Docly

GMV là gì? Những điều đáng lưu ý về chỉ số GMV trong năm 2023

GMV là gì?

Đầu tiên hãy tìm hiểu xem GMV là gì nhé. GMV là viết tắt của Gross Merchandise Value/Gross Merchandise Volume hay còn được hiểu với nghĩa là tổng giá trị hàng hóa hay tổng giá trị giao dịch. Đây là một thuật ngữ thường được sử dụng chủ yếu trong thương mại điện tử.

Có thể hiểu một cách đơn giản GMV là tổng giá trị hàng hóa được bán trong một khoảng thời gian nhất định, được tính bằng đơn vị tiền tệ USD thông qua các website online nhằm mục đích trao đổi, mua bán giữa các khách hàng với nhau.

Công thức tính chỉ số GMV

Chúng ta đã tìm hiểu về chỉ số GMV là gì ở phần trên. Để tính GMV thực tế, bạn hãy áp dụng theo công thức sau:

GMV = giá của một sản phẩm x tổng số lượng bán ra của sản phẩm đó

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp bạn bán ra 100 sản phẩm với mức giá 12 USD/ sản phẩm. Chỉ số GMV tổng hợp sẽ là: GMV = 12 x 100 = 1200 (USD)

=> Đây là tổng doanh số mà công ty thu được sau 1 kỳ kinh doanh.

GMV Shopee là gì?

Có thể nói, Shopee hiện đang là một trang thương mại điện tử lớn và rất có sức ảnh hưởng đối với con người hiện đại.

Đối với người kinh doanh, người bán hàng trên nền tảng Shopee thì ngoài những chỉ số như số lượt xem, lượt click hay thứ hạng trung bình thì khái niệm GMV/Expense cũng là một trong những chỉ số rất quan trọng.

GMV/Expense chính là doanh thu trên chi phí quảng cáo, G/E càng cao càng tốt.

GMV được hiểu là tổng giá trị của tất cả các đơn hàng ở tất cả các tình trạng giao hàng = Delivered – đơn hàng thành công + Cancel – đơn hàng bị hủy + Failed Delivered – đơn hàng thất bại + Return – đơn hàng trả lại.

Tầm quan trọng của GMV trong Marketing hiện nay

GMV là công cụ quan trọng trong các hoạt động Marketing, đặc biệt mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời đối với các công ty thương mại điện tử trực tuyến ngày nay. Cụ thể:

  • GMV giúp doanh nghiệp tính toán mức khấu hao của các khoản phí được chi tiêu trong quá trình hoạt động. Đồng thời, GMV cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp có thể đo lường sự tăng trưởng hàng tháng, theo quý hoặc theo năm.
  • Với GMV, các doanh nghiệp sẽ tính được tổng doanh số trong trường hợp cần tích lũy chi phí từ việc bán hàng hóa để tính kết quả chính xác nhất, có thể bao gồm: giảm giá hay hoàn hàng, giao hàng, quảng cáo sản phẩm…
  • Việc đo lường chỉ số GMV đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về hiệu suất kinh doanh và nắm rõ doanh thu của mình. Chỉ số GMV khá đúng trong trường hợp các nhà bán lẻ (đóng vai trò bên thứ 3) vào thị trường có sự trao đổi giữa khách hàng và bên mua – không trực tiếp tiếp tham gia các giao dịch này.
  • Tính toán chỉ số GMV cung cấp nhiều giá trị tuyệt vời trong kinh doanh thương mại điện tử, đặc biệt là lĩnh vực ký gửi – vì hầu hết các nhà bán lẻ sẽ không thu mua những mặt hàng tồn kho. Mặc dù hàng hóa của doanh nghiệp được lưu trữ tại một địa điểm cụ thể, nhưng các công ty thương mại điện tử vẫn được ủy quyền hoạt động. Do đó các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa vẫn phải chi một khoản phí nhất định. Theo quy trình, khách hàng sẽ đặt mua sản phẩm trên website, trang thương mại điện tử… có quyền yêu cầu lựa chọn sản phẩm muốn mua hoặc hoàn lại khi không ưng ý.

Tầm quan trọng GMV với các nhà bán lẻ C2C

Các nhà bán lẻ C2C cung cấp một hệ thống hoặc nền tảng để người bán có thể đăng các mặt hàng của họ để khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm.

Nhà bán lẻ đóng vai trò là trung gian tiếp thị giúp quá trình giao dịch giữa người mua và người bán thuận lợi – họ sẽ nhận được một khoản phí hoa hồng nhất định. Người bán sẽ trực tiếp gửi hàng cho người mua sau khi nhận được khoản thanh toán => đồng nghĩa giao dịch hoàn tất.

Mô hình này khác hoàn toàn so với các mô hình bán lẻ trước đây. Trong đó, nhà bán lẻ sẽ nhập hàng từ nhà phân phối hay nhà sản xuất => họ hoạt động như một đại lý được ủy quyền bán sản phẩm.