi cho hoặc truyền máu, yêu cầu tiệt trùng dụng cụ khi khám, chữa, nhổ răng, tiêm thuốc, xâu lỗ tai…, không quan hệ tình dục bừa bãi.

+ Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễm HIV/ÁIDSC.

VD: Biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ, không kì thị, xa lánh, phân biệt đối xử với bạn bè, người thân người dân trong cộng đồng bị nhiễm HIV/AIDS.

+ Tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở nhà trường và cộng đồng.

VD: tham gia thi tìm hiểu, vẽ tranh, biểu diễn văn nghệ, phát tờ rơi tuyên truyền phòng chống nhiễm HIV/AIDS.

Bài tập: Nêu con đường lây truyền và biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS?

Con đường lây, truyền:

- Lây truyền qua đường máu;

- Lây truyền qua đường tình dục.

- Lây truyền từ mẹ sang con.

Biện pháp phòng tránh:

- Không tiếp xúc với máu của người nhiễm HIV.

- Không quan hệ tình dục bừa bãi.

- Người nhiễm HIV không nên sinh con.






BÀI 15 PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ CHÁY NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI.

Câu hỏi: Kể tên và nêu tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại vũ khí, chất nổ, chất độc hại đối với con người và xã hội? Một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nại vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại? Trách nhiệm của CD - HS trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí và các chất độc hại?

Trả lời:

- Kể tên và nêu tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại vũ khí, chất nổ, chất độc hại đối với con người và xã hội:

+ Tên các loại: vũ khí: các loại súng, đạn, lựu đạn, bom, mìn, lưỡi lê…; chất nổ: thuốc nổ, thuốc pháo, ga…; chất cháy: xăng, dầu hỏa…; chất độc hại: chất phóng xạ, chất độc da cam, thuốc bảo vệ thực vật, thủy ngân…

+ Gây thiệt hại về tài sản cho cá nhân, gia đình, xã hội; gây tàn phế, làm chết người...

+ Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

+ Ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt

- Một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nại vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại:

+ Nhà nước ban hành Luật phòng cháy chữa cháy, Bộ luật hình sự và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Cụ thể:

+ Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. VD: Không tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng pháo nổ trong dịp tết nguyên đán.

+ Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại. VD: Chỉ lực lượng công an, bộ đội khi làm nhiệm vụ mới được sở dụng vũ khí.

+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở, sử dụng vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phải được huấn luyện chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ các quy định về an toàn. VD: Các cá nhân muốn kinh doanh xăng dầu, ga phải được tập huấn về chuyên môn thì mới được kinh doanh.

- Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Biết phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hành ngày.

VD: không tham gia, vận động bạn bè và người thân không tham gia vào các hoạt động sản xuất, tàng trữ, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất cháy, nổ và các chất độc hại; không đốt pháo nổ; không nghịch, cưa bom, mìn, đạn pháo để lấy thuốc; không đốt lửa gần khu vực để xăng, ga và các chất dễ cháy; báo cho người có trách nhiệm khi phát hiện những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật.

+ Thường xuyên cảnh giác đề phòng tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi.

VD: thường xuyên có ý thức tuân thủ đúng mọi quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, các chất cháy nổ và các chất độc hại gây ra.

+ có ý thức nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vũ khí, các chất cháy nổ và các chất độc hại.

VD: Thường xuyên nhắc nhở mọi người xung quanh cẩn thận trong mọi hành vi, việc làm để không sảy ra các tai nạn đáng tiếc do vũ khí, các chất cháy nổ và các chất độc hại gây ra.

+ Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm những quy định trên.

VD: Tố cáo khi thấy có người tàng trữ, buôn bán, sử dụng pháo nổ…

BÀI 16 QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN VÀ NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC.

Câu hỏi: thế nào là quyền sở hữu tài sản của công dân? Trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân?

Nghĩa vụ của công dân phải tôn trọng tài sản của người khác? Trách nhiệm của công dân?

Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu.

Quyền chiếm hữu là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản.

Quyền sử dụng là khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ những giá trị sử dụng của tài sản đó.

Quyền định đoạt là quyền quyết định đối với tài sản như: mua, bán, tặng, cjo, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ…

Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác là nghĩa vụ tôn trọng tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác. VD: Tôn trọng sách vở, đồ dùng học tập, xe điện của các bạn trong trường, lớp…

Trách nhiệm của nhà nước trong việc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của công dân:

Ghi nhận trong hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật quyền sở hữu của công dân. VD: Ghi nhận trong Hiến pháp 2013, trong Bộ Luật dân sự…

Quy định các biện pháp và các hình thức xử lí đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu tùy theo mức độ, tính chất vụ việc; quy định trách nhiệm và cách thức bồi thường dân sự đối với những hành vi gây thiệt hại, mất mát do vay, mượn, thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của người khác. VD: Khi vay phải trả đầy đủ, đúng hạn…

Tuyên truyền giáo dục công dân cách thức bảo vệ quyền sở hữu của mình và ý thức tôn trọng quyền sở hữu của người khác.VD: Tuyên truyền qua báo, đài, ti vi…

Nghĩa vụ của công dân phải tôn trọng tài sản của người khác:

Nhặt được cuả rơi phải trả lại cho chủ sở hữu hoặc báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lí theo qui định của Pháp luật.

Khi vay nợ phải trả đầy đủ, đúng hạn

Khi mượn phải giữ gìn cẩn thận, sử dụng xong phải trả lại cho chủ sở hữu; nếu làm hỏng phải sửa chữa hoặc bồi thường tương ứng với giá trị của tài sản.

Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo qui định của pháp luật.


Trách nhiệm:

Phân biệt được những hành vi tôn trọng với hành vi vi phạm quyền sở hữu của người khác.

VD: Các hành vi vi phạm quyền sở hữu: tự ý sử dụng tài sản của người khác; phá hoại làm hư hỏng, làm mất tài sản của người khác; tự ý bóc thư, xem trộm nhật kí của người khác; vay nợ tiền của người khác nhưng không chịu trả khi đến hạn…

Biết thực hiện quy định của pháp luật về quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác.

Có ý thức tôn trọng tài sản của người khác.

VD: Tôn trọng đồ dùng, sách vở, quần áo, tiền bạc, đồ dùng cá nhân, thư từ, nhật kí của người khác, bạn bè và người thân.

Phê phán hành vi xâm hại đến tài sản của công dân.

VD: Không đồng tình với những hành vi tự ý lục đồ dùng của người khác, tự ý xem thư, từ, nhật kí của người khác…


BÀI 17 NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG, BẢO VỆ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC VÀ LỢI ÍCH CÔNG CỘNG

Câu hỏi: Thế nào là tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? vai trò của TSNN và lợi ích công cộng đối với sự phát triển đất nước? nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng? trách nhiệm của nhà nước và công dân?

- Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:

+ Tài sản nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.

VD như: đất đai, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản do nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp công trình thuộc các ngành kinh tế, văn hóa-xã hội…

+ Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.

VD như: lợi ích do các công trình công cộng mang lại như công viên, vườn hoa, cầu đường, sân vận động, cung văn hóa…

+ Tài sản nhà nước và lợi ích công cộng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

- Nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:

+ Không được lấn chiếm, phá hoại, sử dụng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng vào mục đích cá nhân.

VD: Không xây nhà kiên cố trên diện tích đất sản xuật nông nghiệp.

+ Phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, không tham ô, lãng phí khi được giao quản lí tài sản nhà nước.

VD: Học sinh phải bảo quản bàn, ghế, cơ sở vật chất của nhà trường, lớp học…

- Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về quản lí và sử dụng tài sản thuộc sở hữu toàn dân. VD: Ban hành Luật đất đai, Luật khoáng sản…

Tuyên truyền, giáo dục công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng. VD: Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng…

- Trách nhiệm của học sinh

+ Biết phối hợp với mọi người và các tổ chức xá hội trong việc bảo vệ tài sản nhà nước, lợi ích công cộng.

VD: Biết hợp tác cùng bạn bè và mọi người ở cộng đồng giữ gìn, bảo vệ đường xá, cầu cống, công trình phúc lợi công cộng, các tài nguyên thiên nhiên, các di sản văn hóa… ở địa phương.

+ Có ý thức tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng; tích cực tham gia giữ gìn tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

VD: Có ý thức bảo vệ đường xá, cầu cống, vườn hoa, công viên và các công trình phúc lợi công cộng khác; bảo vệ môi trường sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, các danh lam thắng cảnh ở địa phương.

+ Phê phán, tố giác những hành vi gây thiệt hại đến tài sản nhà nước lợi ích công cộng.

VD: Các hành vi xâm hại, lấn chiếm, tham ô tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, làm ô nhiễm MT, khai thác bừa bài TNTN…



BÀI 18 QUYỀN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN

Câu hỏi: Thế nào là quyền khiếu nại và tố cáo? Phân biệt giữa KN và TC về đối tượng, cơ sở, mục đích, người KN, TC? Trách nhiệm của nhà nước và CD trong việc bảo đảm và thực hiện quyền KN, TC?

- Quyền khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, hành vi hoặc quyết định kỉ luật khi có căn cứ cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ví dụ: khiếu nại khi mình bị cơ quan kỉ luật oan, khi không được nâng lương đúng kì hạn.

- Quyền tố cáo là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm PL của bất cứ cơ quan tổ chức cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân.

+ Ví dụ: tố cáo khi thấy cán bộ nhà nước nhận hối lộ, phát hiện tụ điểm buôn bán ma túy...

Phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo:

Giống nhau:

+ Đều là quyền chính trị cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp.

+ Là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tập thể và của cá nhân.

+ là phương tiện để CD tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

Khác nhau;


Khiếu nại

Tố cáo

Đối tượng

Các QĐ hành chính, hàng vi hành chính

Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân.

Cơ sở

Quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người KN bị xâm phạm

Tất cả các Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp

Mục đích

Khôi phục quyền, lợi ích của người KN

Phát giác, ngăn chặn hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Người khiếu nại, tố cáo

Người có năng lực hành vi đầy đủ, người chưa đủ năng lực có thể thông qua người đại diện.

Mọi công dân không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp.

* Ý nghĩa của quyền khiếu nại, tố cáo:

- Là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp 2013, điều 30.

- Tạo cơ sở pháp lí cho công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi bị xâm phạm.

- Tạo cơ sở pháp lí cho công dân giám sát các hoạt động của cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước, ngăn ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm.

* Thực hiện bằng cách: trực tiếp hoặc gián tiếp qua gửi đơn.

* Trách nhiệm của nhà nước:

+ Kiểm tra cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền xem xát khiếu nại, tố cáo trong thời hạn pháp luật quy định.

+ Xử lí nghiêm minh các hành vi xâm hại lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân.

+ Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại , tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

* Trách nhiệm của công dân:

+ Khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng và đúng quy định.

+ Phân biệt hành vi đúng và không đúng quyền khiếu nại tố cáo.

VD: hành vi không đúng: khiếu nại, tố cáo không đúng địa chỉ, không chính xác...

+ Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại tố cáo.

VD: Biết được khi nào cần khiếu nại, tố cáo, cần đến các địa chỉ nào, cần trình bày như thế nào...

* Người có quyền khiếu nại là :

-Người có năng lực hành vi đầy đủ ( từ 18 tuổi trở lên không bị mất năng lực hành vi). Người chưa có năng lực hành vi đầy đủ có thể thực hiện quyền khiếu nại thông qua người đại diện.

- Người có quyền , lợi ích hợp pháp liên quan trực tiếp đến quyết định, hành vi mình khiếu nại. Chỉ khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.


BÀI 19 QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN

Câu hỏi: Thế nào là quyền tự do ngôn luận? quy định của PL về quyền tự do ngôn luận? trách nhiệm của nhà nước và công dân?

Thế nào là quyền tự do ngôn luận:

Là quyền công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiên đối với những vấn đề chung của đất nước của xã hội.

VD: Học sinh thảo luận bàn biện pháp giữ vệ sinh trường lớp.

Những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận:

Quyền công dân được cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật, tự do báo chí. VD: Viết bài phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương.

Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc hợp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng. VD: Phát biểu ý kiến bàn biện pháp nâng cao chất lượng học tập.

Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, góp ý vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng…VD: Góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. VD: Không xuyên tạc, bóp méo sự thật, không che dấu thông tin…

Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân.

Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình. VD: Ban hành Luật báo chí.

Trách nhiệm của công dân;

Ra sức học tập, nâng cao kiến thức văn hóa xã hội; tích cực tìm hiểu nắm vững đường lối chính sách của đảng, nhà nước; học tập tìm hiểu pháp luật của nhà nước để đóng góp ý kiến có giá trị.

Phân biệt được tự do ngôn luận đúng với lợi dụng tự do ngôn luận để làm việc xấu.

VD: Thông tin sai sự thật nhằm mục đích trục lợi hoặc bôi nhọ người khác; tuyên truyền chống Đảng, chống chế độ; chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc; nói xấu lãnh tụ…

Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận.

VD: tham gia bàn bạc thảo luận, đóng góp ý kiến trong các cuộc họp, sinh hoạt ở trường, lớp, cộng đồng, địa phương. Không phát ngôn bừa bãi, thiếu trách nhiệm

Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người.

VD: Tôn trọng quyền tự do báo chí, tham gia các cuộc họp ở cơ sở, góp ý vào các dự thảo văn bản luật, kiến nghị với đại biểu QH, HĐND…

Phê phán hiện tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận để xuyên tạc bóp méo sự thật , nói xấu đảng và nhà nước, bưng bít thông tin, cung cấp thông tin không chính xác, cản trở tự do báo chí…



BÀI 20 HIẾN PHÁP NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Câu hỏi: HP, vị trí của HP trong hệ thống Ph? Nội dung cơ bản của HP? Trách nhiệm của CD trong việc chấp hành HP? Từ khi thành lập nước đến nay nhà nước ta ban hành mấy bản HP vào những năm nào? Ý nghĩa của sự ra đời mỗi bản Hp? Căn cứ để khẳng định HP là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất?

- Hiến pháp, vị trí của HP trong hệ thống PL:

Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.

VD: Hiến pháp 1992, hiến pháp 2013

- Hiến pháp quy định các nội dung cơ bản sau:

+ Nội dung cơ bản của Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước như:

Bản chất Nhà nước; chế độ chính trị; chế độ kinh tế; chính sách văn hóa xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức bộ máy Nhà nước.

VD: Hiến pháp 2013 quy định: Chương 1: Chế độ chính trị, chương 2: quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân…

- Trách nhiệm của công dân:

+ Có trách nhiệm học tập và tìm hiểu HP.

VD: có ý thức đọc, học, nghiên cứu, tìm hiểu HP qua sách báo, tivi, đài phát thanh, qua giờ học GDCD và các môn học khác

+ Có ý thức tự giác sống và làm việc theo HP.

VD: luôn có ý thức tự giác, sống, học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác phù hợp với HP ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi tình huống, hoàn cảnh.

- Các bản Hiến pháp ở nước ta đã được ban hành:

+ Từ khi thành lập nước đến nay Nhà nước ta đã ban hành 5 bản Hiến pháp.

+ Hiến pháp năm 1946: Là Hiến pháp của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân.

+ Hiến pháp năm 1959: Hiến pháp của thời kỳ xây dựng CNXH ở Miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà.

+ Hiến pháp năm 1980: Hiến pháp của thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi cả nước.

+ Hiến pháp năm 1992: Hiến pháp của thời kỳ đổi mới mới đất nước.

+ Hiến pháp 2013: Hiến pháp tiếp tục đổi mới đất nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và hội nhập quốc tế.

- Ý nghĩa sự ra đời của mỗi bản HP: Mỗi bản HP ra đời là đánh dấu một thời kì, một giai đoạn phát triển cảu cách mạng Việt Nam, khẳng định những thắng lợi đã đạt được, đồng thời đề ra phương hướng, đường lối xây dựng và phát triển đất nước trong thời kì mới.

- Căn cứ để khẳng định: HP là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất.

Căn cứ 1: + HP là cơ sở nền tảng của hệ thống pháp luật, các quy định của HP là nguồn, là căn cứ pháp lí cho tất cả các ngành luật.

+ Luật và văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung Hp. Các văn bản trái với HP đều bị bãi bỏ.

Căn cứ 2: Việc soạn thảo, ban hành hay sửa đổi, bổ sung HP phải tuân theo thủ tục đặc biệt được quy định trong hiến pháp.

? Hiểu biết cơ bản về hiến pháp 2013:

Hiến pháp 2013 do Quốc hội khóa 8 kì họp thứ 6 thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.

Hiến pháp 2013 gồm 11 chương, 120 điều, so với Hiến pháp 1992, hiến pháp 2013 giảm 1 chương và 27 điều, trong đó có 12 điều mới, 7 điều giữ nguyên, sửa đổi bổ sung 101 điều còn lại.

? Hiểu thế nào là sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật:

- Là tuân thủ và chấp hành đầy đủ HP và PL của nhà nước ban hành.

- Không làm những điều mà HP và PL cấm.

- Thực hiện tốt các quyền và bổn phận của một công dân Việt Nam.

- Luôn có ý thức tìm hiểu hiến pháp, tự giác sống học tập, lao động, tham gia các - hoạt động phù hợp với HP và PL.



BÀI 21 PHÁP LUẬT NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM ( 9/11 là ngày PLVN)

* Pháp luật là các quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nước ban hành, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

VD: Luật đất đai, luật hôn nhân gia đình…

* Đặc điểm của pháp luật:

- Tính quy phạm phổ biến: các quy định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội quy định khuôn mẫu, những quy tắc xử sự chung mạng tính phổ biến.

VD:

- Tính xác định chặt chẽ: các điều luật được quy định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiênh trong các văn bản pháp luật.

VD:

- Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): pháp luật do nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước, bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm xẽ bị nhà nước xử lí theo quy định.

VD:


* Bản chất pháp luật:

+ Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,

+ Thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục).

* Vai trò của pháp luật:

+ Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa xã hội;

+ Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,

+ Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.

* Trách nhiệm: (Để PL được thực hiện nghiêm minh mỗi CD cần phải làm gì?)

Công dân có nghĩa vụ tuân theo HP và PL, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những nguyên tắc sinh hoạt công cộng. VD: Tham gia giao thông phải chấp hành Luật ATGT.

Vận động tuyên truyền người thân và bạn bè mọi người có ý thức chấp hành HP, PL.

VD: Nhắc nhở mọi người chấp hành nghĩa vụ đóng thuế, luật nghĩa vụ quân sự…

Đấu tranh phê phán những hành vi không chấp hành HP, PL. VD: phê phán hành vi vi phạm luật ATGT.

Khiếu nại, tố cáo những việc làm trái PL với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

VD: Tố cáo hành vi buôn bán trái phép các chất ma túy…

? Vì sao xã hội cần phải có PL:

+ Vì trong xã hội rất đông người, mỗi người tham gia một hoạt động khác nhau, nếu không có PL thì quyền lợi của người này sẽ bị người khác xâm phạm,

+ Pháp luật là công cụ để thực hiện quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, văn hóa xã hội;

+ Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,

+ Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đảm bảo công bằng xã hội.

? Vì sao mọi người cần nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật?

Vì để góp phần đảm bảo quyền lợi cho mình và mọi người.

Góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển và ổn định.





PHẦN LỚP 9

BÀI 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ

Câu hỏi: Thế nào là chí công vô tư? Biểu hiện, ý nghã của phẩm chất chí công vô tư? Em rèn luyện chí công vô tư như thế nào?

1. ChÝ c«ng v« t­ lµ phÈm chÊt ®¹o ®øc cña con ng­êi, thÓ hiÖn ë sù c«ng b»ng kh«ng thiªn vÞ, gi¶i quyÕt c«ng viÖc theo lÏ ph¶i, xuÊt ph¸t tõ lîi Ých chung vµ ®Æt lîi Ých chung lªn trªn lîi Ých c¸ nh©n.

VD: Bạn Lan lớp trưởng luôn đối xử công bằng với tất cả các bạn trong lớp.

2. Biểu hiện: ở sù c«ng b»ng, kh«ng thiªn vÞ, lµm viÖc theo lÏ ph¶i, v× lîi Ých chung.

3- ý nghÜa:

§èi víi c¸ nh©n: người chí công vô tư sẽ luôn sống thanh th¶n, ®­îc mäi ng­êi vÞ nÓ, kÝnh träng.

§èi víi tËp thÓ x· héi: ®em l¹i lîi Ých cho tËp thÓ vµ céng ®ång, x· héi, ®Êt n­íc.

4-RÌn luyÖn chÝ c«ng v« t­:

- Biết thể hiện chí công vô tư trong cuộc sống hàng ngày.

VD: Đối xử công bằng với bạn bè và mọi người, không thiên vị cho người thân của mình, hành động theo lẽ phải, vì lợi ích chung của lớp của trường và của cộng đồng.

- Đồng tình ủng hộ những việc làm chí công vô tư.

VD: Ủng hộ cách cư xử, giải quyết công việc một cách công bằng, không thiên vị, theo lẽ phải, vì lợi ích chung.

- Phª ph¸n những biểu hiện thiếu chí công vô tư, những hµnh vi vô lîi c¸ nh©n, thiÕu c«ng b»ng trong giải quyết công việc ở trường lớp và ngoài xã hội.

VD: hµnh vi bao che khuyết điểm cho bạn thân, người thân của mình. Giải quyết công việc thiếu công bằng…



BÀI 2: TỰ CHỦ

Câu hỏi: Thế nào là tự chủ?Nêu biểu hiện của người có tính tự chủ? Vì sao con người cần có tính tự chủ? Mỗi HS chúng ta cần rèn luyện tính tự chủ NTN?

1. Tù chñ lµ lµm chñ bản thân, tức là lµm chñ ®­îc suy nghÜ, t×nh c¶m, hµnh vi cña bản thân trong mäi hoµn c¶nh, t×nh huèng, lu«n cã th¸i ®é b×nh tÜnh, tù tin biÕt ®iÒu chØnh hµnh vi cña m×nh.

VD: Không mất bình tĩnh khi vào phòng thi.

2. BiÓu hiÖn:

- Tù chñ: biết kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh, tự tin trong mọi tình huống; không nao núng hoang mang khi khó khăn; không bị ngả nghiêng, lôi kéo trước áp lực tiêu cực, biết tự ra quyết định cho mình.

- ThiÕu tù chñ: Véi vµng, nãng n¶y, sî h·i, ch¸n n¶n, kh«ng v÷ng vµng, c¸u g¾t, hoang mang, g©y gæ.

3- ý nghÜa:

+ Tù chñ gióp chóng ta biÕt sèng và ứng xử ®óng ®¾n, c­ xö cã ®¹o lý, cã v¨n ho¸.

VD: Kính trọng người lớn tuổi, ông bà, cha mẹ…

+ §øng v÷ng tr­íc nh÷ng t×nh huèng khã kh¨n, thö th¸ch, c¸m dç.

VD: Khi bạn rủ đi chơi điện tử thì biết cách khéo léo từ chối.

+ Không bị ngả nghiêng trước những áp lực tiêu cực.

VD: Không chán nản, bỏ bê việc học khi bố mẹ li hôn…

4- RÌn luyÖn tÝnh tù chñ:

+ Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt.

VD: trung thực, tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể; có tinh thần vượt khó để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ được giao; kiên định bảo vệ cái đúng cái tốt; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng như: chia bè phái, trốn học, tham gia vào các tệ nạn xã hội...

+ Có ý thức rèn luyện tính tự chủ.

VD: làm chủ những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của bản thân; bình tĩnh tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của bản thân trong các hoạt động, tình huống, hoàn cảnh của cuộc sống.

+ Tp suy nghÜ tr­íc khi hµnh ®éng, sau mỗi việc làm cần xem xét lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm sửa chữa.


BÀI 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT

Câu hỏi: Thế nào là dân chủ và kỉ luật? Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật? Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật? Rèn luyện tính dân chủ và kỉ luật NTN? Em hiểu thế nào về chủ trương: ” Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”?

D©n chñ:

- Lµ mäi ng­êi ®­îc lµm chñ c«ng viÖc cña tËp thÓ, x· héi, mọi người phải ®­îc biÕt, ®­îc tham gia bµn b¹c, gãp phÇn thực hiện, gi¸m s¸t nh÷ng c«ng viÖc chung cña tËp thÓ, cña x· héi, có liên quan đến mọi người, cộng đồng và đất nước.

VD: Họp lớp bầu các bộ lớp; bàn chỉ tiêu biện pháp phấn đấu trong năm học…

KØ luËt lµ nh÷ng qui ®Þnh chung cña céng ®ång, của một tæ chøc x· héi. Nh»m t¹o ra sù thèng nhÊt hµnh ®éng ®Ó ®¹t ®­îc chÊt l­îng, hiÖu qu¶ trong c«ng viÖc vì mục tiêu chung.

  • VD: Nội quy nhà trường, quy định của cơ quan…

Mối liên hệ giữa dân chủ và kỉ luật

Là mối quan hệ hai chiều thể hiện: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiệu có hiệu quả; dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.

Ý nghĩa:

+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo sự thống nhất cao giữa nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể.

+ Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

+ Nâng cao chất lượng hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội.

Rèn luyện:

- Biết thực hiện quyền dân chủ và tự giác chấp hành tốt kỉ luật của tập thể.

VD: tham gia bầu cán bộ lớp, cán bộ Đội, góp ý kiến xây dựng chỉ tiêu biện pháp phấn đấu trong năm học; Thực hiện tốt quy định của lớp và trường: đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ…

- Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.

VD: Tôn trọng việc thực hiện quyền dân chủ của các thành viên trong lớp, trong trường; tôn trọng nội quy nhà trường, nội quy lớp học, tôn trọng điều lệ đội, quy định chung của cộng đồng địa phương…

Giải thích chủ trương của đảng và nhà nước qua câu: “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là:

  • Dân biết tức là mọi chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước phải phổ biến đến tận người dân.

  • Dân bàn tức là mọi người đều có quyền tham gia ý kiến, xây dựng dự tháo sửa đổi HP, Luật, ác chủ trương chính sách của xã phường, thôn xóm.

  • Dân làm tức là mọi người phải tham gia thực hiện đúng chủ trương, PL của nhà nước, chính sách của địa phương.

  • Dân kiểm tra tức là: dân có quyền góp ý , chất vấn đại biểu QH, HĐND các cấp…

Như vậy: chính sách này của đảng và nhà nước ta nhằm tạo điều kiện để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, tạo sức mạnh để xây dựng và quản lí đất nước.


BÀI 4 BẢO VỆ HÒA BÌNH

Câu hỏi: Thế nào là hòa bình? Bảo vệ hòa bình? Vì sao phải bảo vệ hòa bình? Ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh? Biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày? Trách nhiệm của CD trong việc bảo vệ hòa bình?

- Hòa bình: là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang là mối quan hệ hiểu biết tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người là khát vọng của toàn nhân loại.

VD: Việt Nam là một đất nước hòa bình.

- Bảo vệ hòa bình: Là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; là dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.

VD: Vấn đề ở biển đông giữa VN và Trung Quốc có sự tranh chấp nhưng VN luôn dùng thương lượng đàm phán để giữ gìn hòa bình cho dân tộc.

- Phải bảo vệ hòa bình vì:

+ Hòa bình đem lại cuộc sống hạnh phúc, ấm no, bình yên cho con người còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, li tán,...

+ Hiện nay chiến tranh và xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.

Ví dụ: chiến tranh ở syria, iraq, khủng bố, đánh bom liều chết…

- Ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh:

Góp phần giảm đau thương, tác tóc, đói nghèo….mang lại cuộc sống hòa bình cho nhân loại

Ví dụ: hoạt động hợp tác của các quốc gia trong việc chống chiến tranh khủng bố, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, hoạt động gìn giữ hòa bình ở trung đông…

  • Biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hàng ngày.

+ Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ;

+ Biết thừa nhận những điểm khác với mình;

+ Biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn; biết học hỏi những tinh hoa những điểm mạnh của người khác;

+ Sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác;

+ Biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác;

+ Thiết lập được tình hữu nghị và tinh thần hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới; tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh như: đi bộ vì hòa bình, vẽ tranh vì hòa bình, viết thư UPU, giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế,...

  • Trách nhiệm:

+ Để bảo vệ hòa bình cần phải xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người; thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

VD: Đoàn kết giữa bạn bè trong trường lớp, giao lưu kết bạn với bạn bè thế giới…

+ Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh do nhà trường và địa phương tổ chức.

VD: giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế, viết thư, gửi quà ủng hộ, thi tìm hiểu, thi vẽ tranh, đi bộ vì hòa bình, tham gia diễn đàn Tuổi trẻ Việt Nam với hòa bình

+ Có thái độ yêu hòa bình ghét chiến tranh.

VD: biết sống hòa bình với mọi người xung quanh, đồng thời tích cực tham gia và đồng tình ủng hộ các hoạt động như: biểu diễn nghệ thuật, kí tên vào bản thông điệp bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh…

BÀI 5 TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI

Câu hỏi: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Ý nghĩa? Vì sao Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc, quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới? Trách nhiệm của CD- HS trong việc xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?


-Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. Ví dụ: quan hệ Việt – Lào, Việt Nam – Cu Ba...

- Ý nghĩa quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới:

+ Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc hợp tác và phát triển về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, khoa học, y tế, giáo dục…).

+ Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

- Đảng và Nhà nước ta luôn thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc, quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới vì:

+ Quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu thêm về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta.

+ Giúp ta tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và hợp tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam.

- Công dân –học sinh:

+ Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.

VD: trong các tình huống khi có người nước ngoài đến thăm trường, khi giao lưu với các bạn học sinh quốc tế, khi có khách nước ngoài đến tham quan du lịch, tìm hiểu …

+ Có thái độ tôn trọng, thân thiện; sẳn sàng giúp đỡ, không kì thị xa lánh, chế nhạo ngôn ngữ, trang phục của họ.

+ Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức VD: Hoạt động quyên góp ủng hộ nhân dân vùng chiến tranh, thiên tai, giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế...

+ Tôn trọng, thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc.

VD: Tôn trọng ngôn ngữ, trang phục và các nét văn hóa truyền thống khác của họ; vui vẻ, tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài; sẵn sàng giúp đỡ họ phù hợp với khả năng của bản thân; không kì thị, xa lánh chế nhạo ngôn ngữ, trang phục, cử chỉ, điệu bộ của họ...



BÀI 6 HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN

Câu hỏi: Thế nào là hợp tác? Vì sao phải hợp tác quốc tế? Quan điểm của đảng và nhà nước ta về vấn đề này ntn? Nguyên tắc hợp tác của đảng và nhà nước ta? Trách nhiệm của công dân về vấn để hợp tác quốc tế?

Hîp t¸c lµ cïng chung søc lµm viÖc, gióp ®ì, hç trî lÉn nhau trong c«ng viÖc, lÜnh vùc nµo ®ã v× sự phát triển chung của các bên.

Ví dụ: VN- Nhật bản về cơ sở hạ tầng.

VN- Liên bang Nga về khai thác dầu khí;

VN - Ôt-trây-li a về giáo dục đào tạo.

Vì sao phải hợp tác quốc tế:

- Hiện nay thế gới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại (như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo...); để giải quyết những vấn đề đó, cần phải có sự hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.

Quan điểm hợp tác của đảng và nhà nước ta:

- Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia-dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi;

- Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; 

- Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; 

- Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Nguyªn t¾c hîp t¸c cña nhµ n­­íc ta:

- T«n träng ®éc lËp chñ quyÒn toµn vÑn l·nh thæ, kh«ng can thiÖp vµo néi bé cña nhau, kh«ng dïng vò lùc hoÆc ®e do¹ dïng vò lùc.

- B×nh ®¼ng cïng cã lîi.

- Gi¶i quyÕt c¸c bÊt ®ång vµ tranh chÊp b»ng th­­¬ng l­îng hoµ b×nh.

- Ph¶n ®èi mäi ©m m­­u, hµnh ®éng g©y søc Ðp, ¸p ®Æt vµ c­­êng quyÒn.

Tr¸ch nhiÖm cña häc sinh:

- Ngay từ bây giờ phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

VD: Học nhóm

- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.

VD: tham gia bảo vệ môi trường, tuyên truyền gia đình và cộng đồng thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS...

- Ủng hộ chủ trương chính sách của đảng và nhà nước về hợp tác quốc tế.

VD: Tích cực vận động tuyên truyền bạn bè và gia đình và mọi người cùng ủng hộ các chủ trương chính sách đó...

- Phê phán hành vi đi ngược lại với chủ trương chính sách hợp tác của nhà nước.

VD: không giao lưu, không hợp tác với mọi người trong học tập và sinh hoạt...

BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC

Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc được thế giới công nhân là di sản văn hóa thế giới? Vì sao phải kết thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Là học sinh em cần làm gì để phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

TruyÒn thèng tèt ®Ñp cña d©n téc lµ nh÷ng gi¸ trÞ tinh thÇn được h×nh thµnh trong qu¸ tr×nh lÞch sö l©u dµi cña d©n téc, ®­îc truyÒn tõ thÕ hÖ nµy sang thÕ hÖ kh¸c.

VD: Truyền thống yêu nước, hiếu học…

2- C¸c truyÒn thèng tèt ®Ñp cña d©n téc ViÖt Nam:

Yªu n­íc, bÊt khuÊt chèng giÆc ngo¹i x©m, ®oµn kÕt nh©n nghÜa, cÇn cï lao ®éng, t«n s­ träng ®¹o, hiÕu th¶o, c¸c truyÒn thèng vÒ v¨n ho¸, vÒ nghÖ thuËt.

3 Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là bảo vệ giữ gìn để các truyền thống đó không bị phai nhạt theo thời gian, mà ngày càng phát triển phong phú sâu đậm hơn.

VD: Đối với truyền thông hiếu học thì học sinh phải cố gắng, nỗ lực để đạt kết quả cao trong học tập.

4. Cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc.

5. Xác định được những thái độ hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

VD: Sưu tầm, tìm hiểu tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc; trân trọng, tự hào về các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa của đất nước; giữ gìn, bảo vệ các di tích lich sử và văn hóa dân tộc, các loại hình nghệ thuật truyền thống; sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của dân tộc (chăm chỉ học tập, lao động, sống nhân ái, trung thực, giữ chữ tín, tôn sư trọng đạo...)

5. Trách nhiệm của bản thân:

- Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống của dân tộc.

VD: chăm chỉ, chuyên cần, sáng tạo trong học tập; kính trọng biết ơn thầy cô giáo; hiếu thảo với cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội...

- Tôn trọng, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

VD: trân trọng, tự hào về các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hóa của đất nước.

- Phê phán ngăn chặn hành vi làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

VD: Phê phán các hành vi bỏ học, lười học, ăn chơi đua đòi…






BÀI 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO

Câu hỏi: Thế nào là năng động sáng tạo? Ý nghĩa của sống năng động sáng tạo? Chúng ta cần làm gì để trở thành người năng động sáng tạo?

- Năng động là tích cực, chủ động, giám nghĩ, giám làm.

- Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào cái đã có.

Ví dụ: anh Lê Thái Hoàng say mê tích cực học tập môn toán đã đạt huy chương vàng trong kì thi toán quốc tế lần thứ 40,…

- Ý nghĩa của sống năng động sáng tạo:

Năng động sáng tạo giúp con người có thể vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã hội.

- Để trở thành người năng động sáng tạo học sinh cần hiểu:

- Phẩm chất năng động sáng tạo không phải tự nhiên có được mà cần phải tích cực, kiên trì, rèn luyện trong cuộc sống.

- Học sinh để trở thành người năng động sáng tạo, ta cần có ý thức học tập tốt, có phương pháp học tập phù hợp và tích cực áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế.

Trách nhiệm:

- Năng động sáng tao trong học tập, lao động và trong sinh hoạt.

VD: Tích cực, chủ động, linh hoạt trong mọi hoạt động, mọi công việc; không thụ động, phụ thuộc vào người khác; luôn có ý thức đổi mới phương pháp học tập, đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động tập thể; linh hoạt trong cách giải quyết công việc, tình huống hàng ngày ở lớp, ở trường, trong gia đình và ngoài xã hội.

- Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.

VD: Luôn tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày; không thụ động phụ thuộc vào người khác; luôn có ý thức đổi mới cách học, cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức cuộc sống, sinh hoạt của bản thân sao cho có chất lượng, hiệu quả cao hơn.

- Tôn trọng những người sống năng động sáng tạo.

VD: có thái độ đồng tình, ủng hộ những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo; ủng hộ những cách giải quyết linh hoạt, có lí, có tình của bạn bè và những người khác.

Biểu hiện của sống năng động sáng tạo:

- Tích cực, chủ động học bài, làm bài

- Tìm hiểu cách giải bài tập khác nhau.

- Đưa ra ý tưởng mới mẻ trong các hoạt động tập thể.


BÀI 9: LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT CHẤT LƯƠNG , HIỆU QUẢ

Câu hỏi: Thế nào là làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả? Ý nghĩa? Các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả? Bản thân em sẽ làm gì để trở thành người làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả?

1. Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian ngắn.

VD: Anh Tân bảo vệ luận án trước thời hạn và đạt kết quả xuất sắc.

2. Ý nghĩa:

Làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội bởi vì: Tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng trong một thời gian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển, đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao. Đồng thời bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc tự hào về thành quả lao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

3. Các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất chất lượng hiệu quả.

Tích cực nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe tốt, lao động tự giác, tuân theo kỉ luật lao động, luôn năng động, sáng tạo.

4. Rèn luyện:

+ Biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để nâng cao kết quả học tập của bản thân.

VD: chủ động trong học tập, luôn tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu SGK, và các tài liệu khác; mạnh dạn bày tỏ những băn khoăn, thắc mắc của bản thân, chia sẻ ý kiến, quan điểm với bạn bè thầy cô; tích cực tham gia các hoạt động hợp tác theo nhóm và các hoạt động học tập khac; tích cực liên hệ, tự liên hệ, áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống thực tiễn…

+ Có ý thức sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm.

VD: Luôn có ý thức tìm ra các cách giải quyết khác nhau khi làm bài tập hay giải quyết các vấn đề, tình huống trong thực tiến cuộc sống; có ý thức tìm tòi, phát hiện, tìm ra những giải pháp mới, giải pháp tối ưu khi thực hiện nhiệm vụ học tập, lao động và tổ chức sinh hoạt của bản thân.

Biểu hiện của năng suất chất lượng hiệu quả trong lĩnh vực giáo dục ở các nhà trường:

- Thi đua dạy tốt, học tốt

- Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

- Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lí giáo dục.

Để học tập có năng suất chất lượng hiệu quả học sinh cần:

- Có ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện ý thức kỉ luật.

- Siêng năng, kiên trì, chịu khó, tự tìm tòi sáng tạo trong học tập.

- Đổi mới phương pháp học tập.

- Có ý chí nghị lực, tự lập không dựa dẫm phụ thuộc vào người khác.

- Sống lành mạnh tránh xa các tệ nạn xã hội.





BÀI 12. QUYỀN VÀ NGHĨ VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG HÔN NHÂN


Khái niệm: Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, được pháp luật thừa nhận, nhằm chung sống lâu dài và xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

- Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay:

+ Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng,vợ chồng bình đẳng.

+ Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

+ Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân:

+ Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Cấm kết hôn trong những trường hợp người đang có vợ hoặc đang có chồng; người mất năng lực hành vi dân sự; giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

+ Nhà nước không thừa nhận việc kết hôn giữa những người cùng giới tính.

+ Vợ chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. Vợ, chồng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.

  • Trách nhiệm:

+ Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành luật hôn nhân và gia đình.

VD: Không kết hôn với người đã có vợ. có chồng, không kết hôn khi chưa đủ tuổi…

+ Có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân.

VD: không yêu sớm, dẫn đến kết hôn sớm…

+ Nghiêm chỉnh chấp hành Luật hôn nhân và gia đình:

VD: không kết hôn sớm, không kết hôn với người cùng dòng máu trực hệ, có họ trong phạm vi ba đời…

+ Không tán thành việc kết hôn sớm; Phê phán, nhắc nhở những hành vi vi phạm luật hôn nhân và gia đình.

VD: nhắc nhở việc cưỡng ép kết hôn, kết hôn trước tuổi pháp luật quy định...

- Tác hại của việc kết hôn sớm: Kết hôn sớm là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến sức khỏe, việc học tập của bản thân; đến giống nòi dân tộc; đến trách nhiệm làm vợ, làm mẹ, làm cha làm chồng trong gia đình...

+ Đối với bản thân: Kêt hôn sớm sẽ dẫn đến sinh con sớm, thiếu kinh nghiệm làm mẹ, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con, cản trở sự phát triển bản thân.

Đối với gia đình: Gia đinh dễ sinh bất hòa, cha mẹ thiếu kinh nghiệm trong giáo dục con, thiếu kinh nghiệm trong việcphát triển kinh tế...

Đối với xã hội: Kết hôn sớm là vi phạm pháp luật, là gánh nặng của xã hội, góp phần làm gia tăng dân số...



BÀI 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỊ ĐÓNG THUẾ

  • Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận.

VD: Sản xuất ra máy móc, mở dịch vụ nhà hàng, khách sạn...

Quyền tự do kinh doanh là quyền được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật và sự quản lí của nhà nước.

Nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân trong kinh doanh:

+ Được lựa chọn hình thức, tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh;

+ Phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép;

+ Không kinh doanh những lĩnh vực mà nhà nước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma túy, mại dâm…

Thuế và vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế- xã hội đất nước.

- Thuế là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi tiêu cho những công việc chung.

- Một số loại thuế ở nước ta hiện nay: thuế thu nhập doanh nghiệp. thuếtiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân…

Vai trò của thuế đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước:

+ Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế.

+ Góp phần bảo đảm phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.

Nghĩa vụ đóng thuế của công dân:

+ Phải kê khai, đăng kí với cơ quan thuế;

+ Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ sổ sách kế toán…

+ Đóng thuế đủ và đúng kì hạn.

Trách nhiệm của công dân:

+ Bản thân biết vận động gia đình và mọi người thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế.

VD: Vận động gia đình kinh doang đúng mặt hàng ghi trong giấy phép, nộp thuế đủ và đúng kì hạn…

+ Tôn trọng quyền tự do kinh doanh của người khác, ủng hộ pháp luật về thuế của nhà nước.

VD: Tôn trọng những người kinh doanh đúng mặt hàng đã đăng kí, không trốn thuế. Phê phán hành vi buôn bán hành giả, hàng cấm…





BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN

Tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân;

- Là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người.

- Là nhân tố quyết định sự tồn tại, sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Đối với người lao động: Đảm bảo quyền lợi, tạo cơ hội để công dân có điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của bản thân.

Đối với người sử dụng lao động: tạo điều kiện, cơ hội để công dân phát huy khả năng của mình.

Đối với sự phát triển của xã hội: tạo điều kiện cho xã hội phát triển.

Nội dung cơ bản các Quyền và nghĩa vụ lao đông của công dân

+ Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp.

VD: Tùy vào khả năng mỗi người có thể làm bác sĩ, kĩ sư, ca sĩ, họa sĩ…

+ Công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân , nuôi sống gia đình góp phần duy trì và phát triển đất nước.

VD: Cha mẹ nuôi các con khi còn nhỏ, con chăm sóc nuôi cha mẹ khi già yếu…

  • Trách nhiệm của Nhà nước:

+ Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động.

+ Khuyến khích tạo điều kiện hoặc giúp đỡ các họat động tạo ra việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất, kinh doanh thu hút lao động.

  • Quy định của pháp luật:

Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc; cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại; cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi. Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động.

  • Trách nhiệm của công dân:

+ Phân biệt những hành vi làm đúng với những hành vi việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

VD: hàng vi vi phạm: Thuê trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc; thuê người lao động dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, độc hại…

+ Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động.

VD: Tôn trọng luật lao động, không bỏ việc khi chưa hết hợp đồng…

+ Phê phán hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động.

VD: Bắt ép người lao động làm việc nhiều giờ trong ngày, tự ý đuổi việc người lao động…


BÀI 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN.

Vi ph¹m ph¸p luËt:

Lµ hµnh vi tr¸i ph¸p luËt, cã lçi do ng­êi cã n¨ng lùc tr¸ch nhiÖm ph¸p lÝ thùc hiÖn, x©m h¹i ®Õn c¸c quan hÖ x· héi ®­îc ph¸p luËt b¶o vÖ.

Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí.

VD: trộm cắp tài sản của công dân.

2. C¸c lo¹i vi ph¹m ph¸p luËt:

- Vi ph¹m ph¸p luËt h×nh sù (tội phạm): Là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự

Ví dụ: N cướp giật tài sản của người đi đường.

- Vi ph¹m ph¸p luËt hµnh chÝnh. Là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.

Ví dụ: anh Bình đi xe máy không đội mũ bảo hiểm.

- Vi ph¹m ph¸p luËt d©n sù: là hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới các quan hệ tài sản (quan hệ sở hữu chuyển dichjtaif sản...) và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp...

Ví dụ: bà Tư vay tiền của chị Ba đã quá hạn , dây dưa không trả.

- Vi ph¹m kØ luËt: là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước,… do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.

Ví dụ: thí sinh giở tài liệu trong phòng thi.

3. Tr¸ch nhiÖm ph¸p lÝ:

Lµ nghÜa vô mµ các c¸ nh©n, c¬ quan, tæ chøc, vi ph¹m ph¸p luËt ph¶i chÊp hµnh nh÷ng biÖn ph¸p b¾t buéc do Nhµ n­íc quy ®Þnh.

4. C¸c lo¹i tr¸ch nhiÖm ph¸p lÝ:

- Tr¸ch nhiÖm h×nh sù: là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu hình phạt và các biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật Hình sự, nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội. Trách nhiệm hình sự do tòa án áp dụng đối với người có hành vi phạm tội.

Ví dụ: anh A cố ý gây thương tích cho anh B tỉ lệ tổn thương là 18%, nên anh A phải chịu trách nhiệm pháp lí hình sự được quy đinh trong bộ luật hình sự.


- Tr¸ch nhiÖm hµnh chÝnh: là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm các nguyên tắc quản lí nhà nước phải chịu các hình thức xử lí hành chính, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng.

Ví dụ: anh B đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị cảnh sát giao thông phạt hành chính 200.000đ


- Tr¸ch nhiÖm d©n sù: là trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi vi phạm pháp luật dân sự phải chịu các biện pháp nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm.

Ví dụ: ông A vay tiền ông B không chịu trả, ông B kiện ra tòa tòa án buộc ông A phải trả lại số tiền cho ông B.


- Tr¸ch nhiÖm kØ luËt: là trách nhiệm của người vi phạm kỉ luật phải chịu các hình thức kỉ luật do thủ trưởng cơ quan, giám đốc doanh nghiệp áp dụng đối với công chức, viên chức, nhân viên thuộc quyền quản lí của mình.

Ví dụ: bạn An giở tài liệu trong giờ kiểm tra nên bạn An bị hạ một bậc hạnh kiểm.


5. Ý nghÜa cña tr¸ch nhiÖm ph¸p lÝ.

- Trõng ph¹t ng¨n ngõa, c¶i t¹o, gi¸o dôc ng­êivi ph¹m ph¸p luËt.

- Gi¸o dôc ý thøc t«n trong vµ chÊp hµnh nghiªm chØnh Ph¸p luËt.

- Båi d­ìng lßng tin vµo ph¸p luËt vµ c«ng lÝ trong nh©n d©n.

6. Tr¸ch nhiÖm cña c«ng d©n:

- Phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lí.

VD: Vi phạm pháp luật hình sự- trách nhiệm hình sự; vi phạm pháp luật hành chính - trách nhiệm hành chính; vi phạm pháp luật dân sự - trách nhiệm dân sự; vi phạm kỉ luật - trách nhiệm kỉ luật.

- Tự giác chấp hành pháp luật của nhà nước.

VD: chấp hành Luật an toàn giao thông, chấp hành nghĩa vụ quân sự...

- §Êu tranh víi c¸c hµnh vi viÖc lµm vi ph¹m ph¸p luËt.

VD: Tố cáo, phát giác hành vi trộm cắp tài sản của công dân, hành vi buôn bán ma túy...




























BÀI 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN.

. QuyÒn tham gia qu¶n lÝ nhµ n­íc, qu¶n lÝ x· héi :

Là quyền tham gia x©y dùng bé m¸y nhµ n­íc vµ c¸c tæ chøc x· héi; Tham gia bµn b¹c, tổ chức thực hiện, gi¸m s¸t vµ ®¸nh gi¸ c¸c ho¹t ®éng cña nhµ n­íc vµ x· héi.

C¸ch thùc hiÖn:

* Trùc tiÕp: tù m×nh tham gia c¸c c«ng viÖc thuéc vÒ qu¶n lÝ nhµ n­íc, x· héi.

* Gi¸n tiÕp: Th«ng qua ®¹i biÓu cña nh©n d©n ®Ó hä kiÕn nghÞ lªn c¬ quan cã thÈm quyÒn gi¶i quyÕt.

Y nghÜa:

- là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân, đ¶m b¶o cho c«ng d©n thực hiện quyÒn lµm chñ,thực hiện trách nhiệm của công dân đối với nhà nước và xã hội.

Trách nhiệm của nhà nước và công dân:

* Nhµ n­íc: đảm bảo và tạo điều kiện cho nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

* C«ng d©n

- Thảo luận các vấn đề chung của địa phương và cả nước, kến nghị với cơ quan nhà nước,, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.

- Thực hiện quyền bầu cử, ững cử vào Quốc hội, HĐND

- HiÓu râ néi dung, ý nghÜa vµ c¸ch thùc hiÖn.

- N©ng cao n¨ng lùc vµ tÝch cùc tham gia thùc hiÖn tèt.

- Bản thân: tham gia ý kiến xây dựng trường lớp, bảo vệ môi trường sống, an toàn giao thông, bạo hành trẻ em

Tích cực tham gia các công việc của trường lớp và cộng đồng: truyên truyền, cổ động nhân dân đi bầu cử ĐBQH, HĐND, khiếu nại tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những việc làm vi phạm pháp luật…


PHẦN BỔ SUNG


BÀI 10 LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN

  1. Lí tưởng sống là mục đích cuộc sống mà con người mong muốn đạt tới, có tác dụng định hướng cho các suy nghĩ hành động, lối sống và cách ứng xử của con người.

- Phân biệt lí tưởng sống cao đẹp với mục đích sống tầm thường:

ví dụ: anh Lê Xuân Vinh say mê luyện tập đã đạt huy chương vàng môn bắn súng trong cuộc thi quốc tế. Anh Nguyễn Khánh Duy đạt huy chương vàng môn hóa học trong kì thi Ôlimpic năm 2016...

Một số thanh niên sống dựa dẫm ỉ lại lười lao động sa vào nghiện nghập, hút chích vi phạm pháp luật như: Lê Văn Luyện cướp tiệm vàng Ngọc Bích ở Bắc Giang, Nguyễn Văn Tuấn nghiện ma túy giết bố để của mình...


  1. Vì sao thanh niên cần sống có lí tưởng:

+ Thanh niên là chủ nhân trẻ tuổi của đất nước, là lực lượng chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi của những ước mơ cao đẹp.

+ Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ được mọi người kính trọng.

  1. Lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên VN hiện nay:

Là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước VN độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Trước mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH theo định hướng XHCN.

  1. Trách nhiệm:

Biết xác định lí tưởng sống cho bản thân.

VD: Xác định lí tưởng sống đúng đắn, phù pjlaf thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước; xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN giàu mạnh. Không sa vào những mục đích sống thực dingj, tầm thường.

Có ý thức sống theo lí tưởng.

VD: Luôn suy nghĩ, sống và ứng xử, hành động theo lí tưởng đã lựa chọn.





BÀI 11: TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN TRONG SỰ NGHIỆP CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC



  1. Vai trò của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước: thanh niên có vai trò nòng cốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nươc.

  2. Vì sao thanh niên là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước:

Vì thanh niên là lực lượng lao động đông đảo, chủ chốt, có sức khỏe, có tri thức, giàu mơ ước, nhiệt huyết, họ là những người được đào tạo, giáo dục toàn diện.

  1. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH là phải ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống; rèn luyện sức khỏe; tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội; tham gia lao động phát triển phẩm chất và năng lực của người lao động mới.

  2. Rèn luyện:

Lập kế hoạch rèn luyện tu dưỡng học tập để có đủ khả năng góp phần tham gia sự nghiệp CNH, HĐH.

Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH.


BÀI 7 TÍCH CỰC THAM GIA HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI

Câu hỏi: Thế nào là hoạt động chính trị xã hội? Ví dụ? Ý nghĩa và cách rèn luyện để trở thành người tích cực tham gia các hoạt dộng chính trị xã hội?

Trả lời:

. Hoạt động chính trị xã hội : là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội; là những hoạt động trong các tổ chức chính trị, đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân đạo, bảo vệ môi trường sống của con người.

Ví dụ: Tuyên tuyền vận động thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình; đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ nhân dân vùng thiên tai lũ lụt, người tàn tật, nạn nhân da cam…

Ý nghĩa:

- Tham gia hoạt động chính trị- xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân được đóng góp vào sự phát triển của xã hội.

- Được bộc lộ, tự khẳng định, phát triển nhân cách.

Rèn luyện;

+ Tham gia các hoạt động do nhà trường và địa phương tổ chức.

VD: quyên góp ủng hộ trẻ em và nhân dân các vùng bị thiên tai, lũ lụt; Quyên góp sách vở, quần áo giúp đỡ các bạn nghèo; Quyên góp giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam; Hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường sống; phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống nhiễm HIV/AIDS, thu gom rác thải. làm sạch môi trường…

+ Tuyên truyền và vận động bạn bè, mọi người cùng tham gia.

VD: Rủ các bạn cùng tham gia đội xung kích ATGT, tham gia vệ sinh khu nghĩa trang liệt sĩ…

+ Tự giác, tích cực, có trách nhiệm trong các hoạt động do nhà trường và địa phương tổ chức.

VD: Hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công, là gương tốt cho các bạn noi theo…


PHẦN LUẬT ATGT


Điều 8. Các hành vi bị cấm.

1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

Điều 9. Quy tắc chung

1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ

1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn.

3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a) Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường.

4. Biển báo hiệu đường bộ gồm năm nhóm, quy định như sau:

a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

7. Rào chắn được đặt ở nơi đường bị thắt hẹp, đầu cầu, đầu cống, đầu đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.

Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ

1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.

2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

3. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.

4. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường bảo đảm an toàn.

Điều 23. Qua phà, qua cầu phao

1. Khi đến bến phà, cầu phao, các xe phải xếp hàng trật tự, đúng nơi quy định, không làm cản trở giao thông.

2. Khi xuống phà, đang ở trên phà và khi lên bến, mọi người phải xuống xe, trừ người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, người bệnh, người già yếu và người khuyết tật.

3. Xe cơ giới, xe máy chuyên dùng phải xuống phà trước, xe thô sơ, người đi bộ xuống phà sau; khi lên bến, người đi bộ lên trước, các phương tiện giao thông lên sau theo hướng dẫn của người điều khiển giao thông.

Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy

1. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa hai người:

a) Chở người bệnh đi cấp cứu;

b) Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trẻ em dưới 14 tuổi.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Đi xe dàn hàng ngang;

b) Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;

c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;

d) Sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;

đ) Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

e) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh;

b) Sử dụng ô;

c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;

d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;

đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác

1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.

2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.

3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.

4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

Điều 32. Người đi bộ

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Điều 33. Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông

1. Người khuyết tật sử dụng xe lăn không có động cơ được đi trên hè phố và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ.

2. Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết đó là người khiếm thị.

3. Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, người già yếu khi đi qua đường.

Điều 34. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ

1. Người dẫn dắt súc vật đi trên đường bộ phải cho súc vật đi sát mép đường và bảo đảm vệ sinh trên đường; trường hợp cần cho súc vật đi ngang qua đường thì phải quan sát và chỉ được đi qua đường khi có đủ điều kiện an toàn.

2. Không được dẫn dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Điều 35. Các hoạt động khác trên đường bộ

2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;

b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;

c) Thả rông súc vật trên đường bộ;

d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;

đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;

e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;

g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;

h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;

i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.

Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan tổ chức khi sảy ra tai nạn giao thông. (trích)

1. Người điều khiển PT và những người liên quan trực tiếp đến vụ TNGT có trách nhiệm sau đây: dừng ngay phương tiện, giữ nguyên hiện trường, cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

2. Những người có mặt tại nơi sảy ra vụ tai nạ có trách nhiệm sau đây:

a) Bảo vệ hiện trường.

b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

c) báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

3. Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người tai nạn đi cấp cứu.



PHẦN CÁC QUYỀN CƠ BẢN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM


Chương II CƠ BẢN QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA TRẺ EM

Điều 11. Quyền được khai sinh và có quốc tịch

1. Trẻ em có quyền đăng ký khai sinh và có quốc tịch.

2. Trẻ em có cha mẹ chưa xác định được, nếu có yêu cầu thì được hỗ trợ bởi các cơ quan có thẩm quyền để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật.

Điều 12. Quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng

Trẻ em có quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng để phát triển thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức .

Điều 13. Quyền sống chung với cha mẹ

Trẻ em có quyền sống với cha mẹ của họ.

Không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của trẻ em.

Điều 14. Quyền được tôn trọng và bảo vệ cuộc sống của họ, cơ thể, nhân phẩm và danh dự

Trẻ em có mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự được bảo vệ bởi gia đình tương ứng của họ, Nhà nước và xã hội.

Điều 15. Quyền được chăm sóc sức khỏe

1. Trẻ em có quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.

2. Trẻ em dưới 6 tuổi được hưởng chăm sóc sức khỏe ban đầu, được khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế công .

Điều 16. Quyền được học tập

1. Trẻ em có quyền học tập.

2. Trẻ em học ở cấp giáo dục tiểu học trong các cơ sở giáo dục công cộng không phải trả học phí.

Điều 17. Quyền tham gia vui chơi giải trí, vui chơi giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và các hoạt động du lịch

Trẻ em có quyền tham gia vui chơi, giải trí lành mạnh, vui chơi giải trí, văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và các hoạt động du lịch phù hợp với lứa tuổi của họ.

Điều 18. Quyền phát triển năng khiếu - Trẻ em có quyền phát triển năng khiếu của mình . Mọi năng khiếu của trẻ em được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển .

Điều 19. Quyền có tài sản - Trẻ em có quyền có tài sản và quyền thừa kế theo quy định của pháp luật

Điều 20. Quyền tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia các hoạt động xã hội

1. Trẻ em có quyền truy cập thông tin phù hợp với sự phát triển của họ, bày tỏ ý kiến và nguyện vọng của họ về các vấn đề quan tâm của họ.

2. Trẻ em có thể tham gia vào các hoạt động xã hội phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.

Điều 21. Nghĩa vụ của trẻ em Trẻ em có nhiệm vụ sau đây:

1. Tình yêu, tôn trọng và hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, giáo viên tôn trọng, lễ phép với người lớn, thương yêu em và đoàn kết với bạn bè của họ, giúp đỡ người già, người khuyết tật, tàn tật và những người có khó khăn, theo khả năng của mình ;

2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông, bảo vệ tài sản công cộng, tôn trọng tài sản của người khác và bảo vệ môi trường;

3. Tình yêu lao động và giúp đỡ gia đình làm công việc phù hợp với sức khỏe của họ ;

4. Khiêm tốn, trung thực và đạo đức, tôn trọng pháp luật, tuân thủ nội quy của trường; sống một nếp sống văn minh và xây dựng gia đình văn hoá, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc;

5. Để tình yêu quê hương, đất nước và đồng hương, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam , và đoàn kết quốc tế.

Điều 22. Những điều không phải được thực hiện bởi trẻ em . Trẻ em không phải làm như sau:

1. Bỏ học, bỏ gia đình của họ để sống một cuộc sống lang thang theo ý riêng của mình ;

2. Xâm phạm tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng;

3. Đánh bạc, sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác có hại cho sức khỏe của họ ;

4. Trao đổi, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạo lực, đồi trụy, đồ chơi hoặc trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của họ.

Ngoài Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi GDCD 9 Năm 2022 – 2023 – Công Dân Lớp 9 thì các tài liệu học tập trong chương trình 9 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Tài Liệu Học Tập nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu tài liệu. Quý thày cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.

Tài liệu bồi dưỡng này bao gồm những kiến thức cơ bản và sâu rộng trong môn GDCD, giúp học sinh hiểu rõ về lịch sử, địa lý, văn hóa, và xã hội của Việt Nam và thế giới. Nội dung tài liệu được trình bày một cách khoa học, dễ hiểu và thú vị, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.

Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi GDCD lớp 9 năm 2022-2023 được soạn bởi đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kiến thức truyền đạt. Ngoài ra, tài liệu còn đi kèm với các bài tập và câu hỏi thảo luận giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tư duy, phân tích và giải quyết vấn đề.

Với tài liệu bồi dưỡng GDCD lớp 9 này, các em học sinh sẽ có cơ hội nắm vững kiến thức cơ bản của môn GDCD, đồng thời phát triển tư duy phân tích và suy luận, giúp các em trở thành những học sinh giỏi và đạt thành tích cao trong học tập.

>>> Bài viết có liên quan:

Đề Cương Ôn Tập GDCD 9 Học Kỳ 1 Năm 2022-2023 Kèm Giải
Các Dạng Toán 9 Bài 2 Căn Bậc Hai Và Hằng Đẳng Thức Có Lời Giải
Đề Cương Ôn Tập GDCD 9 Giữa HK1 Tự Luận Năm Học 2022-2023
Các Dạng Toán 9 Bài 1 Căn Bậc Hai Năm Có Lời Giải (Tiếp Theo)
Đề Thi Giáo Dục Công Dân 9 Học Kì 1 Trường THCS Dương Hà
Dạng Toán 9 Bài 1 Căn Bậc Hai Có Lời Giải Chi Tiết
Giáo Án GDCD 9 Theo Công Văn 5512 Học Kỳ 1 Rất Hay
25 Chuyên Đề Ngữ Pháp Tiếng Anh Một Số Cấu Trúc Thông Dụng
Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi GDCD Lớp 9 Có Đáp Án
Đề Thi Vào 10 Môn Toán Trường Chuyên Hoàng Văn Thụ 2022-2023