Docly

11/9 là ngày gì? Sự kiện khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ

Ngày 11/9 là ngày gì?

Ngày 11 tháng 09 là ngày thứ 254 (255 trong năm nhuận) trong lịch Gregory và còn 111 ngày trong năm.  Năm 2022, ngày 11 tháng 09 rơi vào Chủ nhật. 

Ngày 11 tháng 9 còn có ý nghĩa đặc biệt bởi đây là ngyaf diễn ra bốn cuộc tấn công khủng bố với sự tham gia của nhóm khủng bố Hồi giáo Wahhabi AI-Qaeda (tổ chức vũ trang bắt nguồn từ những người Hồi giáo Sunni) mục đích để hống lại Hoa Kì năm 2001. 

Sự kiện 11 tháng 09 tại nước Mỹ

22 năm về trước, ngày 11/9/2001, cả thế giới rúng động khi nghe tin: 19 đối tượng khủng bố Al-Qaeda chiếm quyền điều khiển 4 máy bay chở khách cỡ lớn, rồi lần lượt cho chúng chuyển hướng, tấn công hàng loạt mục tiêu. Hai chiếc máy bay trong số đó lần lượt đâm vào tòa tháp Bắc và Nam của khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại thành phố New York. Chiếc máy bay thứ ba, chuyến bay 77 của American Airlines, đã đâm vào Lầu Năm Góc tại quận Arlington, bang Virginia, làm sập một phần mặt phía Tây của tòa nhà. Trong khi đó, chiếc máy bay thứ tư, chuyến bay 93 của United Airlines, ban đầu được nhắm vào thủ đô Washington, nhưng đã rơi xuống một cánh đồng ở ngoại ô thành phố Shanksville, bang Pennsylvania, sau khi các hành khách dũng cảm tìm cách khống chế nhóm không tặc.

Loạt vụ tấn công trên đã làm 2.976 người thiệt mạng, hơn 6.000 người khác bị thương và gây ra thiệt hại ít nhất 10 tỷ USD về tài sản và cơ sở hạ tầng, đồng thời gây những tổn thất tổng cộng ước tính lên tới 3.000 tỷ USD. Đây cũng là thảm họa gây thiệt hại về người lớn nhất đối với lực lượng lính cứu hỏa và hành pháp trong lịch sử nước Mỹ, với 343 lính cứu hỏa và 72 sĩ quan hành pháp thiệt mạng. Thảm kịch 11/9/2001 cũng đã để lại vô số hệ lụy về sức khỏe, gây ra những vết thương tâm lý dai dẳng, đặc biệt đối với người dân New York.

Vụ tấn công trên đã làm thay đổi gần như mọi mặt của nước Mỹ, từ an ninh sân bay cho tới những hoạt động bình thường của cuộc sống hằng ngày như: đi lại, ra vào các tòa nhà, cách thức nuôi dạy con cái…. Gần như khó có thể xác định được thứ gì đó vẫn còn nguyên vẹn và không bị ảnh hưởng bởi thảm họa kinh hoàng đó.

Thảm kịch khủng bố ngày 11/09 cho ta thấy điều gì?

Thảm kịch 11/09/2001 không chỉ Mỹ mà nhiều nước khác trên thế giới đã bị cuốn vào một cuộc chiến “chống khủng bố toàn cầu” do Tổng thống Mỹ phát động.  Sau hơn 20 năm với 4 đời Tổng thống Mỹ cùng những chiến lược khác nhau “cuộc chiến chống khủng bố” trên toàn cầu của Mỹ đã thu về được một số kết quả đáng kể số vụ tấn công khủng bố xảy ra trên đất mỹ làm suy yếu nhóm khủng bố tự xưng Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). 

Tuy nhiên dù cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ dẫn đầu đã dạt được những kết quả đáng kể sau 20 năm nhưng thực tế chủ nghĩa khủng bố vẫn chưa chấm dứt. Thậm chí có xu hướng phát triển theo chiều hướng phức tạp. Dù bị đánh bật ra khỏi khu vực chiếm đóng ở Syria nhưng những tàn quân IS vẫn lẩn trốn tại các khu vực sa mạc rộng lớn ở biên giới Syria-Iraq. nhìn chung, cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đã thành công từ góc độ chiến thuật trong ngăn chặn các cuộc tấn công và làm gián đoạn mạng lưới khủng bố. Song nhìn từ góc độ chiến lược, thành công lại không rõ rệt. Sau cuộc khủng bố năm 2001, nhiều người có yếu tố “cực đoan hóa” hơn, mối đe dọa khủng bố cũng đa dạng hơn và phân hóa trên phạm vi toàn cầu.

Hơn 20 năm sau khi xảy ra sự kiện khủng bố 11/09, những hoạt động tưởng chừng như đơn giản và ai cũng cho là “lẽ tất nhiên’ như việc đưa tiễn người thân ra máy bay, đi dạo quanh khu thương mại – văn phòng hay đi qua những con đường gần các tòa nhà chính phủ,…. đã không còn có thể thực hiện một cách dễ dàng. Trải qua nhiều năm nhưng cuộc sống người dân Mỹ vẫn bị ảnh hưởng bởi sự kiện 11/09/2001. Từ việc an ninh của các sân bay đến quân sự hóa cảnh sat, những cuộc chiến tranh kéo dài làm hao tổn người tốn của và cả bản chất quyền tự do của nước Mỹ đã được định nghĩa bởi sự kiện này. Những thay đổi sâu rộng với luật giám sát trong nước sau ngày 11/09 bao gồm việc ra đời đạo luật yêu nước (patriot Act) chỉ sáu tuần sau vụ tấn công, trao cho cơ quan tình báo quyền hạn lớn hơn rất nhiều trong việc phát hiện những kẻ khủng bố. 

Ngoài ra, loạt vụ tấn công đã khiến Mỹ phải thực thi chính sách nhập cư cứng rắn hơn, hạn chế hơn. Và tàn dư để lại sau sự kiện 11/09 là có nhiều người bị bệnh và tử vong vì tiếp xúc các chất ô nhiễm độc hại và bụi ở Vùng Không và các khu vực lân cận phía Nam manhattan trong những tuần và tháng sau khi các tòa tháp đổ sập. 

Có thể thấy, sự kiện 11/09 là một trong những vụ khủng bố gây thiệt hại nhiều nhất về tất cả các mặt kinh tế – xã hội – chính trị – văn hóa và quân sự của lịch sử Hoa Kỳ và nhiều nơi khác trên thế giới. Đây là một trong những sự kiện quan trọng đáng chú ý nhất trong thế kỉ XXI.