Docly

Kali Xyanua là gì? Kali Xyanua có độc không?

Kali xyanua là gì? Đặc điểm tính chất như thế nào và nó có độc không? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây các bạn hãy cùng Trang tài liệu tìm hiểu nhé. 

Kali Xyanua là gì?

Khái niệm: Kali xyanua còn có tên gọi khác là xyanua kali, potassium cyanide, có công thức là KCN. 

Chúng là một hợp chất hóa học không màu và được tạo bởi ba nguyên tố kali, cacbon, nitơ, có mùi rất giống quả hạnh nhân và bề ngoài có màu sắc khá giống đường.

Chúng là một hợp chất rất tan rất nhiều trong nước, có khả năng tạo ra các phức chất của vàng (Au) do vậy mà nó được sử dụng trong ngành kim hoàn, ngành khai thác các mỏ vàng để tách vàng ra khỏi quặng vàng.

Tính chất Lý Hoá của Kali Xyanua

Tính chất vật lý

  • Mang tinh thể màu trắng, thường ở dạng bột.
  • Nhiệt độ nóng chảy: 634 °C
  • Khối lượng riêng: 1,52 g/cm3
  • Độ hòa tan (trong nước ở 25 °C): 71,6 g/100 g.
  • Phân tử khối: 65,12 đơn vị cacbon (đvC).
  • Không tan khi nhiệt độ môi trường dưới 0°

Tính chất hóa học

Có tính hoạt động hóa học cao.

  • Phản ứng dễ dàng với các axit để tạo thành axit xyanic là chất độc dễ bay hơi.
  • Từng được sử dụng trong công nghiệp tinh chế vàng.
  • Tác dụng được với đồng theo phương trình:

2Cu + 2H2O + 4KCN → H2 + 2KOH + 2K[Cu(CN)2]

Kali Xyanua là chất độc nguy hiểm như thế nào?

Kali Xyanua là chất kịch độc nhất trên thế giới, chúng có thể gây chết người chỉ vời một lượng nhỏ. Nếu chúng ta vô tình ăn nhầm từ 200 – 250 mg, thì đối với một người khỏe mạnh có thể mất đi ý thức trong vòng 30 giây đến 2 phút. Và sau khoảng 1 tiếng thì rơi vào trạng thái hôn mê và nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tử vong sau 3 giờ nếu như không kịp thời cứu chữa. 

Theo phân loại trong hướng dẫn số 67/548/EEC của liên minh châu Âu, thì dây là một chất cực độc (T+). Giới hạn phơi nhiễm tối đa (PEL

Những lưu ý khi sử dụng Kali Xyanua

  • Khi tiếp xúc với loại hóa chất này cần trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ an toàn lao động như: quần áo bảo hộ, găng tay, kính, khẩu trang chuyên dụng,…
  • Kali Xyanua cần được bảo quản cẩn thận, để ở những nơi khô ráo, thoáng mát. tuyệt đối không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
  • Kho chứa hóa chất Potassium cyanide cần được đặt ở khu riêng biệt, tránh xa khu đông dân cư, các nguồn nước sinh hoạt, tránh rò rỉ hóa chất ảnh hưởng đến môi trường sống.