Bộ Đề Thi Vật Lý Giữa Học Kỳ 1 Lớp 6 Có Đáp Án Năm 2020-2021
Bộ Đề Thi Vật Lý Giữa Học Kỳ 1 Lớp 6 Có Đáp Án Năm 2020-2021 được Trang Tài Liệu sưu tầm với các thông tin mới nhất hiện nay. Đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài. Cũng như hỗ trợ thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hy vọng những tài liệu này sẽ giúp các em trong quá trình ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi sắp tới.
Bộ Đề Thi Vật Lý Giữa Học Kỳ 1 Lớp 6 Có Đáp Án Năm 2020-2021 là một nguồn tài liệu quan trọng và cần thiết để học sinh lớp 6 rèn luyện và nắm vững kiến thức về môn Vật lý. Được thiết kế dựa trên chương trình học của năm 2020-2021, bộ đề này đáp ứng đầy đủ yêu cầu của kỳ thi giữa học kỳ, cung cấp đáp án chi tiết và sẽ là công cụ hữu ích cho quá trình ôn tập và chuẩn bị.
Bộ Đề Thi Vật Lý Giữa Học Kỳ 1 Lớp 6 Có Đáp Án Năm 2020-2021 là một bộ tài liệu đáng giá, giúp học sinh làm quen với cấu trúc và định dạng của kỳ thi giữa học kỳ. Các câu hỏi và bài tập trong bộ đề này được tạo ra một cách tỉ mỉ và logic, nhằm kiểm tra và củng cố kiến thức Vật lý một cách toàn diện.
Đáp án chi tiết và minh bạch trong bộ đề giúp học sinh tự đánh giá và rà soát kết quả của mình. Họ có thể nắm rõ những điểm mạnh và điểm cần cải thiện, từ đó điều chỉnh phương pháp học tập và cải thiện kỹ năng làm bài. Đồng thời, giải thích kèm theo đáp án sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về các khái niệm và quy tắc cần áp dụng trong giải quyết bài tập Vật lý.
Bộ Đề Thi Vật Lý Giữa Học Kỳ 1 Lớp 6 Có Đáp Án Năm 2020-2021 không chỉ đóng vai trò là một công cụ ôn tập hiệu quả, mà còn giúp học sinh xây dựng nền tảng vững chắc về kiến thức và kỹ năng trong môn Vật lý. Qua việc làm các bài tập và kiểm tra, học sinh sẽ nắm vững kiến thức cơ bản và phát triển khả năng áp dụng trong thực tế.
Đề thi tham khảo
Dưới đây là bản đọc trực tuyến giúp thầy cô và các em học sinh có thể nghiên cứu Online hoặc bạn có thể tải miễn phí với phiên bản word để dễ dàng in ấn cũng như học tập Offline
ĐỀ 1
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÍ 6 Thời gian: 45 phút |
I. Trắc nghiệm (3 điểm): Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm:
Câu 1: Khi đo độ dài một vật, người ta chọn thước đo
A. có GHĐ nhỏ hơn chiều dài cần đo.
B. có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và ĐCNN phù hợp.
C. có GHĐ lớn hơn chiều dài cần đo và không chú ý tới ĐCNN.
D. thước nào cũng được.
Câu 2 : Để đo thể tích hòn sỏi cỡ 2cm3 ta dùng bình chia độ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Bình có GHĐ 250ml và ĐCNN 10ml |
B. Bình có GHĐ 1,5l và ĐCNN 50ml |
C. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 2ml |
D. Bình có GHĐ 100ml và ĐCNN 1ml |
Câu 3 : Đơn vị chính để đo khối lượng là
A. mét khối ( ) |
B. lít (l) |
C. kilogam (kg) |
D. mét (m) |
Câu 4: Trọng lực là............của trái đất
A. lực hút |
B. lực đẩy |
C. lực kéo |
D. lực ép |
Câu 5: 200g ứng với bao nhiêu Niutơn (N)?
A. 0,02N |
B. 20N |
C. 0,2N |
D. 2N |
Câu 6: Để đo thể tích chất lỏng, ta thường sử dụng dụng cụ nào?
A. Bình chứa |
B. Bình chia độ, ca, chai... có ghi sẵn dung tích |
C. Bình tràn |
D. Bình chứa và bình tràn |
II- Tự luận (7,0 điểm)
Câu 7(2,0 điểm): Hai lực cân bằng là gì? Lấy ví dụ minh hoạ?
Câu 8(3,0 điểm): a) Hãy nêu đặc điểm phương và chiều của trọng lực?
b) Trình bày cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước bằng cách dùng bình chia độ (trong trường hợp vật rắn bỏ lọt bình chia độ)
Câu 9(2,0 điểm): Tìm số thích hợp để điền vào các chỗ trống dưới đây:
2000g = (1)..........kg
2 tấn = (2)...........kg
3,5l = (3)........... = (4)..........
========Hết========
ĐÁP ÁN |
ĐÁP ÁN |
|||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||
Câu |
Đáp án |
Điểm |
|
|||||||||||||||
I. Trắc nghiệm |
|
|||||||||||||||||
1-6 (3,0 đ) |
Mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm |
3,0
|
|
|||||||||||||||
II. Tự luận |
|
|||||||||||||||||
7 (2,0 đ) |
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, cùng đặt lên một vật. |
1,0 |
|
|||||||||||||||
Học sinh lấy ví dụ đúng. |
1,0 |
|
||||||||||||||||
Câu 8 (3,0 đ) |
a) Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều từ trên xuống |
1,0 |
|
|||||||||||||||
b) Thả vật rắn cần đo vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật |
1,0 1,0 |
|
||||||||||||||||
Câu 9 (2,0 đ) |
(1): 2 |
0,5 |
|
|||||||||||||||
(2): 2000 |
0,5 |
|
||||||||||||||||
(3): 3,5 |
0,5 |
|
||||||||||||||||
(4): 3500 |
0,5 |
|
||||||||||||||||
Tổng |
|
10 |
|
ĐỀ 2
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÍ 6 Thời gian: 45 phút |
I/ TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
1. Đơn vị đo thể tích chất lỏng là
a/ mét b/ mét khối c/ mét vuông d/ gam
2.Để đo thể tích của vật rắn không thấm nước ta thường sử dụng dụng cụ…….
a/ bình chứa b/ bình chia độ c/bình tràn d/ cả câu bvà c
3..Đơn vị chính để đo khối lượng là:
a/Mét khối(m3) b/Lít(l) c/ Kilogam(kg) d/ Mét(m).
4. Hãy tính 200g ứng với bao nhiêu Niutơn …
a/4N b/3N c/0,2N d/2N
5.Hãy xác định xem cách đổi nào sau đây là sai
a/ 1kg=1000g b/1tấn=1000kg c/1tạ =10kg d/ 1mg= g
6. Trọng lực là………của trái đất
a/ lực hút b/ lực đẩy c/lực kéo d/ lực ép
II/ TỰ LUẬN (7điểm)
Câu 7 : (3 điểm)
a/ Hãy cho biết phương và chiều của trọng lực ?
b/ Hãy cho biết trọng lượng của quả cân 4kg=…..N
Câu 8: (2 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng?
Câu 9: (2điểm) Thực hiện đổi:
a. 2000g = ………….Kg
2 tấn = …………Kg
b. 2 l = ………..dm3= ………cm3
2000 l= …….m3
ĐÁP ÁN
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
ĐÁP ÁN |
b |
d |
c |
d |
c |
a |
II/ TỰ LUẬN (6điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
7 |
a/ Phương thẳng đứng, chiều hướng về trái đất. |
1.5 đ’ |
b/ 40N |
1,5 đ’ |
|
8 |
Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau,có cùng phương nhưng ngược chiều cùng tác dụng vào một vật |
2 đ’ |
9 |
a. 2000g = 2 Kg 2 tấn = 2000 Kg b. 2 l = 2 dm3= 2000 cm3 2000 l= 2 m3 |
0.5 đ’ 0.5 đ’ 0.5 đ’ 0.5 đ |
ĐỀ 3
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN VẬT LÍ 6 Thời gian: 45 phút |
I.TRẮC NGHIỆM🙁 6 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau
. Câu 1. Bình chia độ như hình vẽ. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình lần lượt là
A. 100 cm3 và 5 cm3
B. 50 cm3 và 5 cm3
C. 100 cm3 và 10 cm3
D. 100 cm3 và 2 cm3
Câu 2. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước Việt Nam là:
A. Lít. B. Niutơn. C. Mét. D. Kilôgam.
Câu 3 Đơn vị đo thể tích chính thường dùng là
A.lít
B.Mét khối
C.Xăng ti mét khối
D.Mililit ( ml )
Câu 4 .Để đo khối lượng người ta dùng
A. Cân
B. Thước
C. Bình chia độ
D. Bình tràn và bình chứa
Câu 5.Trên một hộp mứt tết có ghi 250g. Số đó chỉ........của hộp mứt.
A. Khối lượng
B. Sức nặng
C. Thể tích
D. Sức nặng và Khối lượng
Câu 6Trong khi cày , con trâu đã tác dụng vào cái cày một......
A. Lực kéo
B. Lực hút
D. Lực đẩy
C. Lực nâng
Câu 7 Hai lực cân bằng là hai lực:
A. Cùng phương , ngược chiều, cùng độ lớn, cùng điểm đặt
B. Ngược phương và ngược chiều,cùng độ lớn, cùng điểm đặt
C. Cùng chiều , ngược phương,cùng độ lớn, cùng điểm đặt
D. Cùng phương ,cùng chiều, cùng độ lớn, cùng điểm đặt
Câu 8 Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng gây ra kết quả
A. làm biến đổi chuyển động của quả bóng và làm biến dạng quả bóng
B. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng
C. Chỉ làm biến dạng quả bóng
D. Không có hiện tượng gì
Câu 9 Đơn vị lực là
A. Niutơn
B. Mét
C. m3
D. Kilôgam
Câu 10.Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn sẽ có trọng lượng
A. 32000N
B. 3200N
C. 320N
D. 32N
Câu 11. Dụng cụ dùng để đo thể tích của chất lỏng là
A. ca đong và bình chia độ.
B. bình tràn và bình chứa.
C. bình tràn và ca đong.
D. bình chứa và bình chia độ.
Câu 12. Độ dài của chiếc bút chì trên hình vẽ là
A. 8,1 cm B. 8 cm
C. 7,4 cm D. 7,9 cm
B/ TỰ LUẬN: ( 4 điểm)
Câu 13. trọng lực là gì? Trọng lực có phương và có chiều như thế nào?
Câu 14. Một bình chia độ có thể tích nước ban đầu là 80 cm3 sau đố người ta bỏ chìm hoàn toàn một vật rắn không thấm nước vào thì thấy mực nước lúc này là 110cm3. Xác định thể tích của vật rắn.
Câu 15. Lấy một ví dụ về hai lực cân bằng tác dụng lên một vật.
ĐÁP ÁN
A. TRĂC NGHIỆM: (6 điểm)
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
a |
c |
b |
a |
a |
a |
a |
a |
a |
a |
a |
d |
B. TỰ LUẬN: (4 điểm)
Câu. 13. 1,5đ
Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên mọi vật. TL có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.hoặc hướng về phía tâm trái đất.
Câu 14. V=110-80=30 cm3
Câu 15. Ví dụ một quyển sách đặt trên bàn thì chiệu 2 lực cân bằng đó là trọng lực và lực nâng của mặt bàn.
Ngoài Bộ Đề Thi Vật Lý Giữa Học Kỳ 1 Lớp 6 Có Đáp Án Năm 2020-2021 thì các đề thi trong chương trình lớp 6 sẽ được cập nhật liên tục và nhanh nhất có thể sau khi kỳ thi diễn ra trên Danh mục Kho Đề Thi nhằm giúp các bạn đọc thuận tiện trong việc tra cứu và đối chiếu đáp án. Quý thầy cô và các bạn đọc có thể chia sẻ thêm những tài liệu học tập hữu ích đến địa chỉ email của chúng tôi, nhằm xây dựng nên kho đề thi phong phú, đa dạng cho các em học sinh tham khảo và rèn luyện.
Tổng kết, Bộ Đề Thi Vật Lý Giữa Học Kỳ 1 Lớp 6 Có Đáp Án Năm 2020-2021 là một tài liệu quan trọng và hữu ích trong quá trình ôn tập và chuẩn bị cho kỳ thi giữa học kỳ của học sinh lớp 6. Bộ đề này không chỉ cung cấp các câu hỏi và bài tập thực tế, mà còn mang đến những đáp án chi tiết và minh bạch, giúp học sinh nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết trong môn Vật lý.
Bộ đề thi này được thiết kế theo chương trình học của năm 2020-2021, đảm bảo phù hợp với yêu cầu và kiến thức mà học sinh cần nắm trong kỳ thi giữa học kỳ. Các câu hỏi và bài tập được lựa chọn kỹ càng, bám sát nội dung và trình độ của lớp 6, từ đó giúp học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích, suy luận và áp dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề vật lý.
Đáp án chi tiết và rõ ràng trong bộ đề thi giúp học sinh tự đánh giá và cải thiện kết quả học tập. Từ việc tự kiểm tra và so sánh với đáp án, học sinh có thể nhận ra những lỗi sai và khuyết điểm của mình, từ đó tìm ra cách khắc phục và nâng cao kỹ năng làm bài. Đồng thời, giải thích kèm theo đáp án sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về cách giải quyết từng bài tập và áp dụng những nguyên lý vật lý vào thực tế.
Xem thêm